Những công ty Mỹ lâm cảnh “phú quý thụt lùi”
8 công ty nằm trong số những doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ có doanh thu suy giảm nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây
Chuyện các doanh nghiệp lớn của Mỹ chứng kiến doanh thu “bốc hơi” 1/3 trong một thời gian ngắn là hiếm khi xảy ra. Nếu có, sự sa sút này thường là kết quả của những biến cố về kinh tế, thị trường hoặc do sự điều chỉnh chiến lược của chính công ty đó.
Trang 24/7 Wall Street đã liệt kê 8 công ty nằm trong số những doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ có doanh thu suy giảm nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây và lý do nằm sau tình trạng “phú quý thụt lùi” này.
1. General Motors
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 59,5 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 195 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 135,5 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -30,5%
Lĩnh vực hoạt động: Ôtô
Vào thập niên 1960, GM chiếm một nửa thị trường ôtô của Mỹ. Sau đó, thị phần này ngày càng giảm cùng với tình trạng giá xăng dầu tăng và sự chậm chạp của hãng trong việc chuyển sang sử dụng động cơ 4 thì. Xe nhập từ Nhật Bản khiến thị phần của GM càng thêm “teo tóp” do xe Nhật có chất lượng tốt và khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao.
Đến đầu thập kỷ trước, GM cùng lúc phải đối phó với những đòi hỏi của Liên đoàn công nhân ôtô Mỹ (UAW) và sự cạnh tranh của các đối thủ Á - Âu. Cuộc suy thoái toàn cầu bắt đầu vào tháng 12/2007 - trong đó doanh số thị trường xe ôtô của Mỹ giảm từ 17 triệu xe vào năm 2005 xuống còn 10,4 triệu xe vào năm 2009 - là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Vào ngày 1/6/2009, GM tuyên bố phá sản với sự bảo lãnh của Chính phủ Mỹ.
Có hai lý do khiến doanh thu của GM giảm mạnh trong mấy năm qua. Thứ nhất, doanh số của hãng đã giảm nhiều ở hai thị trường Mỹ và châu Âu, và thứ hai, GM quyết định đóng cửa những thương hiệu xe không sinh lời, lần lượt là Saturn, Pontiac và Hummer. Việc đóng cửa các thương hiệu này giúp tăng tỷ suất lợi nhuận của GM, nhưng khiến tổng doanh thu của hãng suy giảm. Tuy nhiên, gần đây, doanh thu của GM đã tăng trở lại. Trong quý 3/2011 - quý mới nhất mà GM đã báo cáo kết quả kinh doanh - doanh thu của hãng tăng lên 36,7 tỷ USD từ mức 34,1 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
2. Ford
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 47,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 176,9 tỷ USD (2005)
Doanh thu năm 2010: 129 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -27,1%
Lĩnh vực hoạt động: Ôtô
Ngoài việc Ford chưa phá sản lần nào, câu chuyện của Ford không khác gì GM. Nhậm chức CEO của Ford vào tháng 9/2006, Alan Mulally đã giúp hãng vay được 23 tỷ USD bằng cách thế chấp gần hết tài sản. Chính nhờ số vốn này mà Ford vượt qua được suy thoái toàn cầu. Vào năm 2008, Ford đã phải bán hai thương hiệu Jaguar và Range Rover cho hãng Tata Motors của Ấn Độ để đổi lấy 2,3 tỷ USD.
Trên thực tế, Ford đã lên kế hoạch trước cho sự suy giảm doanh số. Vào năm 2005, CEO của hãng khi đó là Bill Ford lên kế hoạch mang tên “Con đường phía trước” (The Way Forward), trong đó thực hiện cắt giảm số công nhân, giảm sản lượng xe SUV tiêu tốn nhiên liệu và chuyển sang các loại xe chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid).
Tuy nhiên, Bill Ford đã không lường được suy thoái kinh tế Mỹ và không ngăn chặn được sự gia tăng của chi phí nhân công. Ford đã gần như suy sụp trong thời gian suy thoái, Bill Ford mất ghế CEO, nhưng hiện vẫn là Chủ tịch điều hành của hãng xe này.
