Những chiêu kích giá của “cò” cổ phiếu
Trên thị trường OTC, “cò” cổ phiếu có khá nhiều chiêu kích giá cổ phiếu lên mức chóng mặt
Trên thị trường OTC hiện nay, lực lượng “cò” cổ phiếu đang phát triển chóng mặt, lượng thông tin cũng bùng nổ và rất nhiễu loạn, chẳng biết đâu mà lần.
Không ít những thông tin mang tính lừa đảo và thông tin tù mù, đồn thổi kích động nhu cầu mua cổ phiếu đẩy giá lên cơn sốt cao, hốt tiền tỷ của những “con nai vàng ngơ ngác” mới vô chợ chứng khoán.
Nhân dịp “ngày phụ nữ 8/3”, giới “cò” cổ phiếu tung ra một thông tin rất độc đáo và giật gân để làm món qùa tặng các nàng đang mê làm giàu. Thông tin đã được lan truyền qua “cửa miệng” ở các quán cà phê và sàn giao dịch của các công ty chứng khoán ở Tp.HCM, với nội dung như sau:
Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn ở tận Hà Tĩnh đang chuẩn bị bán cổ phiếu (cổ phiếu) với giá chỉ có 2.5 (25.000 đồng/cổ phiếu), cuối năm khi lên sàn Tp.HCM, giá sẽ lên ít nhất là 15.0 (150.000 đồng/cổ phiếu). Bởi, Công ty Hương Sơn sẽ đầu tư xây dựng ít nhất 3 nhà máy thủy điện ở miền Trung, Tây Nguyên và đầu tư vào dự án khai thác quặng sắt quy mô lớn ở Hà Tĩnh do 3 “đại gia” bỏ vốn. Đó là: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Cơ khí và Xây dựng COMA và Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
Thông tin này lan truyền rất nhanh như “vết dầu loang”, một số người bỏ tiền để mua giấy biên nhận viết tay thỏa thuận mua bán cổ phiếu của Hương Sơn với giá 3.5.
Cơn sốt săn tìm cổ phiếu Hương Sơn đột ngột “lạnh ngắt” sau khi Hương Sơn chính thức công bố vào ngày 9/3/2007 là chưa có kế hoạch giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng công ty cũng xác nhận 3 “đại gia” nêu trên là 3 cổ đông sáng lập.
Chuyện tương tự cũng đã xảy ra với Bệnh viện Triều An (Tp.HCM), dù chưa có phương án cổ phần hóa nhưng “cò” đã rao bán cổ phiếu Triều An (giấy viết tay) với giá 3.5.
Một thông tin gây chấn động giới đầu tư trên thị trường OTC đầu tháng 3/2007 là tin đồn Công ty dầu khí ATIP là thành viên của tập đoàn ATI có trụ sở chính tại 142 Fairbanks, Oak Ridge, Tennessee, USA và Công ty Thác Đa ATIP chào bán cổ phiếu ATIP tại Việt Nam.
Nhà đầu tư ào ào săn lùng cổ phiếu này đến nỗi Ủy ban Chứng khoán phải ra thông báo là chưa nhận được hồ sơ xin phép phát hành, kể cả báo cáo của Công ty ATIP về việc niêm yết trên thị trường Euronext. Ủy ban sẽ cử thanh tra đến công ty để làm rõ vấn đề này và khuyến cáo các nhà đầu tư hết sức thận trọng trong việc mua bán cổ phiếu này, không sử dụng cổ phiếu này để gán nợ hoặc trả lương cho cán bộ, công nhân viên.
Một thông tin có tính chất lừa đảo là Ngân hàng Việt Hoa và Ngân hàng Châu Á TBD chuẩn bị được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ lệnh giám sát đặc biệt đã đẩy giá cổ phiếu (giấy cam kết viết tay) của 2 ngân hàng này tăng vọt lên 3-4 lần chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007.
Đặc biệt, trong 3 ngày qua, từ thứ 2 ngày 12/3, số lượng tin đồn về chuyện một số công ty niêm yết sẽ chuyển sàn giao dịch từ Hà Nội vào Tp.HCM và giá cổ phiếu của các công ty này sẽ tăng mạnh.
Thực tế, các công ty bị đồn thổi chưa có kế hoạch chuyển sàn vào Tp.HCM. Điển hình nhất là tin đồn Công ty Cổ phần Nông dược HAI có kế hoạch chuyển sàn từ Hà Nội vào Tp.HCM và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng đã kích giá cổ phiếu của HAI từ 4,5 lần mệnh giá lên gấp 9 lần mệnh giá chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007.
Ngày 9/3, công ty này chính thức công bố chưa có kế hoạch chuyển sàn và tăng vốn, lập tức giá cổ phiếu HAI sụt xuống mức cũ, nhiều nhà đầu tư ở Tp.HCM phải tức tốc đi tìm người bán “giấy cam kết” viết tay nhưng họ trốn biệt mất tăm.
