Nhu cầu nhân lực dệt may đến 2020
Việt Nam sẽ có khoảng 70% lực lượng lao động dệt may được qua đào tạo chính quy
Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu vừa ký quyết định phê duyệt chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Theo mục tiêu đề ra, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập, đảm bảo 70% lực lượng lao động dệt may được qua đào tạo chính quy, trong đó 20% lao động kỹ thuật có trình độ theo hướng chuyên môn hoá, kỹ năng nghề thuần thục.
Theo tính toán, giai đoạn 2008 - 2020 cần 11.330 cán bộ quản lý, 29.500 nhân sự khối kinh tế, 30.400 nhân sự khối kỹ thuật và trên 990.000 công nhân kỹ thuật; và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức giai đoạn 2008 - 2020 cho 34.100 cán bộ quản lý, 137.000 nhân sự chuyên nghiệp khối kinh tế, kỹ thuật và 531.400 công nhân kỹ thuật.
Theo mục tiêu đề ra, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập, đảm bảo 70% lực lượng lao động dệt may được qua đào tạo chính quy, trong đó 20% lao động kỹ thuật có trình độ theo hướng chuyên môn hoá, kỹ năng nghề thuần thục.
Theo tính toán, giai đoạn 2008 - 2020 cần 11.330 cán bộ quản lý, 29.500 nhân sự khối kinh tế, 30.400 nhân sự khối kỹ thuật và trên 990.000 công nhân kỹ thuật; và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức giai đoạn 2008 - 2020 cho 34.100 cán bộ quản lý, 137.000 nhân sự chuyên nghiệp khối kinh tế, kỹ thuật và 531.400 công nhân kỹ thuật.