Những con hổ tắt tiếng gầm
Vì sao Đông Nam Á chưa có doanh nghiệp và thương hiệu tầm cỡ thế giới?
Vì sao Đông Nam Á chưa có doanh nghiệp và thương hiệu tầm cỡ thế giới?
Chỉ mười năm trước, Đông Nam Á là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, như Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay. Nhưng trong năm nền kinh tế hàng đầu của khu vực - Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines - vẫn thiếu hẳn những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới, những thương hiệu toàn cầu như Samsung và LG của Hàn Quốc, AU Optronics và Taiwan Semiconductor của Đài Loan, Thép Tata, Dược phẩm Ranbaxy và Tin học Wipro của Ấn Độ, hay như các tập đoàn Điện tử Huawei và Máy tính Lenovo của Trung Quốc.
Trong cuốn sách “Bố già châu Á” xuất bản gần đây, nhà báo Joe Studwell lý giải sự thất bại này bằng những lời thẳng thắn. Theo ông, môi trường kinh doanh của khu vực vẫn bị thống trị bởi những đại công ty kiểu cũ, tầm thường và uể oải, hoạt động theo ngẫu hứng của các ông chủ già nua đầy tinh thần gia trưởng. Năng lực cốt lõi của những doanh nghiệp này, nếu có, là khai thác mối quan hệ thân hữu với giới cầm quyền. Lợi nhuận của họ chủ yếu đến từ việc trục lợi: được thực hiện những hợp đồng béo bở của nhà nước, hoặc câu kết với giới quan chức để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh. Khi cần công nghệ, họ mua ở nước ngoài.
Kết quả của tình trạng này là “không một công ty bản xứ quy mô lớn nào sản xuất được sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp thế giới”, ông Studwell viết.
Trong khi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Hàn Quốc và Đài Loan chủ yếu nhờ các doanh nghiệp bản xứ làm ra những sản phẩm có sức cạnh tranh toàn cầu bằng công nghệ của chính họ thì phần lớn hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao ở Đông Nam Á đều do các công ty nước ngoài sản xuất.
Trong danh sách 100 công ty đa quốc gia lớn nhất từ các nền kinh tế đang nổi lên (không tính Singapore) do tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) nghiên cứu và đề xuất, khu vực Đông Nam Á chỉ có 5 đại biểu, rất ít so với 13 công ty của Brazil - một nước mà dân số chỉ bằng một phần ba so với Đông Nam Á và 10 năm trước chưa hề có một doanh nghiệp tầm cỡ toàn cầu nào.
Để được coi là đạt đẳng cấp thế giới, doanh nghiệp không chỉ điều hành tốt và có quy mô lớn mà còn phải sở hữu một thương hiệu có giá trị toàn cầu, có công nghệ hàng đầu do mình tạo ra, hoặc có một phương pháp kinh doanh thật sự sáng tạo và được kính nể. Rất ít doanh nghiệp Đông Nam Á đạt được các điều kiện này, ngoại trừ vài doanh nghiệp lớn của Singapore gần đạt đẳng cấp thế giới như Singapore Airlines (hãng bay lớn thứ tư thế giới), Keppel và Sembcorp (hai nhà sản xuất giàn khoan dầu ngoài khơi hàng đầu).
Phải thừa nhận rằng Đông Nam Á có những điểm bất lợi tự nhiên. Mười quốc gia thành viên ASEAN là một tập hợp đa dạng nhiều ngôn ngữ, tôn giáo, hệ thống chính trị và lịch sử. Vì vậy, các nhà lãnh đạo ASEAN còn rất nhiều việc phải làm để hội nhập kinh tế khu vực kiểu châu Âu, tạo cho các doanh nghiệp địa phương một thị trường “nội địa” có quy mô cần thiết để từ đó xây dựng được những doanh nghiệp có sức cạnh tranh toàn cầu. Bất cập trong việc xây dựng một thị trường chung thể hiện ở chỗ cho đến nay các thành viên ASEAN giao dịch thương mại với các nước ngoài khối nhiều gấp ba lần so với thương mại trong khối.
Theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn McKinsey, thuế suất nội khối đã giảm nhưng những rào cản phi thuế và tiêu chuẩn sản phẩm khác nhau giữa các thành viên ASEAN buộc các nhà sản xuất phải làm ra những khối lượng nhỏ hàng hóa cho từng nước. Và điều đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh không những của các doanh nghiệp bản xứ mà cả các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong vùng.
Tham nhũng là một gánh nặng khác cho doanh nghiệp. Ở một số quốc gia Đông Nam Á tham nhũng và hệ thống tư pháp không tin cậy được đã khiến cho việc thực hiện hợp đồng trở nên rất khó khăn.
Một trở ngại trên đường vươn tới doanh nghiệp đẳng cấp thế giới là các nền kinh tế Đông Nam Á chưa đầu tư đúng mức vào phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực hoặc là mức đầu tư chưa tương xứng với thu nhập... Tình trạng này không chỉ ngăn cản việc tạo ra những thương hiệu đáng nhớ, mà còn cản trở sự phát triển các chỉ số kinh tế căn bản, chẳng hạn như năng suất lao động - cốt lõi của sự tăng trưởng dài hạn.
Năng suất ở Ấn Độ và Trung Quốc tăng nhanh hơn Đông Nam Á. Năm 2000 khu vực Đông Á bắt kịp Đông Nam Á về lượng sản phẩm bình quân mỗi công nhân làm ra và từ đó vượt lên rất nhanh. Giờ đây Nam Á cũng đang thu hẹp khoảng cách. Khi Ấn Độ và Trung Quốc đã tham gia thị trường lao động toàn cầu thì Đông Nam Á không có lựa chọn nào khác là phải vượt lên khỏi việc cung cấp lao động giá rẻ, tạo ra nhiều công nhân trình độ cao và có sự cách tân thực sự.
Không phải mọi lỗi lầm đều đổ cho chính phủ; các đại công ty cồng kềnh có thể tự giúp mình bằng cách tập trung vào một số ít ngành nghề; cưỡng lại tham vọng nhúng tay vào cái bánh của người khác. Tập đoàn CP của Thái Lan, có trong danh sách 100 doanh nghiệp của BCG, chuyên về thực phẩm và nước giải khát chẳng hạn, lại có kế hoạch xông vào lĩnh vực viễn thông, chuỗi cửa hàng tiện lợi và giờ đây thì sản xuất xe hơi. Công ty San Miguel của Philippines, chuyên về bia và thực phẩm, gần đây lại tham gia sản xuất điện...
Tính chất nghiệp dư này có lần được Michael Porter của trường Kinh doanh Harvard, chỉ ra: “Những công ty này không có chiến lược, họ chỉ có hợp đồng”.
Điển hình cho các doanh nghiệp “bố già” ở khu vực này là Công ty YTL (Malaysia). Chuyên ngành xây dựng, song công ty này còn điều hành nhiều khách sạn, trung tâm mua sắm hạng sang, đường sắt cao tốc từ thủ đô Kuala Lumpur ra sân bay và nhiều nhà máy điện. Người sáng lập YTL, ông Yeoh Tiong Lay, đã dựng nên một tập đoàn xây dựng khổng lồ nhờ các hợp đồng của nhà nước thời Malaysia mới độc lập và trong thời kỳ bạn ông là Mahathir Mohamad làm thủ tướng, YTL được nhượng quyền sản xuất điện năng sử dụng nguồn khí đốt được trợ giá từ công ty dầu mỏ quốc gia trong lúc công ty điện quốc doanh phải mua khí đốt.
Ngày nay con trai ông điều hành công ty, ông Francis Yeoh, đã không dựa vào niềm vinh quang quá khứ; 70% doanh số của YTL là từ ngoài Malaysia và tập đoàn tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi của mình là xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á “chất lượng thuộc thế giới thứ nhất, giá cả thuộc thế giới thứ ba”.
Một dấu hiệu hy vọng cho tương lai các doanh nghiệp Đông Nam Á là những người nằm ngoài vòng thân hữu của các chính trị gia ngày càng dễ thành lập doanh nghiệp mới và cạnh với những doanh nghiệp có quan hệ tốt với chính quyền. Ông Francis Yeoh của Công ty YTL nhận xét, sẽ không còn “nơi ẩn nấp” nào cho các doanh nghiệp cố sống sót từ cách kinh doanh trục lợi kiểu cũ.