Trên thị trường OTC, “cò” cổ phiếu có khá nhiều “chiêu” kích giá cổ phiếu OTC lên mức chóng mặt, trong đó chiêu “độc” nhất, hiệu quả nhất là tung tin công ty A sẽ tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được thưởng 1 cổ phiếu).
Thông tin này là có thật nhưng “cò” đã “ém nhẹm” (ngay cả một số công ty cũng giữ kín) thông tin nguồn vốn phát hành của công ty này được lấy từ thặng dư vốn trong đợt phát hành lần trước. Các cổ đông tự nhiên có thêm 50% cổ phiếu, điều này làm cho nhu cầu mua tăng vọt trên thị trường OTC, giá cổ phiếu công ty A sốt lên chỉ trong vài ngày.
Tuy nhiên, rất đông nhà đầu tư không hề biết rằng, dùng thặng dư vốn để chia cổ phiếu thưởng, thực chất công ty không hề chi trả một đồng xu nào cho cổ đông mà chỉ ghi tăng số lượng cổ phiếu trên sổ cổ đông.
Trong trường hợp cổ phiếu niêm yết thì trung tâm giao chứng khoán sẽ điều chỉnh giảm giá cổ phiếu tương ứng (nếu công ty A nói trên là công ty niêm yết thì vào ngày hoàn tất chia cổ phiếu thưởng, gía cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh xuống còn 50% so với thị gía), nhưng công ty chưa niêm yết trên thị trường OTC thì không bị ai điều chỉnh, giá cổ phiếu vẫn không thay đổi sau khi chia cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn, thậm chí còn tăng vọt do nhiều nhà đầu tư “đổ bộ” vào mua để chờ đợi đợt chia cổ phiếu thưởng tiếp theo.
Một chiêu nữa “cò” cổ phiếu thường dùng là rỉ tai, truyền miệng, úp úp, mở mở đến các “bầy đàn” đầu tư (nhóm các nhà đầu tư cá nhân tập hợp thành hội đầu tư chứng khoán) về công ty A, B chuẩn bị là đối tác chiến lược của một tập đoàn hùng mạnh trong nước hay nước ngoài, ngân hàng A, B... chuẩn bị bán cổ phiếu cho một ngân hàng hàng đầu châu Âu hoặc Mỹ, công ty N, M... có nhiều dự án lớn chuẩn bị đầu tư, tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.000 tỷ đồng hay vài trăm triệu USD.
Một chiêu có hiệu quả không nhỏ là tung tin về thay đổi nhân sự chủ chốt của công ty, người tài sẽ về thế chỗ lãnh đạo cũ, thâu tóm quyền lực, cổ đông lớn mua hoặc bán tháo cổ phiếu với số lượng lớn do nắm được “nội tình” công ty...
Không ít những thông tin mang tính lừa đảo và thông tin tù mù, đồn thổi kích động nhu cầu mua cổ phiếu đẩy giá lên cơn sốt cao, hốt tiền tỷ của những “con nai vàng ngơ ngác” mới vô chợ chứng khoán.
Nhân dịp “ngày phụ nữ 8/3”, giới “cò” cổ phiếu tung ra một thông tin rất độc đáo và giật gân để làm món qùa tặng các nàng đang mê làm giàu. Thông tin đã được lan truyền qua “cửa miệng” ở các quán cà phê và sàn giao dịch của các công ty chứng khoán ở Tp.HCM, với nội dung như sau:
Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Sơn ở tận Hà Tĩnh đang chuẩn bị bán cổ phiếu (cổ phiếu) với giá chỉ có 2.5 (25.000 đồng/cổ phiếu), cuối năm khi lên sàn Tp.HCM, giá sẽ lên ít nhất là 15.0 (150.000 đồng/cổ phiếu). Bởi, Công ty Hương Sơn sẽ đầu tư xây dựng ít nhất 3 nhà máy thủy điện ở miền Trung, Tây Nguyên và đầu tư vào dự án khai thác quặng sắt quy mô lớn ở Hà Tĩnh do 3 “đại gia” bỏ vốn. Đó là: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Cơ khí và Xây dựng COMA và Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
Thông tin này lan truyền rất nhanh như “vết dầu loang”, một số người bỏ tiền để mua giấy biên nhận viết tay thỏa thuận mua bán cổ phiếu của Hương Sơn với giá 3.5.
Cơn sốt săn tìm cổ phiếu Hương Sơn đột ngột “lạnh ngắt” sau khi Hương Sơn chính thức công bố vào ngày 9/3/2007 là chưa có kế hoạch giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng công ty cũng xác nhận 3 “đại gia” nêu trên là 3 cổ đông sáng lập.
Chuyện tương tự cũng đã xảy ra với Bệnh viện Triều An (Tp.HCM), dù chưa có phương án cổ phần hóa nhưng “cò” đã rao bán cổ phiếu Triều An (giấy viết tay) với giá 3.5.
