Những bất hợp lý của lãi suất
Lãi suất cơ bản ở Việt Nam hầu như không có tác dụng điều hành và chỉ có tính chất công bố
Lãi suất biểu hiện "giá cả" của đồng vốn trên thị trường tiền tệ. Lãi suất cũng là "hàn thử biểu" của thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, hiện nay lãi suất của các ngân hàng ở nước ta đang có một số bất hợp lý lớn.
Các loại lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố giữ ổn định trong suốt cả năm 2006, tiếp tục ổn định trong cả năm 2007 và tháng 1 năm 2008. Lãi suất cơ bản duy trì ở mức 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu 4,5%/năm. Song từ tháng 2/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo.
Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm.
Có một số câu hỏi được đặt ra là: tại sao các loại lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố hầu như không có tác động gì đến thị trường tiền tệ? Tại sao trong khi các loại lãi suất đó của Ngân hàng Nhà nước chỉ tăng nhẹ thì lãi suất của các ngân hàng thương mại lại tăng rất cao? Có thể lý giải những vấn đề đó như sau.
Thứ nhất, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố về nguyên tắc là lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của các ngân hàng thương mại được lựa chọn, chủ yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn. Như vậy ở đây có hai bất hợp lý lớn.
Một là lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay cao hơn rất nhiều so với lãi suất cơ bản. Lãi suất huy động vốn cao nhất VND của hầu hết các ngân hàng thương mại lên tới 12%/năm cho kỳ hạn 1 năm, tức gấp gần 1,4 lần lãi suất cơ bản.
Hai là, lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của nhóm ngân hàng thương mại vẫn được lựa chọn hiện nay lên tới 15%/năm, gấp 1,72 lần lãi suất cơ bản. Vậy thì nguyên lý và bản chất của lãi suất cơ bản có còn đúng hay không.
Như vậy thực tế phải chăng Ngân hàng Nhà nước chỉ công bố thôi, chứ không phải là lãi suất có tính chất "can thiệp" gì cả!. Trong một số lần trả lời trước công luận, chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước đây cũng thừa nhận, lãi suất cơ bản không điều hành được ai và chỉ có tính chất công bố.
Còn bản thân một số lãnh đạo ngân hàng thương mại thì cho rằng tuy không điều hành nhưng do lãi suất cơ bản công bố thấp xa so với lãi suất cho vay trên thị trường, nên đây là cơ sở để một số khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng khi vay vốn đưa lãi suất cơ bản ra "mặc cả" lãi suất vay vốn với ngân hàng thương mại.
Đồng thời, việc tổng hợp và tính toán lãi suất cơ bản hiện nay được căn cứ trên cơ sở nào có còn đúng với văn bản pháp luật nữa hay không!
Bên cạnh đó thị trường liên ngân hàng về nguyên lý, Ngân hàng Nhà nước là người đi vay và cho vay cuối cùng can thiệp về cung cầu vốn, từ đó can thiệp lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay chủ yếu do các ngân hàng thương mại giao dịch vay mượn vốn trực tiếp lẫn nhau, Ngân hàng Nhà nước không nắm cụ thể và kịp thời doanh số giao dịch của thị trường và hầu như cũng không có hoạt động cho vay hay đi vay cuối cùng can thiệp.
Thứ hai lãi suất cho vay chiết khấu và lãi suất cho vay tái cấp vốn mặc dù được công bố, nhưng hai hoạt động cho vay này của Ngân hàng Nhà nước không thường xuyên, chỉ thực hiện khi giải quyết "tình huống" đột xuất về thanh khoản của ngân hàng thương mại nào đó. Hơn nữa hầu như chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng hai nghiệp vụ này, còn khối ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì không được hưởng.
Thứ ba, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại đang có sự thay đổi lớn, đó là tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Trong khi đó trong cơ cấu sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cũng có sự chuyển biến quan trọng, tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản có sinh lời giảm, tỷ trọng vốn đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, .. tăng lên.
Đây là lý do cơ bản gây nên tình trạng nóng lên trên thị trường tiền tệ thời gian qua, làm cho không ít ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng khan hiếm vốn VND. Giải pháp hữu hiệu nhất là tìm đến nghiệp vụ thị trường mở, đầu tư vào tín phiếu kho bạc...
Do đó doanh số giao dịch của hai thị trường này tăng mạnh. Nhu cầu đầu tư vào tín phiếu kho bạc và mua bán ngắn hạn trên thị trường mở tăng cao, lãi suất thị trường mở và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc giảm.
Thứ tư, nguyên nhân chung và quan trọng nhất đó là thị trường tiền tệ theo đúng thông lệ quốc tế ở Việt Nam chưa phát triển, các công cụ điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ chưa hoàn thiện.
Thứ năm, theo xu hướng đổi mới và hội nhập, trong điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cần chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, thay cho công cụ trực tiếp, sử dụng nghiệp vụ ngân hàng trung ương để tác động vào thị trường. Song thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước sử dụng một số biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp và liên tiếp vào thị trường tiền tệ, làm cho thị trường này nóng lên chưa từng thấy.