Với sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, Đông Nam Á không còn cơ hội trở thành cơ sở công nghiệp chế tạo lớn nhưng vẫn có triển vọng sản sinh ra những doanh nghiệp toàn cầu trong những lĩnh vực mà mình có lợi thế, chẳng hạn như ngành du lịch. Các công ty đang làm ăn tốt có thể dùng sự tăng trưởng của ngành du lịch làm bệ phóng để vươn tới tầm cỡ toàn cầu, như tập đoàn Khách sạn Banyan Tree của Singapore, Công ty Kinh doanh sòng bạc Genting của Malaysia, thậm chí các bệnh viện như Bumrungrad của Thái Lan - một đối thủ cạnh tranh đang tăng trưởng trong ngành “du lịch y khoa”, đang làm.
Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn hứa hẹn khác. Đông Nam Á đang nỗ lực xây dựng các doanh nghiệp toàn cầu từ những gì thiên nhiên ban tặng. Indonesia và Malaysia cung cấp phần lớn dầu cọ cho thế giới; Thái Lan và Việt Nam là hai nước sản xuất gạo hàng đầu; ASEAN với bờ biển dài, nhiều sông rạch cũng còn nhiều dư địa để phát triển nghề nuôi và chế biến thủy sản. Nhưng để tận dụng lợi thế, khu vực này cần có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại hơn, có những thương hiệu thật sự mạnh thay vì chạy theo khối lượng hàng xuất khẩu.
Nguyên nhân vì sao Đông Nam Á chậm hơn các khu vực khác trong việc phát triển những doanh nghiệp đẳng cấp thế giới thật phức tạp, cần được thảo luận công khai. Có vẻ như những nguyên nhân này có liên hệ với sự duy trì quá lâu một tầng lớp tinh hoa hạn hẹp, sự trì trệ trong việc khắc phục thói tranh đua cổ lỗ để xây dựng một thị trường khu vực hợp nhất.
Tuy nhiên, không phải mọi hy vọng đã tắt; ngay trong cánh rừng cạnh tranh quyết liệt hôm nay Đông Nam Á vẫn còn có thể nuôi dưỡng những con hổ.
Chỉ mười năm trước, Đông Nam Á là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, như Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay. Nhưng trong năm nền kinh tế hàng đầu của khu vực - Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines - vẫn thiếu hẳn những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới, những thương hiệu toàn cầu như Samsung và LG của Hàn Quốc, AU Optronics và Taiwan Semiconductor của Đài Loan, Thép Tata, Dược phẩm Ranbaxy và Tin học Wipro của Ấn Độ, hay như các tập đoàn Điện tử Huawei và Máy tính Lenovo của Trung Quốc.
Trong cuốn sách “Bố già châu Á” xuất bản gần đây, nhà báo Joe Studwell lý giải sự thất bại này bằng những lời thẳng thắn. Theo ông, môi trường kinh doanh của khu vực vẫn bị thống trị bởi những đại công ty kiểu cũ, tầm thường và uể oải, hoạt động theo ngẫu hứng của các ông chủ già nua đầy tinh thần gia trưởng. Năng lực cốt lõi của những doanh nghiệp này, nếu có, là khai thác mối quan hệ thân hữu với giới cầm quyền. Lợi nhuận của họ chủ yếu đến từ việc trục lợi: được thực hiện những hợp đồng béo bở của nhà nước, hoặc câu kết với giới quan chức để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh. Khi cần công nghệ, họ mua ở nước ngoài.
Kết quả của tình trạng này là “không một công ty bản xứ quy mô lớn nào sản xuất được sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp thế giới”, ông Studwell viết.
Trong khi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Hàn Quốc và Đài Loan chủ yếu nhờ các doanh nghiệp bản xứ làm ra những sản phẩm có sức cạnh tranh toàn cầu bằng công nghệ của chính họ thì phần lớn hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao ở Đông Nam Á đều do các công ty nước ngoài sản xuất.