Một thông tin gây chấn động giới đầu tư trên thị trường OTC đầu tháng 3/2007 là tin đồn Công ty dầu khí ATIP là thành viên của tập đoàn ATI có trụ sở chính tại 142 Fairbanks, Oak Ridge, Tennessee, USA và Công ty Thác Đa ATIP chào bán cổ phiếu ATIP tại Việt Nam.
Nhà đầu tư ào ào săn lùng cổ phiếu này đến nỗi Ủy ban Chứng khoán phải ra thông báo là chưa nhận được hồ sơ xin phép phát hành, kể cả báo cáo của Công ty ATIP về việc niêm yết trên thị trường Euronext. Ủy ban sẽ cử thanh tra đến công ty để làm rõ vấn đề này và khuyến cáo các nhà đầu tư hết sức thận trọng trong việc mua bán cổ phiếu này, không sử dụng cổ phiếu này để gán nợ hoặc trả lương cho cán bộ, công nhân viên.
Một thông tin có tính chất lừa đảo là Ngân hàng Việt Hoa và Ngân hàng Châu Á TBD chuẩn bị được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ lệnh giám sát đặc biệt đã đẩy giá cổ phiếu (giấy cam kết viết tay) của 2 ngân hàng này tăng vọt lên 3-4 lần chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007.
Đặc biệt, trong 3 ngày qua, từ thứ 2 ngày 12/3, số lượng tin đồn về chuyện một số công ty niêm yết sẽ chuyển sàn giao dịch từ Hà Nội vào Tp.HCM và giá cổ phiếu của các công ty này sẽ tăng mạnh.
Thực tế, các công ty bị đồn thổi chưa có kế hoạch chuyển sàn vào Tp.HCM. Điển hình nhất là tin đồn Công ty Cổ phần Nông dược HAI có kế hoạch chuyển sàn từ Hà Nội vào Tp.HCM và tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng đã kích giá cổ phiếu của HAI từ 4,5 lần mệnh giá lên gấp 9 lần mệnh giá chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2007.
Ngày 9/3, công ty này chính thức công bố chưa có kế hoạch chuyển sàn và tăng vốn, lập tức giá cổ phiếu HAI sụt xuống mức cũ, nhiều nhà đầu tư ở Tp.HCM phải tức tốc đi tìm người bán “giấy cam kết” viết tay nhưng họ trốn biệt mất tăm.
Trên thị trường OTC, “cò” cổ phiếu có khá nhiều “chiêu” kích giá cổ phiếu OTC lên mức chóng mặt, trong đó chiêu “độc” nhất, hiệu quả nhất là tung tin công ty A sẽ tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được thưởng 1 cổ phiếu).
Thông tin này là có thật nhưng “cò” đã “ém nhẹm” (ngay cả một số công ty cũng giữ kín) thông tin nguồn vốn phát hành của công ty này được lấy từ thặng dư vốn trong đợt phát hành lần trước. Các cổ đông tự nhiên có thêm 50% cổ phiếu, điều này làm cho nhu cầu mua tăng vọt trên thị trường OTC, giá cổ phiếu công ty A sốt lên chỉ trong vài ngày.
Tuy nhiên, rất đông nhà đầu tư không hề biết rằng, dùng thặng dư vốn để chia cổ phiếu thưởng, thực chất công ty không hề chi trả một đồng xu nào cho cổ đông mà chỉ ghi tăng số lượng cổ phiếu trên sổ cổ đông.
Trong trường hợp cổ phiếu niêm yết thì trung tâm giao chứng khoán sẽ điều chỉnh giảm giá cổ phiếu tương ứng (nếu công ty A nói trên là công ty niêm yết thì vào ngày hoàn tất chia cổ phiếu thưởng, gía cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh xuống còn 50% so với thị gía), nhưng công ty chưa niêm yết trên thị trường OTC thì không bị ai điều chỉnh, giá cổ phiếu vẫn không thay đổi sau khi chia cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn, thậm chí còn tăng vọt do nhiều nhà đầu tư “đổ bộ” vào mua để chờ đợi đợt chia cổ phiếu thưởng tiếp theo.
Một chiêu nữa “cò” cổ phiếu thường dùng là rỉ tai, truyền miệng, úp úp, mở mở đến các “bầy đàn” đầu tư (nhóm các nhà đầu tư cá nhân tập hợp thành hội đầu tư chứng khoán) về công ty A, B chuẩn bị là đối tác chiến lược của một tập đoàn hùng mạnh trong nước hay nước ngoài, ngân hàng A, B... chuẩn bị bán cổ phiếu cho một ngân hàng hàng đầu châu Âu hoặc Mỹ, công ty N, M... có nhiều dự án lớn chuẩn bị đầu tư, tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.000 tỷ đồng hay vài trăm triệu USD.
Một chiêu có hiệu quả không nhỏ là tung tin về thay đổi nhân sự chủ chốt của công ty, người tài sẽ về thế chỗ lãnh đạo cũ, thâu tóm quyền lực, cổ đông lớn mua hoặc bán tháo cổ phiếu với số lượng lớn do nắm được “nội tình” công ty...