Nhu cầu nhân sự ngành tài chính “ấm” trở lại
Hai tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng thương mại đã trở lại với “thói quen” cập nhật thông tin lợi nhuận
Hai tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng thương mại đã trở lại với “thói quen” cập nhật thông tin lợi nhuận.
Thị trường chứng khoán cũng đã và đang đón sự phục hồi ấn tượng sau kỳ suy giảm kéo dài. Đi cùng với diễn biến này, nhu cầu nhân sự ngành tài chính “ấm” dần lên.
Qua thời cắt giảm
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đánh mạnh vào hệ thống tài chính nhiều quốc gia trên thế giới. Phía sau các vụ sụp đổ hoặc tái cấu trúc là con số lớn lao động ngành này mất việc.
Trong nước, do tác động từ thế giới và các yếu tố nội tại, ngành tài chính cũng chứng kiến một năm 2008 đầy khó khăn. Nhiều ngân hàng, kể cả trường hợp ngân hàng nước ngoài đang xúc tiếp lập ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam, cũng buộc phải tinh gọn bộ máy, giảm từ 20% - 30% nhân sự, thậm chí ở cả nhân sự chủ chốt (giám đốc chi nhánh, trưởng bộ phận)…
Theo ông Lưu Trung Thái, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), thực tế, trong nhiều trường hợp việc cắt giảm nhân sự đã giảm bớt khó khăn tài chính, giảm bớt khó khăn từ thua lỗ để duy trì sự tồn tại, chờ đợi và tìm kiếm cơ hội phát triển mới khi khủng khoảng đi qua.
“Mặc dù các ngân hàng trong nước không có động thái cắt giảm nhân sự ồ ạt như các ngân hàng lớn ở nước ngoài nhưng nhiều thành viên cũng phải tính đến bài toán sử dụng nhân lực hợp lý”, ông Thái nhận định.
Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp trong ngành, yêu cầu cơ cấu lại nhân sự cơ bản đã được giải quyết cuối năm 2008. Và nay, khi nền kinh tế có tín hiệu phục hồi, hoạt động kinh doanh khả quan hơn, yêu cầu nối lại hoặc đẩy mạnh các nghiệp vụ, mở rộng hoạt động đang thúc đẩy nhu cầu nhân sự “ấm” trở lại.
Ông Lưu Trung Thái cho biết, dù đã tăng cường trong năm 2008, trong đợt 1 năm 2009, MB sẽ tuyển thêm khoảng 150 nhân viên mới. Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á châu (ACB), cũng dự tính, từ nay đến cuối năm ngân hàng này sẽ mở thêm 40 chi nhánh và phòng giao dịch, và theo đó là kế hoạch tuyển dụng thêm khoảng 600 nhân viên mới.
Ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), cho biết, dù không phải cắt giảm nhân sự trong năm 2008, nhưng TVSI đang lên kế hoạch tuyển thêm 50 nhân viên mới cho các vị trí môi giới, tư vấn, phân tích…, do vừa tăng mạnh vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng cùng kế hoạch mở rộng hoạt động đã xác định.
Có thể thấy, tại nhiều ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán khác, các kế hoạch tuyển dụng thời gian gần đây cũng đã dần sôi động trở lại.
“Ngắm” nhân sự có kinh nghiệm, trình độ
Ông Hoàng Xuân Quyến nhận định, đây là giai đoạn tốt để các doanh nghiệp ngành tài chính củng cố đội ngũ cán bộ, đón sự phục hồi và phát triển theo chuyển biến của nền kinh tế. Ông dẫn chứng, thị trường chứng khoán từ tháng 3 trở lại đây đã sôi động và hồi phục dần, thất nghiệp cũng bắt đầu chững lại, tình thế “rơi tự do” của kinh tế Mỹ bắt đầu kết thúc…
“Tất nhiên, nền kinh tế phục hồi không có nghĩa là nó phải đi lên, phải là chữ V. Phục hồi ở đây là không còn bị sụt giảm, không đi xuống hơn nữa. Có thể nền kinh tế hiện đang nằm ở hình chữ U”, ông Quyến ví von.