3. AIG
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 31,3 tỷ USD
Doanh thu năm 2005: 108,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 77,6 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -28,7%
Lĩnh vực hoạt động: Bảo hiểm
AIG điêu đứng vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán nợ dưới chuẩn nặng nề hơn bất kỳ công ty tài chính nào khác. Chính phủ Mỹ đã phải chi 182 tỷ USD để cứu hãng bảo hiểm khổng lồ này thoát cảnh phá sản. Vụ giải cứu này nhằm mục đích tránh sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ, vì AIG có quan hệ chặt chẽ với nhiều ngân hàng khác như Goldman Sachs hay Bank of America. Vào tháng 9/2008, Washington giành quyền kiểm soát cổ phần chính của AIG, mở đầu cho Quốc hội nước này thành lập quỹ giải cứu tài chính (TARP) trị giá 700 tỷ USD để hỗ trợ các “đại gia” Phố Wall khác đang trong tình trạng cận kề phá sản.
Để trả nợ Chính phủ, AIG đã thực hiện phát hành cổ phiếu và bán lại một số bộ phận lớn, bao gồm các công ty con American Life Insurance Company cho MetLife vào đầu năm 2010 với giá 15,5 tỷ USD; AIG Stard và AIG Edison cho Prudential Financial với giá 4,2 tỷ USD vào cuối năm 2010; AIG Credit và 21st Century Insurance cho Farmers Insurance Group vào giữa năm 2009. Sau các vụ chuyển nhượng này, doanh thu của AIG giảm 28,7% trong 5 năm.
4. Motorola Solutions
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 27,5 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 35,3 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 7,8 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -77,9%
Lĩnh vực hoạt động: Viễn thông
Motorola được xem một trong những công ty điện tử tiêu dùng thành công nhất vào năm 2005-2006. Trong thời gian từ 2004-2007, hãng này bán được 130 triệu chiếc điện thoại RAZR.
Trong suốt nhiều năm, Motorola bị xem là một công ty có mô hình hoạt động “lạ”. Ngoài lĩnh vực chủ chốt là điện thoại di động, hãng này còn có mảng sản xuất thiết bị giải mã truyền hình và một bộ phận xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công ty viễn thông. Những lĩnh vực hoạt động này “va nhau chan chát” khi doanh số điện thoại di động giảm chóng mặt do Motorola không thể tung ra một sản phẩm ấn tượng nào sau thành công của RAZR.
Bởi vậy, Hội đồng quản trị và ban điều hành Motorola quyết định tách công ty làm đôi và bán lại bộ phận nhỏ hơn. Nokia Siemens Networkds đã mua lại bộ phận thiết bị mạng không dây của Motorola vào tháng 6/2010 với giá 1,2 tỷ USD. Sau đó, Motorola tiếp tục tách ra thành Motorola Solutions với mảng cơ sở hạ tầng, và Motorola Mobility với mảng điện thoại di động. Gần đây, Motorola Mobility đã chấp nhận để cho Google thâu tóm với giá 12,5 tỷ USD. Thương vụ này đang chờ nhà chức trách thông qua và được kỳ vọng sẽ hoàn tất vào đầu năm 2012 này.
5. Altria
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 17,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 34,8 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 16,9 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -51,5%
Lĩnh vực hoạt động: Thuốc lá
Trước kia, hãng Altria sản xuất các loại thuốc lá dưới thương hiệu Philip Morris. Hãng này cũng từng nắm giữ một cổ phần lớn trong hãng thực phẩm Kraft. Sau đó, nhận thấy không có nhiều lợi ích về quy mô trong việc sở hữu cùng lúc một công ty thực phẩm và công ty thuốc lá,Altria chuyển giao lại Kraft cho cổ đông của công ty thực phẩm này vào năm 2007.
Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất đối với Altria là khi công ty này tách mảng hoạt động quốc tế và chuyển mảng này thành công ty đại chúng có tên Philip Morris International. Altria giữ lại mảng kinh doanh thuốc lá tại Mỹ. Khi kế hoạch chia tách trên được công bố vào giữa năm 2007, doanh thu của Philip Morris International là 48,26 tỷ USD, cao hơn gấp đôi doanh thu của bộ phận tại thị trường Mỹ là 18,47 tỷ USD. Lý do phía sau quyết định chia tách này là mảng hoạt động tại Mỹ chịu sự giám sát chặt và chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn, trong khi mảng hoạt động ở thị trường nước ngoài có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn.
