Nhu cầu lao động sẽ tăng đột biến!
Rất nhiều lao động đã nghỉ việc bởi những tác động của suy giảm kinh tế, hiện vẫn chưa trở lại tham gia thị trường lao động
Những tháng gần đây, trên thị trường lao động Tp.HCM nói riêng, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng thì lượng người lao động mà các trung tâm, cơ sở giới thiệu việc làm cung ứng chỉ nhỏ giọt.
Chuyên gia lao động Trần Anh Tuấn dự báo, từ sau tháng 9/2009, nhu cầu lao động tại Tp.HCM sẽ tăng mạnh, từ 80 - 100% so với những tháng đầu năm.
Nhu cầu tăng gần gấp đôi
Theo ông Trần Anh Tuấn, các doanh nghiệp tại Tp.HCM sẽ cần phải tuyển thêm khoảng 100.000 lao động. Qua tính toán sơ bộ, cơ cấu lao động cần tuyển dụng sẽ bao gồm: lao động phổ thông chiếm ít nhất là 50%, lao động có trình độ đại học - cao đẳng khoảng 30%, còn lại 20% là công nhân lành nghề, thợ bậc cao.
Đặc biệt, nhu cầu về nhân sự quản lý sẽ rất “nóng”, nhất là các chức danh quản lý sản xuất, kinh doanh, nhân sự và tài chính. Trong khi đó, nhiều khả năng nhu cầu nhân sự quản lý trong các lĩnh vực marketing, bán hàng sẽ giảm nhẹ.
Phân tích về nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng đột biến nhu cầu lao động, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM cho rằng, chủ yếu xuất phát từ những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng lớn từ nước ngoài; đồng thời nhu cầu của thị trường trong nước cũng tăng lên. Bên cạnh đó, theo quy luật của nhiều năm trước, thời gian cuối năm bao giờ cũng là lúc mà các doanh nghiệp tăng tốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tác nước ngoài cũng như thị trường trong nước.
Sở dĩ nhu cầu lao động cuối năm 2009 tăng đột biến, “nóng” hơn so với các năm trước, là do thời gian qua, rất nhiều lao động đã nghỉ việc bởi những tác động của suy giảm kinh tế, hiện vẫn chưa trở lại tham gia vào thị trường lao động.
Thị trường lao động chưa bền vững
Chuyên gia Trần Anh Tuấn cho rằng, đối với các ngành thâm dụng lao động, khó có thể nói rằng nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp tăng lên, mà chủ yếu là chỉ nhằm bù đắp vào những thiếu hụt do lao động nghỉ việc và dòng luân chuyển lao động giữa các doanh nghiệp đang diễn ra khá mạnh mẽ.
Một vấn đề đáng lo ngại là tính ổn định của công việc. Một số nhà nghiên cứu về thị trường lao động ước tính, chỉ dưới 40% số việc làm có độ ổn định với thời gian tối thiểu là một năm. Đặc biệt, với các ngành sản xuất gia công, sự thiếu ổn định không hoàn toàn do suy thoái kinh tế. Sự phụ thuộc vào “thời tiết” thị trường vốn quá thất thường đã tạo nên “bản chất” thiếu ổn định đối với tình hình việc làm tại các doanh nghiệp này.
Tính ổn định, bền vững của việc làm chính là điều khiến người lao động phải băn khoăn, lo ngại. Và cũng vì thế, mặc dù nhu cầu lao động tăng cao, nhưng chưa thể coi là dấu hiệu tăng trưởng bền vững của thị trường lao động.
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lao động hiện nay được các chuyên gia chỉ rõ, đó là do hạn chế về kỹ năng của người lao động, cùng với tình trạng giá nhân công chưa tương xứng. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải “chữa cháy” bằng cách tuyển lao động “trắng”, tức hoàn toàn chưa có tay nghề, đưa về đào tạo.
Được biết thời gian gần đây, hệ thống “cò” lao động đã tăng cường hoạt động, móc nối với “chân rết” ở các địa phương để đưa hàng nghìn lao động vào các nhà máy có nhu cầu tuyển lao động. Trung bình mỗi ngày, lực lượng này đưa cả trăm người từ các vùng quê về Tp.HCM, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Một vấn đề mang tính chất cốt yếu là tương quan giữa tiền lương thực tế với chỉ số giá cả. Đang tồn tại một sự chênh lệch đáng kể giữa giá tiêu dùng với giá trị nhân lực. Theo TS. Lê Thị Thúy Loan, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn nhân lực Loan Lê, thời gian trước có không ít người lao động chấp nhận mức lương thấp để có việc làm. Nhưng bây giờ, khi hầu hết các doanh nghiệp đều “chào” mức lương ngang với mức trước khủng hoảng kinh tế, thì nhiều người lại tỏ ra không mặn mà. Tình hình giá cả tăng đột biến trong thời gian gần đây đã khiến không ít người phải cân nhắc, tính toán.
Nhu cầu nhân lực đang đứng trước khả năng tăng “nóng” trong một vài tháng tới. Các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khan hiếm lao động càng trầm trọng hơn.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, các nhà quản lý và doanh nghiệp cần sớm tìm ra lời giải cho hai bài toán hóc búa, đó là kỹ năng của người lao động và tiền lương thực tế trước thách thức giá cả leo thang. Đó cũng chính là điều kiện để thị trường lao động có thể phát triển ổn định và bền vững.
