Những cơn sốt đầu cơ nổi tiếng nhất trong lịch sử
Trong suốt 5 thế kỷ qua, thế giới hết lần này qua lần khác chứng kiến sự phình to rồi xì hơi của bong bóng tài chính
Trong suốt 5 thế kỷ qua, thế giới hết lần này qua lần khác chứng kiến sự phình to rồi xì hơi của bong bóng tài chính.
Lịch sử cho thấy, mọi thế hệ các nhà đầu tư đều đã từng có lần dốc sạch vốn liếng vào những cơn sốt đủ mọi thể loại, chỉ để đi đến kết cục mất trắng.
1634-1638: Sốt hoa tulip ở Hà Lan
Đây là bong bóng tài chính đầu tiên từng được ghi lại trong sách vở. Ở thời đó, với niềm tin mãnh liệt rằng hoa tulip sẽ lên giá chóng mặt, nhiều gia đình ở Hà Lan đã vét hết tiền tiết kiệm để mua những cây hoa này, khiến một số chậu hoa thậm chí có giá bằng cả một ngôi nhà. Sau đó, giá hoa tulip bất ngờ sụt giảm thảm hại, đẩy nhiều gia đình vào cảnh kiệt quệ.
1720: Vụ Công ty South Sea
Các ông chủ nhà băng ở Anh góp vốn thành lập nên công ty này vào năm 1711. Giới nhà đầu tư kỳ vọng ở mức lợi nhuận lớn khi South Sea được trao độc quyền thương mại tại các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Nam Mỹ, khiến cổ phiếu của công ty tăng giá vùn vụt. Tuy nhiên, lợi nhuận của South Sea đã không bao giờ trở thành sự thật, khiến các nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty này mất trắng. Lãnh đạo của South Sea cũng phải ngồi tù.
1848: Cơn sốt vàng số 1
Sau khi vàng được phát hiện ở phía Bắc bang California, cả nước Mỹ sôi sùng sục hy vọng làm giàu ở miền đất hứa này. Người dân từ khắp nơi ở Mỹ đổ xô tới California, khiến dân số ở bang này tăng gấp 20 lần, từ 15.000 người lên hơn 300.000 người chỉ trong vòng 6 năm.
1860-1873: Đầu cơ cổ phiếu đường sắt
Hoạt động xây dựng đường sắt tăng mạnh ở Mỹ sau thời gian nội chiến. Các cổ phiếu đường sắt vì thế chiếm tới 40% giá trị vốn hóa thị trường tại sàn giao dịch chứng khoán NYSE ở New York. Khủng hoảng tài chính năm 1973 khiến hàng chục công ty đường sắt phá sản, các nhà đầu tư cũng “chết” theo.
Thập niên 1890: Sốt cổ phiếu xe đạp
Ở thời cao điểm, có tới 300 công ty cùng cạnh tranh trên thị trường xe đạp ở Mỹ. Nhưng sau đó, xe hơi xuất hiện, và tới năm 1905, chỉ còn có 12 nhà sản xuất xe đạp Mỹ tồn tại được.
Thập niên 1920: Sốt cổ phiếu radio
Việc phát minh ra chiếc radio đã châm ngòi cho một cơn sốt kiểu “dotcom” trong những năm 1920. Một ví dụ điển hình: Cổ phiếu của công ty Radio Corp. of America đã tăng giá từ 1 USD/cổ phiếu lên 573 USD/cổ phiếu trong thời gian từ 1921 đến 1929. Giá cổ phiếu này sau đó đã lao dốc 95%.
Năm 1959: Đầu cơ cổ phiếu điện tử
Ở thời kỳ đầu của kỷ nguyên vũ trụ, những loại cổ phiếu có chữ “tron” trong tên như Astron hay Transitron, tăng giá với tốc độ tên lửa. Tuy nhiên, tới năm 1962, giá của những cổ phiếu này lại sụt giảm với tốc độ mạnh hơn cả lúc tăng.