Tuy nhiên, hiện nay lãi suất của các ngân hàng ở nước ta đang có một số bất hợp lý lớn.
Các loại lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố giữ ổn định trong suốt cả năm 2006, tiếp tục ổn định trong cả năm 2007 và tháng 1 năm 2008. Lãi suất cơ bản duy trì ở mức 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu 4,5%/năm. Song từ tháng 2/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng một số loại lãi suất chủ đạo.
Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm.
Có một số câu hỏi được đặt ra là: tại sao các loại lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố hầu như không có tác động gì đến thị trường tiền tệ? Tại sao trong khi các loại lãi suất đó của Ngân hàng Nhà nước chỉ tăng nhẹ thì lãi suất của các ngân hàng thương mại lại tăng rất cao? Có thể lý giải những vấn đề đó như sau.
Thứ nhất, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố về nguyên tắc là lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của các ngân hàng thương mại được lựa chọn, chủ yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn. Như vậy ở đây có hai bất hợp lý lớn.
Một là lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay cao hơn rất nhiều so với lãi suất cơ bản. Lãi suất huy động vốn cao nhất VND của hầu hết các ngân hàng thương mại lên tới 12%/năm cho kỳ hạn 1 năm, tức gấp gần 1,4 lần lãi suất cơ bản.
Hai là, lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất của nhóm ngân hàng thương mại vẫn được lựa chọn hiện nay lên tới 15%/năm, gấp 1,72 lần lãi suất cơ bản. Vậy thì nguyên lý và bản chất của lãi suất cơ bản có còn đúng hay không.
Như vậy thực tế phải chăng Ngân hàng Nhà nước chỉ công bố thôi, chứ không phải là lãi suất có tính chất "can thiệp" gì cả!. Trong một số lần trả lời trước công luận, chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước đây cũng thừa nhận, lãi suất cơ bản không điều hành được ai và chỉ có tính chất công bố.
Còn bản thân một số lãnh đạo ngân hàng thương mại thì cho rằng tuy không điều hành nhưng do lãi suất cơ bản công bố thấp xa so với lãi suất cho vay trên thị trường, nên đây là cơ sở để một số khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng khi vay vốn đưa lãi suất cơ bản ra "mặc cả" lãi suất vay vốn với ngân hàng thương mại.
Đồng thời, việc tổng hợp và tính toán lãi suất cơ bản hiện nay được căn cứ trên cơ sở nào có còn đúng với văn bản pháp luật nữa hay không!
Bên cạnh đó thị trường liên ngân hàng về nguyên lý, Ngân hàng Nhà nước là người đi vay và cho vay cuối cùng can thiệp về cung cầu vốn, từ đó can thiệp lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường này hiện nay chủ yếu do các ngân hàng thương mại giao dịch vay mượn vốn trực tiếp lẫn nhau, Ngân hàng Nhà nước không nắm cụ thể và kịp thời doanh số giao dịch của thị trường và hầu như cũng không có hoạt động cho vay hay đi vay cuối cùng can thiệp.
Thứ hai lãi suất cho vay chiết khấu và lãi suất cho vay tái cấp vốn mặc dù được công bố, nhưng hai hoạt động cho vay này của Ngân hàng Nhà nước không thường xuyên, chỉ thực hiện khi giải quyết "tình huống" đột xuất về thanh khoản của ngân hàng thương mại nào đó. Hơn nữa hầu như chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước được hưởng hai nghiệp vụ này, còn khối ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì không được hưởng.
Thứ ba, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại đang có sự thay đổi lớn, đó là tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên. Trong khi đó trong cơ cấu sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cũng có sự chuyển biến quan trọng, tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng tài sản có sinh lời giảm, tỷ trọng vốn đầu tư chứng khoán, giấy tờ có giá, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, .. tăng lên.
Đây là lý do cơ bản gây nên tình trạng nóng lên trên thị trường tiền tệ thời gian qua, làm cho không ít ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng khan hiếm vốn VND. Giải pháp hữu hiệu nhất là tìm đến nghiệp vụ thị trường mở, đầu tư vào tín phiếu kho bạc...
Do đó doanh số giao dịch của hai thị trường này tăng mạnh. Nhu cầu đầu tư vào tín phiếu kho bạc và mua bán ngắn hạn trên thị trường mở tăng cao, lãi suất thị trường mở và thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc giảm.
Thứ tư, nguyên nhân chung và quan trọng nhất đó là thị trường tiền tệ theo đúng thông lệ quốc tế ở Việt Nam chưa phát triển, các công cụ điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ chưa hoàn thiện.
Thứ năm, theo xu hướng đổi mới và hội nhập, trong điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cần chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, thay cho công cụ trực tiếp, sử dụng nghiệp vụ ngân hàng trung ương để tác động vào thị trường. Song thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước sử dụng một số biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp và liên tiếp vào thị trường tiền tệ, làm cho thị trường này nóng lên chưa từng thấy.