Trong danh sách 100 công ty đa quốc gia lớn nhất từ các nền kinh tế đang nổi lên (không tính Singapore) do tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) nghiên cứu và đề xuất, khu vực Đông Nam Á chỉ có 5 đại biểu, rất ít so với 13 công ty của Brazil - một nước mà dân số chỉ bằng một phần ba so với Đông Nam Á và 10 năm trước chưa hề có một doanh nghiệp tầm cỡ toàn cầu nào.
Để được coi là đạt đẳng cấp thế giới, doanh nghiệp không chỉ điều hành tốt và có quy mô lớn mà còn phải sở hữu một thương hiệu có giá trị toàn cầu, có công nghệ hàng đầu do mình tạo ra, hoặc có một phương pháp kinh doanh thật sự sáng tạo và được kính nể. Rất ít doanh nghiệp Đông Nam Á đạt được các điều kiện này, ngoại trừ vài doanh nghiệp lớn của Singapore gần đạt đẳng cấp thế giới như Singapore Airlines (hãng bay lớn thứ tư thế giới), Keppel và Sembcorp (hai nhà sản xuất giàn khoan dầu ngoài khơi hàng đầu).
Phải thừa nhận rằng Đông Nam Á có những điểm bất lợi tự nhiên. Mười quốc gia thành viên ASEAN là một tập hợp đa dạng nhiều ngôn ngữ, tôn giáo, hệ thống chính trị và lịch sử. Vì vậy, các nhà lãnh đạo ASEAN còn rất nhiều việc phải làm để hội nhập kinh tế khu vực kiểu châu Âu, tạo cho các doanh nghiệp địa phương một thị trường “nội địa” có quy mô cần thiết để từ đó xây dựng được những doanh nghiệp có sức cạnh tranh toàn cầu. Bất cập trong việc xây dựng một thị trường chung thể hiện ở chỗ cho đến nay các thành viên ASEAN giao dịch thương mại với các nước ngoài khối nhiều gấp ba lần so với thương mại trong khối.
Theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn McKinsey, thuế suất nội khối đã giảm nhưng những rào cản phi thuế và tiêu chuẩn sản phẩm khác nhau giữa các thành viên ASEAN buộc các nhà sản xuất phải làm ra những khối lượng nhỏ hàng hóa cho từng nước. Và điều đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh không những của các doanh nghiệp bản xứ mà cả các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong vùng.
Tham nhũng là một gánh nặng khác cho doanh nghiệp. Ở một số quốc gia Đông Nam Á tham nhũng và hệ thống tư pháp không tin cậy được đã khiến cho việc thực hiện hợp đồng trở nên rất khó khăn.
Một trở ngại trên đường vươn tới doanh nghiệp đẳng cấp thế giới là các nền kinh tế Đông Nam Á chưa đầu tư đúng mức vào phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực hoặc là mức đầu tư chưa tương xứng với thu nhập... Tình trạng này không chỉ ngăn cản việc tạo ra những thương hiệu đáng nhớ, mà còn cản trở sự phát triển các chỉ số kinh tế căn bản, chẳng hạn như năng suất lao động - cốt lõi của sự tăng trưởng dài hạn.
Năng suất ở Ấn Độ và Trung Quốc tăng nhanh hơn Đông Nam Á. Năm 2000 khu vực Đông Á bắt kịp Đông Nam Á về lượng sản phẩm bình quân mỗi công nhân làm ra và từ đó vượt lên rất nhanh. Giờ đây Nam Á cũng đang thu hẹp khoảng cách. Khi Ấn Độ và Trung Quốc đã tham gia thị trường lao động toàn cầu thì Đông Nam Á không có lựa chọn nào khác là phải vượt lên khỏi việc cung cấp lao động giá rẻ, tạo ra nhiều công nhân trình độ cao và có sự cách tân thực sự.
Không phải mọi lỗi lầm đều đổ cho chính phủ; các đại công ty cồng kềnh có thể tự giúp mình bằng cách tập trung vào một số ít ngành nghề; cưỡng lại tham vọng nhúng tay vào cái bánh của người khác. Tập đoàn CP của Thái Lan, có trong danh sách 100 doanh nghiệp của BCG, chuyên về thực phẩm và nước giải khát chẳng hạn, lại có kế hoạch xông vào lĩnh vực viễn thông, chuỗi cửa hàng tiện lợi và giờ đây thì sản xuất xe hơi. Công ty San Miguel của Philippines, chuyên về bia và thực phẩm, gần đây lại tham gia sản xuất điện...
