Nhu cầu vay tăng, lãi suất vàng biến động mạnh
Nhu cầu vay vàng tăng, lãi suất huy động của một số ngân hàng biến động mạnh trong những ngày gần đây
Nhu cầu vay vàng tăng, lãi suất huy động của một số ngân hàng biến động mạnh trong những ngày gần đây.
Trong các ngày 24 – 26/5, một số ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động. Đây là đợt tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008 trở lại đây.
Đỉnh điểm 4,5%, gom vốn ngắn hạn
Ngày 25/5, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) quyết định tăng mạnh lãi suất huy động vàng, trong khuôn khổ chương trình khuyến mại “Kỳ hạn Vàng, lãi suất Vàng”.
Điểm nổi bật của quyết định trên là mức lãi suất huy động lên tới 4,5%/năm. Đây là mức lãi suất cao nhất trên thị trường thời điểm này, khi hầu hết các thành viên khác chỉ áp tối đa là 4%/năm; nhiều thành viên có “trần” là 3,8%/năm.
Điểm đáng chú ý thứ hai trong chương trình của Eximbank là mức lãi suất lên tới 4,5%/năm đó chỉ áp dụng cho kỳ hạn 3 tháng; và chương trình này chỉ áp dụng trong chưa đầy hai tháng, đến ngày 11/7/2009.
Tại Ngân hàng Việt Á (VietABank), một ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng chiếm tới khoảng 50% nguồn thu trong năm 2008, lãi suất tiếp kiệm vàng cũng vừa được tăng thêm từ 0,1% đến 0,2%/năm cho các kỳ hạn; kỳ hạn 3 tháng là 3,5%/năm, 6 tháng là 3,7%/năm, 9 tháng là 3,9%/năm, 12 tháng và 18 tháng là 4%/năm.
Tại Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) lãi suất huy động vàng kỳ hạn 3 tháng cũng được đẩy lên mức cao nhất 4%/năm theo chương trình thưởng lãi suất cho lượng gửi lớn. Và với chương trình thưởng cho các khách hàng cá nhân trong tiết kiệm vàng bậc thang, lãi suất cao nhất tại Southern Bank có thể lên đến 4,45%/năm với các khoản gửi trên 400 lượng.
Các ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Phương Đông (OCB)…, lãi suất tiết kiệm vàng cũng đã tăng thêm từ khoảng 0,5% - 1,1%/năm; lãi suất ở các kỳ hạn ngắn được tăng mạnh hơn, với lượng gửi lớn có thể được lãi suất gần 4%/năm…
Có thể thấy lãi suất huy động vàng trong đợt điều chỉnh nổi bật nhất kể từ tháng 10/2008 đến nay là những mức hấp dẫn ở các kỳ hạn ngắn, hay những điều chỉnh mạnh ở kỳ hạn 3 tháng, nhằm huy động vốn cho ngắn hạn, xuất phát từ một số yêu cầu trong hoạt động và theo những diễn biến mới trên thị trường.
Nhu cầu vay vàng tăng cao
Trao đổi với VnEconomy về quyết định tăng lãi suất nói trên, Tổng giám đốc Eximbank, ông Trương Văn Phước cho biết, nhu cầu vay vàng tại ngân hàng đang tăng lên và ngân hàng cần tăng lãi suất để tăng cường huy động.
“Tuy nhiên, giá vàng trên thị trường lên xuống thất thường nền cần thận trọng trong việc ấn định lãi suất. Theo đó Eximbank chỉ điều chỉnh lãi suất ngắn hạn”, ông Phước giải thích.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á châu (ACB), cũng cho biết nhu cầu thanh toán vàng hiện nay không lớn, nhưng nhu cầu vay vàng của người dân hiện đang tăng.
Và theo đại diện VietABank, hiện nhiều hợp đồng gửi vàng trước đây đang đến kỳ đáo hạn, người gửi vàng cũng có nhu cầu rút ra để bán, tranh thủ giá vàng đã lên mức cao. Việc tăng lãi suất huy động cũng một phần nhằm đáp ứng những nhu cầu này.
Đại diện VietABank cũng cho rằng, có thể nhìn nhận ở diễn biến tăng lãi suất mạnh ở các kỳ hạn ngắn nói trên xuất phát từ khả năng một số ngân hàng đang thiếu vàng hoặc có nhu cầu lớn cho ngắn hạn.
Liên quan đến nguồn cung cho thị trường và năng lực đáp ứng của ngân hàng, lãnh đạo một ngân hàng khác cho rằng việc nhập khẩu vàng chưa được nối lại cũng ảnh hưởng nhất định đến cung cầu hiện nay, đến đợt điều chỉnh lãi suất lần này, nhất là khi nhiều người dân có tâm lý găm giữ sẵn sàng chờ giá tiếp tục lên để bán ra thay vì gửi ở các ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, một số nhà kinh doanh vàng giải thích rằng, một trong những yếu tố cần xét đến trong những biến động lãi suất hiện nay là cơ hội tranh thủ giá vàng cao, ngân hàng gọi vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh, đón đầu xu hướng điều chỉnh có thể diễn ra trong thời gian tới. Xu hướng này được nhìn nhận ở khả năng nhiều quốc gia sẽ đẩy mạnh bán vàng khi hiệp định bán vàng sẽ hết hiệu lực vào tháng 9 tới.
Và với nhu cầu vay vàng tăng cao, cũng có thể được giải thích từ những mục đích “đầu tư giá xuống” như trên ở giới đầu tư cá nhân. Họ chấp nhận chi phí lãi suất, vay vàng tranh thủ bán ra giá cao thời điểm này, chờ khả năng mua được giá thấp trong tương lai để trả lại và hưởng chênh lệch.
