Những “chiêu độc” của nhà đầu tư ngoại
Họ biết “mổ xẻ” chính sách vĩ mô để chớp cơ hội mua bán chứng khoán, xác định được niềm tin vào thị trường
Họ biết “mổ xẻ” chính sách vĩ mô để chớp cơ hội mua bán chứng khoán, xác định được niềm tin vào thị trường.
Hễ nhà đầu tư trong nước bán tháo cổ phiếu ra thì ngược lại, các nhà đầu tư ngoại lại gia tăng mua vào. Nhà đầu tư nội tìm cách tháo chạy ra khỏi thị trường thì khối nhà đầu tư ngoại lại háo hức đòi mở room, đổi ngoại tệ để có tiền tham gia kênh chứng khoán.
Ngay thời điểm VN-Index bi đát nhất, khi chỉ số này mất gần 45% nhưng khối nhà đầu tư ngoại vẫn mua cổ phiếu vào và tin tưởng chứng khoán sẽ bừng tỉnh trở lại.
Trò chơi cút bắt
Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, tính đến đầu tháng Ba này đã có hơn 9.800 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán, trong đó có 600 nhà đầu tư tổ chức, 9.220 nhà đầu tư cá nhân.
Xét về số lượng thì nhà đầu tư ngoại chẳng là gì so với hơn 350 ngàn tài khoản của nhà đầu tư trong nước nhưng về vốn và kinh nghiệm đầu tư thì khối ngoại luôn luôn vượt trội.
Hơn một năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến hai luồng đầu tư khác nhau. Cứ nhà đầu tư trong nước bán tháo thì khối ngoại lại gom vào. Ghi nhận thị trường cho thấy có hơn 2/3 phiên giao dịch trong năm 2007, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu vào nhiều hơn lượng bán ra. Còn tính từ các phiên giao dịch sau Tết trở lại đây, trong khi các nhà đầu tư cá nhân trong nước khủng hoảng tâm lý bán tống bán tháo cổ phiếu với bất kỳ giá nào thì khối ngoại lại âm thầm mua vào, thậm chí có phiên họ mua nhiều gấp đôi so với số lượng cổ phiếu bán ra.
Đơn cử như phiên giao dịch ngày 5/3, một phiên lịch sử mà hai sàn Tp.HCM và Hà Nội gần như sập khi VN-Index vỡ trận, xuống còn 583,45 điểm, trong lúc nhà đầu tư nội hốt hoảng ra sàn đặt lệnh bán thì khối ngoại lại nhảy vào mua trên bảy triệu chứng khoán. Còn ở sàn Hà Nội cũng vậy, phiên này chỉ số HASTC-Index rơi sâu xuống 191,39 điểm thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn tranh thủ ôm trên 136.000 cổ phiếu.
Sở dĩ đưa ra con số thống kê thiên về kỹ thuật này để cho thấy cách đầu tư chứng khoán của khối ngoại khác xa nhà đầu tư trong nước. Còn xem diễn biến mua bán chứng khoán trên thị trường mới thấy khối ngoại chơi giống như trò chơi cút bắt. Có những lúc khối ngoại đầu tư tưởng chừng rất ngây ngô như kiểu nhà đầu tư trong nước mua nhiều thì ngoại xả hàng ra và ngược lại.
Tuy nhiên không phải như vậy, khối ngoại xả hàng nhưng hầu hết là những mã cổ phiếu không có vai trò dẫn dắt thị trường. Nếu nhà đầu tư nào tinh ý có thể nhận thấy qua những thống kê về giao dịch từng mã cổ phiếu mà khối ngoại báo cáo với các cơ quan quản lý.
Chính vì chiêu ru ngủ này mà nhiều nhà đầu tư trong nước đã “dính chưởng” khối ngoại. Đau đớn nhất là cú bịt mắt nhà đầu tư nội qua diễn biến những phiên giao dịch chứng khoán cuối năm 2007. Thời điểm đó, sau khi có những động thái sẽ cứu chứng khoán của Chính phủ, nhà đầu tư nước ngoại chớp thời cơ gom cổ phiếu vào khiến thị trường bùng mạnh trở lại, sau đó lập tức họ bán cổ phiếu ra ngay.