1974-1980: Cơn sốt vàng số 2
Lạm phát tăng vọt, các hộ gia đình Mỹ lại lần đầu tiên được phép đầu tư vào vàng kể từ sau Đại suy thoái 1930, khiến giá vàng tăng vọt từ mức quanh 100 USD/oz vào năm 1974 lên mức 850 USD/oz vào năm 1980. Trong 1/4 thế kỷ sau đó, giá vàng liên tục trượt dài.
1980-1984: Sốt cổ phiếu máy tính
Ngay cả trước khi các hệ điều hành Windows hay Mac nổi lên, các công ty máy tính cá nhân đã trở thành “sao” trên thị trường cổ phiếu ở Mỹ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, riêng trong năm 1984, giá cổ phiếu của các công ty này sụt 50%, khiến giới đầu tư e dè trước các loại cổ phiếu công nghệ trong suốt một thập kỷ ròng sau đó.
1985-1990: Sốt nhà đất và chứng khoán ở Nhật
Cùng lúc, đất nước mặt trời mọc chịu hai cơn sốt, vừa sốt bất động sản lại vừa sốt chứng khoán. Trong thời gian 1985-1989, giá cổ phiếu ở Nhật tăng gấp 4 lần. Sau đó, tới thập niên 1990, giá cổ phiếu tại thị trường này liên tục trượt dài và cho tới nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
1997-2000: Sốt cổ phiếu Internet
Cổ phiếu của những công ty có chữ “.com” trong tên là mặt hàng được giới đầu tư ở Phố Wall săn lùng nhiều nhất trong thời gian này. Khi “bữa tiệc” đột ngột chấm dứt vào năm 2000, giá các cổ phiếu công nghệ tại Mỹ sụt mất 4/5 giá trị.
2003-2007: Đầu cơ nhà đất
Nhà đất - kênh đầu tư vốn được xem là dành cho những người thận trọng ở Mỹ - trở thành mục tiêu của hoạt động đầu cơ trên diện rộng. Sự lao dốc của thị trường địa ốc Mỹ sau đó đã châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo là suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất từ thập niên 1930 và sự lao dốc chóng mặt của thị trường chứng khoán.
2008-hiện tại: Cơn sốt vàng số 3
Các nhà đầu tư toàn cầu lại tìm đến với vàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng và suy thoái. Hiện tại, giá vàng vẫn đang tăng và đang giao dịch trên 1.100 USD/oz.
(Theo CNN)
Lịch sử cho thấy, mọi thế hệ các nhà đầu tư đều đã từng có lần dốc sạch vốn liếng vào những cơn sốt đủ mọi thể loại, chỉ để đi đến kết cục mất trắng.
1634-1638: Sốt hoa tulip ở Hà Lan
Đây là bong bóng tài chính đầu tiên từng được ghi lại trong sách vở. Ở thời đó, với niềm tin mãnh liệt rằng hoa tulip sẽ lên giá chóng mặt, nhiều gia đình ở Hà Lan đã vét hết tiền tiết kiệm để mua những cây hoa này, khiến một số chậu hoa thậm chí có giá bằng cả một ngôi nhà. Sau đó, giá hoa tulip bất ngờ sụt giảm thảm hại, đẩy nhiều gia đình vào cảnh kiệt quệ.
1720: Vụ Công ty South Sea
Các ông chủ nhà băng ở Anh góp vốn thành lập nên công ty này vào năm 1711. Giới nhà đầu tư kỳ vọng ở mức lợi nhuận lớn khi South Sea được trao độc quyền thương mại tại các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Nam Mỹ, khiến cổ phiếu của công ty tăng giá vùn vụt. Tuy nhiên, lợi nhuận của South Sea đã không bao giờ trở thành sự thật, khiến các nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty này mất trắng. Lãnh đạo của South Sea cũng phải ngồi tù.
1848: Cơn sốt vàng số 1
Sau khi vàng được phát hiện ở phía Bắc bang California, cả nước Mỹ sôi sùng sục hy vọng làm giàu ở miền đất hứa này. Người dân từ khắp nơi ở Mỹ đổ xô tới California, khiến dân số ở bang này tăng gấp 20 lần, từ 15.000 người lên hơn 300.000 người chỉ trong vòng 6 năm.