Trong khi đó, ông Lưu Trung Thái, Phó tổng giám đốc MB, lại lạc quan khi cho rằng, cho đến nay ngành ngân hàng vẫn được dự đoán là có tốc độ tăng trưởng tốt trong 10 năm tiếp theo tại Việt Nam nên nhu cầu về nhân sự vẫn tiếp tục gia tăng. "Để doanh nghiệp phục hồi và phát triển ở thời điểm này nhân sự vẫn là vấn đề mấu chốt", ông nói.
Nhu cầu đang dần hồi phục nhưng chưa thực sự mở rộng. Các đầu mối tuyển dụng nói trên đều cho biết định hướng hiện nay là tập trung cho nguồn lực trình độ cao và có kinh nghiệm, thay cho việc tuyển dụng nặng về quy mô, hoặc theo sự phát triển “nóng” trong hoạt động như từng diễn ra năm 2007. Mặt khác, phía sau khủng hoảng, khó khăn của nền kinh tế cũng là cơ hội để “săn” nhân sự chất lượng cao với chi phí dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, ghi nhận tại một số đợt tuyển dụng của một số ngân hàng, công ty chứng khoán gần đây, nhiều vị trí cao cấp vẫn còn để ngỏ do thiếu ứng viên. Tại một công ty chứng khoán, kế hoạch tuyển dụng trong tháng 3 buộc phải nới sang tháng 5 nhưng vẫn chưa thể hài lòng chốt lại.
Lãnh đạo công ty trên nói: “Bất đắc dĩ lắm mới phải sa thải nhân viên, bởi tìm được người, đào tạo và truyền kinh nghiệm và cả quan hệ cho họ không đơn giản, nhất là những vị trí chủ chốt. Thực tế là nhân lực chất lượng tốt cho ngành tài chính tại Việt Nam vẫn đang thiếu, cần phải giữ, chứ không thừa đến mức phải sa thải. Ngược lại, để tìm kiếm những nhân viên như thế cũng không đơn giản”.
Thị trường chứng khoán cũng đã và đang đón sự phục hồi ấn tượng sau kỳ suy giảm kéo dài. Đi cùng với diễn biến này, nhu cầu nhân sự ngành tài chính “ấm” dần lên.
Qua thời cắt giảm
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đánh mạnh vào hệ thống tài chính nhiều quốc gia trên thế giới. Phía sau các vụ sụp đổ hoặc tái cấu trúc là con số lớn lao động ngành này mất việc.
Trong nước, do tác động từ thế giới và các yếu tố nội tại, ngành tài chính cũng chứng kiến một năm 2008 đầy khó khăn. Nhiều ngân hàng, kể cả trường hợp ngân hàng nước ngoài đang xúc tiếp lập ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam, cũng buộc phải tinh gọn bộ máy, giảm từ 20% - 30% nhân sự, thậm chí ở cả nhân sự chủ chốt (giám đốc chi nhánh, trưởng bộ phận)…
Theo ông Lưu Trung Thái, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), thực tế, trong nhiều trường hợp việc cắt giảm nhân sự đã giảm bớt khó khăn tài chính, giảm bớt khó khăn từ thua lỗ để duy trì sự tồn tại, chờ đợi và tìm kiếm cơ hội phát triển mới khi khủng khoảng đi qua.
“Mặc dù các ngân hàng trong nước không có động thái cắt giảm nhân sự ồ ạt như các ngân hàng lớn ở nước ngoài nhưng nhiều thành viên cũng phải tính đến bài toán sử dụng nhân lực hợp lý”, ông Thái nhận định.
Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp trong ngành, yêu cầu cơ cấu lại nhân sự cơ bản đã được giải quyết cuối năm 2008. Và nay, khi nền kinh tế có tín hiệu phục hồi, hoạt động kinh doanh khả quan hơn, yêu cầu nối lại hoặc đẩy mạnh các nghiệp vụ, mở rộng hoạt động đang thúc đẩy nhu cầu nhân sự “ấm” trở lại.