Tính chất nghiệp dư này có lần được Michael Porter của trường Kinh doanh Harvard, chỉ ra: “Những công ty này không có chiến lược, họ chỉ có hợp đồng”.
Điển hình cho các doanh nghiệp “bố già” ở khu vực này là Công ty YTL (Malaysia). Chuyên ngành xây dựng, song công ty này còn điều hành nhiều khách sạn, trung tâm mua sắm hạng sang, đường sắt cao tốc từ thủ đô Kuala Lumpur ra sân bay và nhiều nhà máy điện. Người sáng lập YTL, ông Yeoh Tiong Lay, đã dựng nên một tập đoàn xây dựng khổng lồ nhờ các hợp đồng của nhà nước thời Malaysia mới độc lập và trong thời kỳ bạn ông là Mahathir Mohamad làm thủ tướng, YTL được nhượng quyền sản xuất điện năng sử dụng nguồn khí đốt được trợ giá từ công ty dầu mỏ quốc gia trong lúc công ty điện quốc doanh phải mua khí đốt.
Ngày nay con trai ông điều hành công ty, ông Francis Yeoh, đã không dựa vào niềm vinh quang quá khứ; 70% doanh số của YTL là từ ngoài Malaysia và tập đoàn tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi của mình là xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á “chất lượng thuộc thế giới thứ nhất, giá cả thuộc thế giới thứ ba”.
Một dấu hiệu hy vọng cho tương lai các doanh nghiệp Đông Nam Á là những người nằm ngoài vòng thân hữu của các chính trị gia ngày càng dễ thành lập doanh nghiệp mới và cạnh với những doanh nghiệp có quan hệ tốt với chính quyền. Ông Francis Yeoh của Công ty YTL nhận xét, sẽ không còn “nơi ẩn nấp” nào cho các doanh nghiệp cố sống sót từ cách kinh doanh trục lợi kiểu cũ.
Với sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, Đông Nam Á không còn cơ hội trở thành cơ sở công nghiệp chế tạo lớn nhưng vẫn có triển vọng sản sinh ra những doanh nghiệp toàn cầu trong những lĩnh vực mà mình có lợi thế, chẳng hạn như ngành du lịch. Các công ty đang làm ăn tốt có thể dùng sự tăng trưởng của ngành du lịch làm bệ phóng để vươn tới tầm cỡ toàn cầu, như tập đoàn Khách sạn Banyan Tree của Singapore, Công ty Kinh doanh sòng bạc Genting của Malaysia, thậm chí các bệnh viện như Bumrungrad của Thái Lan - một đối thủ cạnh tranh đang tăng trưởng trong ngành “du lịch y khoa”, đang làm.
Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn hứa hẹn khác. Đông Nam Á đang nỗ lực xây dựng các doanh nghiệp toàn cầu từ những gì thiên nhiên ban tặng. Indonesia và Malaysia cung cấp phần lớn dầu cọ cho thế giới; Thái Lan và Việt Nam là hai nước sản xuất gạo hàng đầu; ASEAN với bờ biển dài, nhiều sông rạch cũng còn nhiều dư địa để phát triển nghề nuôi và chế biến thủy sản. Nhưng để tận dụng lợi thế, khu vực này cần có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại hơn, có những thương hiệu thật sự mạnh thay vì chạy theo khối lượng hàng xuất khẩu.
Nguyên nhân vì sao Đông Nam Á chậm hơn các khu vực khác trong việc phát triển những doanh nghiệp đẳng cấp thế giới thật phức tạp, cần được thảo luận công khai. Có vẻ như những nguyên nhân này có liên hệ với sự duy trì quá lâu một tầng lớp tinh hoa hạn hẹp, sự trì trệ trong việc khắc phục thói tranh đua cổ lỗ để xây dựng một thị trường khu vực hợp nhất.
Tuy nhiên, không phải mọi hy vọng đã tắt; ngay trong cánh rừng cạnh tranh quyết liệt hôm nay Đông Nam Á vẫn còn có thể nuôi dưỡng những con hổ.