1860-1873: Đầu cơ cổ phiếu đường sắt
Hoạt động xây dựng đường sắt tăng mạnh ở Mỹ sau thời gian nội chiến. Các cổ phiếu đường sắt vì thế chiếm tới 40% giá trị vốn hóa thị trường tại sàn giao dịch chứng khoán NYSE ở New York. Khủng hoảng tài chính năm 1973 khiến hàng chục công ty đường sắt phá sản, các nhà đầu tư cũng “chết” theo.
Thập niên 1890: Sốt cổ phiếu xe đạp
Ở thời cao điểm, có tới 300 công ty cùng cạnh tranh trên thị trường xe đạp ở Mỹ. Nhưng sau đó, xe hơi xuất hiện, và tới năm 1905, chỉ còn có 12 nhà sản xuất xe đạp Mỹ tồn tại được.
Thập niên 1920: Sốt cổ phiếu radio
Việc phát minh ra chiếc radio đã châm ngòi cho một cơn sốt kiểu “dotcom” trong những năm 1920. Một ví dụ điển hình: Cổ phiếu của công ty Radio Corp. of America đã tăng giá từ 1 USD/cổ phiếu lên 573 USD/cổ phiếu trong thời gian từ 1921 đến 1929. Giá cổ phiếu này sau đó đã lao dốc 95%.
Năm 1959: Đầu cơ cổ phiếu điện tử
Ở thời kỳ đầu của kỷ nguyên vũ trụ, những loại cổ phiếu có chữ “tron” trong tên như Astron hay Transitron, tăng giá với tốc độ tên lửa. Tuy nhiên, tới năm 1962, giá của những cổ phiếu này lại sụt giảm với tốc độ mạnh hơn cả lúc tăng.
1974-1980: Cơn sốt vàng số 2
Lạm phát tăng vọt, các hộ gia đình Mỹ lại lần đầu tiên được phép đầu tư vào vàng kể từ sau Đại suy thoái 1930, khiến giá vàng tăng vọt từ mức quanh 100 USD/oz vào năm 1974 lên mức 850 USD/oz vào năm 1980. Trong 1/4 thế kỷ sau đó, giá vàng liên tục trượt dài.
1980-1984: Sốt cổ phiếu máy tính
Ngay cả trước khi các hệ điều hành Windows hay Mac nổi lên, các công ty máy tính cá nhân đã trở thành “sao” trên thị trường cổ phiếu ở Mỹ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, riêng trong năm 1984, giá cổ phiếu của các công ty này sụt 50%, khiến giới đầu tư e dè trước các loại cổ phiếu công nghệ trong suốt một thập kỷ ròng sau đó.
1985-1990: Sốt nhà đất và chứng khoán ở Nhật
Cùng lúc, đất nước mặt trời mọc chịu hai cơn sốt, vừa sốt bất động sản lại vừa sốt chứng khoán. Trong thời gian 1985-1989, giá cổ phiếu ở Nhật tăng gấp 4 lần. Sau đó, tới thập niên 1990, giá cổ phiếu tại thị trường này liên tục trượt dài và cho tới nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
1997-2000: Sốt cổ phiếu Internet
Cổ phiếu của những công ty có chữ “.com” trong tên là mặt hàng được giới đầu tư ở Phố Wall săn lùng nhiều nhất trong thời gian này. Khi “bữa tiệc” đột ngột chấm dứt vào năm 2000, giá các cổ phiếu công nghệ tại Mỹ sụt mất 4/5 giá trị.
2003-2007: Đầu cơ nhà đất
Nhà đất - kênh đầu tư vốn được xem là dành cho những người thận trọng ở Mỹ - trở thành mục tiêu của hoạt động đầu cơ trên diện rộng. Sự lao dốc của thị trường địa ốc Mỹ sau đó đã châm ngòi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo là suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất từ thập niên 1930 và sự lao dốc chóng mặt của thị trường chứng khoán.
2008-hiện tại: Cơn sốt vàng số 3
Các nhà đầu tư toàn cầu lại tìm đến với vàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng và suy thoái. Hiện tại, giá vàng vẫn đang tăng và đang giao dịch trên 1.100 USD/oz.
(Theo CNN)