Ông Lưu Trung Thái cho biết, dù đã tăng cường trong năm 2008, trong đợt 1 năm 2009, MB sẽ tuyển thêm khoảng 150 nhân viên mới. Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á châu (ACB), cũng dự tính, từ nay đến cuối năm ngân hàng này sẽ mở thêm 40 chi nhánh và phòng giao dịch, và theo đó là kế hoạch tuyển dụng thêm khoảng 600 nhân viên mới.
Ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), cho biết, dù không phải cắt giảm nhân sự trong năm 2008, nhưng TVSI đang lên kế hoạch tuyển thêm 50 nhân viên mới cho các vị trí môi giới, tư vấn, phân tích…, do vừa tăng mạnh vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng cùng kế hoạch mở rộng hoạt động đã xác định.
Có thể thấy, tại nhiều ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán khác, các kế hoạch tuyển dụng thời gian gần đây cũng đã dần sôi động trở lại.
“Ngắm” nhân sự có kinh nghiệm, trình độ
Ông Hoàng Xuân Quyến nhận định, đây là giai đoạn tốt để các doanh nghiệp ngành tài chính củng cố đội ngũ cán bộ, đón sự phục hồi và phát triển theo chuyển biến của nền kinh tế. Ông dẫn chứng, thị trường chứng khoán từ tháng 3 trở lại đây đã sôi động và hồi phục dần, thất nghiệp cũng bắt đầu chững lại, tình thế “rơi tự do” của kinh tế Mỹ bắt đầu kết thúc…
“Tất nhiên, nền kinh tế phục hồi không có nghĩa là nó phải đi lên, phải là chữ V. Phục hồi ở đây là không còn bị sụt giảm, không đi xuống hơn nữa. Có thể nền kinh tế hiện đang nằm ở hình chữ U”, ông Quyến ví von.
Trong khi đó, ông Lưu Trung Thái, Phó tổng giám đốc MB, lại lạc quan khi cho rằng, cho đến nay ngành ngân hàng vẫn được dự đoán là có tốc độ tăng trưởng tốt trong 10 năm tiếp theo tại Việt Nam nên nhu cầu về nhân sự vẫn tiếp tục gia tăng. "Để doanh nghiệp phục hồi và phát triển ở thời điểm này nhân sự vẫn là vấn đề mấu chốt", ông nói.
Nhu cầu đang dần hồi phục nhưng chưa thực sự mở rộng. Các đầu mối tuyển dụng nói trên đều cho biết định hướng hiện nay là tập trung cho nguồn lực trình độ cao và có kinh nghiệm, thay cho việc tuyển dụng nặng về quy mô, hoặc theo sự phát triển “nóng” trong hoạt động như từng diễn ra năm 2007. Mặt khác, phía sau khủng hoảng, khó khăn của nền kinh tế cũng là cơ hội để “săn” nhân sự chất lượng cao với chi phí dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, ghi nhận tại một số đợt tuyển dụng của một số ngân hàng, công ty chứng khoán gần đây, nhiều vị trí cao cấp vẫn còn để ngỏ do thiếu ứng viên. Tại một công ty chứng khoán, kế hoạch tuyển dụng trong tháng 3 buộc phải nới sang tháng 5 nhưng vẫn chưa thể hài lòng chốt lại.
Lãnh đạo công ty trên nói: “Bất đắc dĩ lắm mới phải sa thải nhân viên, bởi tìm được người, đào tạo và truyền kinh nghiệm và cả quan hệ cho họ không đơn giản, nhất là những vị trí chủ chốt. Thực tế là nhân lực chất lượng tốt cho ngành tài chính tại Việt Nam vẫn đang thiếu, cần phải giữ, chứ không thừa đến mức phải sa thải. Ngược lại, để tìm kiếm những nhân viên như thế cũng không đơn giản”.