Cũng thời điểm này, nhà đầu tư trong nước lại ôm nhiều cổ phiếu vào để đến đầu tháng Ba khi vốn liếng trôi sông gần 40% giá trị đầu tư mà thị trường vẫn đìu hiu.
“Ngửi” được chính sách
Bình luận về cách chơi của nhà đầu tư ngoại, ông Phạm Khánh Linh - Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VFM cho biết nhà đầu tư ngoại đa phần là các tổ chức nên có rất nhiều kinh nghiệm về đầu tư tài chính, cộng thêm nguồn vốn dồi dào và có chiến lược đầu tư trung, dài hạn nên ít chịu tác động của chỉ số biến động giá cổ phiếu.
Điều này có thể thấy khi chứng khoán thời gian gần đây sụt giảm dữ dội nhưng khối ngoại, nhất là các quỹ vẫn còn đầy ắp tiền để mua vào. Nhận xét của ông Linh có cơ sở khi thống kê sơ bộ 11 quỹ đầu tư vừa họp với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mới đây thì số tiền các quỹ còn trên 15 tỷ USD, ngay như quỹ VF4 mới đóng quỹ cũng đạt trên 800 tỷ đồng và xác định chuẩn bị mua cổ phiếu vào.
Giám đốc một công ty chứng khoán tại Tp.HCM cũng đồng ý với nhận xét của ông Linh khi cho rằng không như các nhà đầu tư cá nhân trong nước chỉ nhằm ăn xổi, đầu tư theo kiểu sau một, hai tháng mua chứng khoán bán ra lời lãi bao nhiêu, nhà đầu tư ngoại có kế hoạch tham gia vào từng công ty cụ thể. Họ đầu tư vào cả những doanh nghiệp chưa lên sàn khi thẩm định được giá trị cũng như khả năng sinh lời sau này.
Còn một khi mua vào cổ phiếu niêm yết, không phải khối ngoại nhắm mắt vơ vào cả nắm mà lựa chọn cổ phiếu rất khắt khe dựa trên nhiều thông số phân tích kỹ thuật như báo cáo tài chính, lợi nhuận trên cổ phiếu, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, thành phần hội đồng quản trị, ban kiểm soát... Thậm chí tương lai phát triển của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng được khối ngoại đem ra mổ xẻ.
Trao đổi với báo giới, chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng cho rằng khác nhau cơ bản giữa nhà đầu tư trong nước và khối ngoại là cách nhìn nhận về thị trường chứng khoán, trong khi ngoại xem chứng khoán là kênh đầu tư dài hạn thì nhà đầu tư nội thiên về chơi “lướt sóng”. Do kỳ vọng thu về lợi nhuận trong những khoảng thời gian khác nhau nên khi thị trường điều chỉnh sâu là nhà đầu tư trong nước gặp khủng hoảng tâm lý, còn khối ngoại lúc nào cũng có cổ phiếu bán ra để bình quân giá.
Ngoài ra, còn một khác biệt nữa là cách chọn thời điểm tham gia thị trường, nhất là quan sát những biến động của chính sách vĩ mô được khối ngoại quan tâm đặc biệt. Quan tâm ở đây không phải là xem cách nhà nước giải cứu chứng khoán thế nào mà là mổ xẻ các cơ hội cũng như khung pháp lý định hình để thị trường này sẽ phát triển về đâu. Từ những tính toán có cơ sở, khối ngoại mới ra quyết định đầu tư.
Như trong tháng Ba này, khi các nhà đầu tư trong nước tìm cách chạy khỏi thị trường thì khối ngoại vẫn mua nhiều cổ phiếu vào. Nhờ vậy, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mở tài khoản cứu giá, chứng khoán lên mấy phiên thì họ đã thắng.