Trong các ngày 24 – 26/5, một số ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động. Đây là đợt tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008 trở lại đây.
Đỉnh điểm 4,5%, gom vốn ngắn hạn
Ngày 25/5, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) quyết định tăng mạnh lãi suất huy động vàng, trong khuôn khổ chương trình khuyến mại “Kỳ hạn Vàng, lãi suất Vàng”.
Điểm nổi bật của quyết định trên là mức lãi suất huy động lên tới 4,5%/năm. Đây là mức lãi suất cao nhất trên thị trường thời điểm này, khi hầu hết các thành viên khác chỉ áp tối đa là 4%/năm; nhiều thành viên có “trần” là 3,8%/năm.
Điểm đáng chú ý thứ hai trong chương trình của Eximbank là mức lãi suất lên tới 4,5%/năm đó chỉ áp dụng cho kỳ hạn 3 tháng; và chương trình này chỉ áp dụng trong chưa đầy hai tháng, đến ngày 11/7/2009.
Tại Ngân hàng Việt Á (VietABank), một ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng chiếm tới khoảng 50% nguồn thu trong năm 2008, lãi suất tiếp kiệm vàng cũng vừa được tăng thêm từ 0,1% đến 0,2%/năm cho các kỳ hạn; kỳ hạn 3 tháng là 3,5%/năm, 6 tháng là 3,7%/năm, 9 tháng là 3,9%/năm, 12 tháng và 18 tháng là 4%/năm.
Tại Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) lãi suất huy động vàng kỳ hạn 3 tháng cũng được đẩy lên mức cao nhất 4%/năm theo chương trình thưởng lãi suất cho lượng gửi lớn. Và với chương trình thưởng cho các khách hàng cá nhân trong tiết kiệm vàng bậc thang, lãi suất cao nhất tại Southern Bank có thể lên đến 4,45%/năm với các khoản gửi trên 400 lượng.
Các ngân hàng lớn khác như Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Phương Đông (OCB)…, lãi suất tiết kiệm vàng cũng đã tăng thêm từ khoảng 0,5% - 1,1%/năm; lãi suất ở các kỳ hạn ngắn được tăng mạnh hơn, với lượng gửi lớn có thể được lãi suất gần 4%/năm…
Có thể thấy lãi suất huy động vàng trong đợt điều chỉnh nổi bật nhất kể từ tháng 10/2008 đến nay là những mức hấp dẫn ở các kỳ hạn ngắn, hay những điều chỉnh mạnh ở kỳ hạn 3 tháng, nhằm huy động vốn cho ngắn hạn, xuất phát từ một số yêu cầu trong hoạt động và theo những diễn biến mới trên thị trường.
Nhu cầu vay vàng tăng cao
Trao đổi với VnEconomy về quyết định tăng lãi suất nói trên, Tổng giám đốc Eximbank, ông Trương Văn Phước cho biết, nhu cầu vay vàng tại ngân hàng đang tăng lên và ngân hàng cần tăng lãi suất để tăng cường huy động.
“Tuy nhiên, giá vàng trên thị trường lên xuống thất thường nền cần thận trọng trong việc ấn định lãi suất. Theo đó Eximbank chỉ điều chỉnh lãi suất ngắn hạn”, ông Phước giải thích.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á châu (ACB), cũng cho biết nhu cầu thanh toán vàng hiện nay không lớn, nhưng nhu cầu vay vàng của người dân hiện đang tăng.
Và theo đại diện VietABank, hiện nhiều hợp đồng gửi vàng trước đây đang đến kỳ đáo hạn, người gửi vàng cũng có nhu cầu rút ra để bán, tranh thủ giá vàng đã lên mức cao. Việc tăng lãi suất huy động cũng một phần nhằm đáp ứng những nhu cầu này.
Đại diện VietABank cũng cho rằng, có thể nhìn nhận ở diễn biến tăng lãi suất mạnh ở các kỳ hạn ngắn nói trên xuất phát từ khả năng một số ngân hàng đang thiếu vàng hoặc có nhu cầu lớn cho ngắn hạn.
Liên quan đến nguồn cung cho thị trường và năng lực đáp ứng của ngân hàng, lãnh đạo một ngân hàng khác cho rằng việc nhập khẩu vàng chưa được nối lại cũng ảnh hưởng nhất định đến cung cầu hiện nay, đến đợt điều chỉnh lãi suất lần này, nhất là khi nhiều người dân có tâm lý găm giữ sẵn sàng chờ giá tiếp tục lên để bán ra thay vì gửi ở các ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, một số nhà kinh doanh vàng giải thích rằng, một trong những yếu tố cần xét đến trong những biến động lãi suất hiện nay là cơ hội tranh thủ giá vàng cao, ngân hàng gọi vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh, đón đầu xu hướng điều chỉnh có thể diễn ra trong thời gian tới. Xu hướng này được nhìn nhận ở khả năng nhiều quốc gia sẽ đẩy mạnh bán vàng khi hiệp định bán vàng sẽ hết hiệu lực vào tháng 9 tới.
Và với nhu cầu vay vàng tăng cao, cũng có thể được giải thích từ những mục đích “đầu tư giá xuống” như trên ở giới đầu tư cá nhân. Họ chấp nhận chi phí lãi suất, vay vàng tranh thủ bán ra giá cao thời điểm này, chờ khả năng mua được giá thấp trong tương lai để trả lại và hưởng chênh lệch.