Chuyên gia lao động Trần Anh Tuấn dự báo, từ sau tháng 9/2009, nhu cầu lao động tại Tp.HCM sẽ tăng mạnh, từ 80 - 100% so với những tháng đầu năm.
Nhu cầu tăng gần gấp đôi
Theo ông Trần Anh Tuấn, các doanh nghiệp tại Tp.HCM sẽ cần phải tuyển thêm khoảng 100.000 lao động. Qua tính toán sơ bộ, cơ cấu lao động cần tuyển dụng sẽ bao gồm: lao động phổ thông chiếm ít nhất là 50%, lao động có trình độ đại học - cao đẳng khoảng 30%, còn lại 20% là công nhân lành nghề, thợ bậc cao.
Đặc biệt, nhu cầu về nhân sự quản lý sẽ rất “nóng”, nhất là các chức danh quản lý sản xuất, kinh doanh, nhân sự và tài chính. Trong khi đó, nhiều khả năng nhu cầu nhân sự quản lý trong các lĩnh vực marketing, bán hàng sẽ giảm nhẹ.
Phân tích về nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng đột biến nhu cầu lao động, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM cho rằng, chủ yếu xuất phát từ những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng lớn từ nước ngoài; đồng thời nhu cầu của thị trường trong nước cũng tăng lên. Bên cạnh đó, theo quy luật của nhiều năm trước, thời gian cuối năm bao giờ cũng là lúc mà các doanh nghiệp tăng tốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tác nước ngoài cũng như thị trường trong nước.
Sở dĩ nhu cầu lao động cuối năm 2009 tăng đột biến, “nóng” hơn so với các năm trước, là do thời gian qua, rất nhiều lao động đã nghỉ việc bởi những tác động của suy giảm kinh tế, hiện vẫn chưa trở lại tham gia vào thị trường lao động.
Thị trường lao động chưa bền vững
Chuyên gia Trần Anh Tuấn cho rằng, đối với các ngành thâm dụng lao động, khó có thể nói rằng nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp tăng lên, mà chủ yếu là chỉ nhằm bù đắp vào những thiếu hụt do lao động nghỉ việc và dòng luân chuyển lao động giữa các doanh nghiệp đang diễn ra khá mạnh mẽ.
Một vấn đề đáng lo ngại là tính ổn định của công việc. Một số nhà nghiên cứu về thị trường lao động ước tính, chỉ dưới 40% số việc làm có độ ổn định với thời gian tối thiểu là một năm. Đặc biệt, với các ngành sản xuất gia công, sự thiếu ổn định không hoàn toàn do suy thoái kinh tế. Sự phụ thuộc vào “thời tiết” thị trường vốn quá thất thường đã tạo nên “bản chất” thiếu ổn định đối với tình hình việc làm tại các doanh nghiệp này.
Tính ổn định, bền vững của việc làm chính là điều khiến người lao động phải băn khoăn, lo ngại. Và cũng vì thế, mặc dù nhu cầu lao động tăng cao, nhưng chưa thể coi là dấu hiệu tăng trưởng bền vững của thị trường lao động.
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lao động hiện nay được các chuyên gia chỉ rõ, đó là do hạn chế về kỹ năng của người lao động, cùng với tình trạng giá nhân công chưa tương xứng. Rất nhiều doanh nghiệp đã phải “chữa cháy” bằng cách tuyển lao động “trắng”, tức hoàn toàn chưa có tay nghề, đưa về đào tạo.
Được biết thời gian gần đây, hệ thống “cò” lao động đã tăng cường hoạt động, móc nối với “chân rết” ở các địa phương để đưa hàng nghìn lao động vào các nhà máy có nhu cầu tuyển lao động. Trung bình mỗi ngày, lực lượng này đưa cả trăm người từ các vùng quê về Tp.HCM, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Một vấn đề mang tính chất cốt yếu là tương quan giữa tiền lương thực tế với chỉ số giá cả. Đang tồn tại một sự chênh lệch đáng kể giữa giá tiêu dùng với giá trị nhân lực. Theo TS. Lê Thị Thúy Loan, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn nhân lực Loan Lê, thời gian trước có không ít người lao động chấp nhận mức lương thấp để có việc làm. Nhưng bây giờ, khi hầu hết các doanh nghiệp đều “chào” mức lương ngang với mức trước khủng hoảng kinh tế, thì nhiều người lại tỏ ra không mặn mà. Tình hình giá cả tăng đột biến trong thời gian gần đây đã khiến không ít người phải cân nhắc, tính toán.
Nhu cầu nhân lực đang đứng trước khả năng tăng “nóng” trong một vài tháng tới. Các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khan hiếm lao động càng trầm trọng hơn.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, các nhà quản lý và doanh nghiệp cần sớm tìm ra lời giải cho hai bài toán hóc búa, đó là kỹ năng của người lao động và tiền lương thực tế trước thách thức giá cả leo thang. Đó cũng chính là điều kiện để thị trường lao động có thể phát triển ổn định và bền vững.