Đây cũng là một ví dụ minh chứng khối ngoại có kinh nghiệm khi đã “ngửi” thấy chính sách có thể vực thị trường bừng tỉnh trở lại.
Hễ nhà đầu tư trong nước bán tháo cổ phiếu ra thì ngược lại, các nhà đầu tư ngoại lại gia tăng mua vào. Nhà đầu tư nội tìm cách tháo chạy ra khỏi thị trường thì khối nhà đầu tư ngoại lại háo hức đòi mở room, đổi ngoại tệ để có tiền tham gia kênh chứng khoán.
Ngay thời điểm VN-Index bi đát nhất, khi chỉ số này mất gần 45% nhưng khối nhà đầu tư ngoại vẫn mua cổ phiếu vào và tin tưởng chứng khoán sẽ bừng tỉnh trở lại.
Trò chơi cút bắt
Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, tính đến đầu tháng Ba này đã có hơn 9.800 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán, trong đó có 600 nhà đầu tư tổ chức, 9.220 nhà đầu tư cá nhân.
Xét về số lượng thì nhà đầu tư ngoại chẳng là gì so với hơn 350 ngàn tài khoản của nhà đầu tư trong nước nhưng về vốn và kinh nghiệm đầu tư thì khối ngoại luôn luôn vượt trội.
Hơn một năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến hai luồng đầu tư khác nhau. Cứ nhà đầu tư trong nước bán tháo thì khối ngoại lại gom vào. Ghi nhận thị trường cho thấy có hơn 2/3 phiên giao dịch trong năm 2007, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu vào nhiều hơn lượng bán ra. Còn tính từ các phiên giao dịch sau Tết trở lại đây, trong khi các nhà đầu tư cá nhân trong nước khủng hoảng tâm lý bán tống bán tháo cổ phiếu với bất kỳ giá nào thì khối ngoại lại âm thầm mua vào, thậm chí có phiên họ mua nhiều gấp đôi so với số lượng cổ phiếu bán ra.
Đơn cử như phiên giao dịch ngày 5/3, một phiên lịch sử mà hai sàn Tp.HCM và Hà Nội gần như sập khi VN-Index vỡ trận, xuống còn 583,45 điểm, trong lúc nhà đầu tư nội hốt hoảng ra sàn đặt lệnh bán thì khối ngoại lại nhảy vào mua trên bảy triệu chứng khoán. Còn ở sàn Hà Nội cũng vậy, phiên này chỉ số HASTC-Index rơi sâu xuống 191,39 điểm thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn tranh thủ ôm trên 136.000 cổ phiếu.
Sở dĩ đưa ra con số thống kê thiên về kỹ thuật này để cho thấy cách đầu tư chứng khoán của khối ngoại khác xa nhà đầu tư trong nước. Còn xem diễn biến mua bán chứng khoán trên thị trường mới thấy khối ngoại chơi giống như trò chơi cút bắt. Có những lúc khối ngoại đầu tư tưởng chừng rất ngây ngô như kiểu nhà đầu tư trong nước mua nhiều thì ngoại xả hàng ra và ngược lại.
Tuy nhiên không phải như vậy, khối ngoại xả hàng nhưng hầu hết là những mã cổ phiếu không có vai trò dẫn dắt thị trường. Nếu nhà đầu tư nào tinh ý có thể nhận thấy qua những thống kê về giao dịch từng mã cổ phiếu mà khối ngoại báo cáo với các cơ quan quản lý.
Chính vì chiêu ru ngủ này mà nhiều nhà đầu tư trong nước đã “dính chưởng” khối ngoại. Đau đớn nhất là cú bịt mắt nhà đầu tư nội qua diễn biến những phiên giao dịch chứng khoán cuối năm 2007. Thời điểm đó, sau khi có những động thái sẽ cứu chứng khoán của Chính phủ, nhà đầu tư nước ngoại chớp thời cơ gom cổ phiếu vào khiến thị trường bùng mạnh trở lại, sau đó lập tức họ bán cổ phiếu ra ngay.
Cũng thời điểm này, nhà đầu tư trong nước lại ôm nhiều cổ phiếu vào để đến đầu tháng Ba khi vốn liếng trôi sông gần 40% giá trị đầu tư mà thị trường vẫn đìu hiu.
“Ngửi” được chính sách
Bình luận về cách chơi của nhà đầu tư ngoại, ông Phạm Khánh Linh - Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VFM cho biết nhà đầu tư ngoại đa phần là các tổ chức nên có rất nhiều kinh nghiệm về đầu tư tài chính, cộng thêm nguồn vốn dồi dào và có chiến lược đầu tư trung, dài hạn nên ít chịu tác động của chỉ số biến động giá cổ phiếu.
Điều này có thể thấy khi chứng khoán thời gian gần đây sụt giảm dữ dội nhưng khối ngoại, nhất là các quỹ vẫn còn đầy ắp tiền để mua vào. Nhận xét của ông Linh có cơ sở khi thống kê sơ bộ 11 quỹ đầu tư vừa họp với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM mới đây thì số tiền các quỹ còn trên 15 tỷ USD, ngay như quỹ VF4 mới đóng quỹ cũng đạt trên 800 tỷ đồng và xác định chuẩn bị mua cổ phiếu vào.
Giám đốc một công ty chứng khoán tại Tp.HCM cũng đồng ý với nhận xét của ông Linh khi cho rằng không như các nhà đầu tư cá nhân trong nước chỉ nhằm ăn xổi, đầu tư theo kiểu sau một, hai tháng mua chứng khoán bán ra lời lãi bao nhiêu, nhà đầu tư ngoại có kế hoạch tham gia vào từng công ty cụ thể. Họ đầu tư vào cả những doanh nghiệp chưa lên sàn khi thẩm định được giá trị cũng như khả năng sinh lời sau này.
Còn một khi mua vào cổ phiếu niêm yết, không phải khối ngoại nhắm mắt vơ vào cả nắm mà lựa chọn cổ phiếu rất khắt khe dựa trên nhiều thông số phân tích kỹ thuật như báo cáo tài chính, lợi nhuận trên cổ phiếu, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, thành phần hội đồng quản trị, ban kiểm soát... Thậm chí tương lai phát triển của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng được khối ngoại đem ra mổ xẻ.
Trao đổi với báo giới, chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng cho rằng khác nhau cơ bản giữa nhà đầu tư trong nước và khối ngoại là cách nhìn nhận về thị trường chứng khoán, trong khi ngoại xem chứng khoán là kênh đầu tư dài hạn thì nhà đầu tư nội thiên về chơi “lướt sóng”. Do kỳ vọng thu về lợi nhuận trong những khoảng thời gian khác nhau nên khi thị trường điều chỉnh sâu là nhà đầu tư trong nước gặp khủng hoảng tâm lý, còn khối ngoại lúc nào cũng có cổ phiếu bán ra để bình quân giá.
Ngoài ra, còn một khác biệt nữa là cách chọn thời điểm tham gia thị trường, nhất là quan sát những biến động của chính sách vĩ mô được khối ngoại quan tâm đặc biệt. Quan tâm ở đây không phải là xem cách nhà nước giải cứu chứng khoán thế nào mà là mổ xẻ các cơ hội cũng như khung pháp lý định hình để thị trường này sẽ phát triển về đâu. Từ những tính toán có cơ sở, khối ngoại mới ra quyết định đầu tư.
Như trong tháng Ba này, khi các nhà đầu tư trong nước tìm cách chạy khỏi thị trường thì khối ngoại vẫn mua nhiều cổ phiếu vào. Nhờ vậy, khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mở tài khoản cứu giá, chứng khoán lên mấy phiên thì họ đã thắng.
Đây cũng là một ví dụ minh chứng khối ngoại có kinh nghiệm khi đã “ngửi” thấy chính sách có thể vực thị trường bừng tỉnh trở lại.