6. Time Warner
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 14,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 41,8 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 26,9 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -35,6%
Lĩnh vực hoạt động: Truyền thông
Time Warner cũng là một công ty đi theo chiến lược chia tách. Tập đoàn khổng lồ của ngành truyền thông này trước đây sở hữu nhiều hệ thống dây cáp, nhà xuất bản tạp chí lớn nhất thế giới Time Inc., hãng phim Warner Bros., nhiều kênh truyền hình cáp gồm HBO và CNN, cùng mạng AOL. Về sau, hãng này quyết định đặt trọng tâm vào mảng nội dung, theo đó tách bỏ Time Warner Cable vào đầu năm 2009.
Tiếp đó, hãng tách thêm bộ phận cổng thông tin trực tuyến để tập trung sâu hơn vào mảng tạp chí, làm phim và nội dung truyền hình cáp. AOL tách riêng để trở thành một công ty đại chúng vào cuối năm 2009. Với chiến lược thu hẹp hoạt động này, doanh thu của Time Warner giảm trên 1/3 trong vòng 5 năm.
7. Citigroup
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 14,3 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 75,7 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 61,4 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -18,9%
Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng
Cũng giống như “anh hàng xóm” AIG, Citigroup đã cơ cấu lại hoạt động trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Từng được biết đến như một “siêu thị tài chính” của thế giới, Citigroup được người sáng lập Sandy Weill tạo nên thông qua một loạt các vụ thâu tóm, bao gồm các công ty tài chính The Travelers, Smith Barney và Salomon Brothers. Tuy nhiên, danh mục chứng khoán nợ dưới chuẩn đã khiến Citigroup điêu đứng khi thị trường bất động sản Mỹ xuống dốc.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Chính phủ Mỹ đã phải rót cho Citigroup hai gói cứu trợ, một gói 20 tỷ USD và 25 tỷ USD. Sau đó, Washington tiếp tục nhất trí bảo lãnh cho 306 tỷ USD tài sản xấu của Citigroup. Sau khi nhậm chức, CEO Vikram Pandit bắt tay vào việc cắt bỏ những bộ phận tệ nhất của ngân hàng này. Những bộ phận có thể bán cũng được bán lại để lấy tiền bù lỗ và trả nợ Chính phủ. Đến cuối năm 2008, Pandit cho biết, ông sẽ cắt giảm 52.000 việc làm. Quy mô Citigroup tiếp tục thu hẹp sau khi bán đi những bộ phận lớn như mảng cho sinh viên vay ăn học hay phần lớn bộ phận tại Nhật.
8. Home Depot
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 6,8 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 73,0 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 66,2 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -9,3%
Lĩnh vực hoạt động: Bán lẻ thiết bị gia dụng
Trong 5 năm qua, Home Depot gặp một loạt thách thức vì sự sụp đổ của thị trường bất động sản và. Doanh số nhà sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng khiến hoạt động xây dựng đi xuống và người dân ngần ngại chi tiền để nâng cấp nhà. Đến nay, thị trường nhà đất của Mỹ vẫn chưa thể hiện rõ sự hồi phục. Trong 3 quý đầu năm 2011, doanh thu của Home Depot chỉ tăng 2,9% lên 54,4 tỷ USD.
Một lý do khác khiến doanh thu của Home Depot “teo tóp” là do hãng này bán lại mảng cung cấp vật liệu xây dựng vào năm 2007 để tập trung vào bán lẻ. Trước khi được bán lại, bộ phận này đã được Home Depot xây dựng thông qua gần 40 vụ mua lại trị giá hơn 7 tỷ USD.
Trang 24/7 Wall Street đã liệt kê 8 công ty nằm trong số những doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ có doanh thu suy giảm nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây và lý do nằm sau tình trạng “phú quý thụt lùi” này.
1. General Motors
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 59,5 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 195 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 135,5 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -30,5%
Lĩnh vực hoạt động: Ôtô
Vào thập niên 1960, GM chiếm một nửa thị trường ôtô của Mỹ. Sau đó, thị phần này ngày càng giảm cùng với tình trạng giá xăng dầu tăng và sự chậm chạp của hãng trong việc chuyển sang sử dụng động cơ 4 thì. Xe nhập từ Nhật Bản khiến thị phần của GM càng thêm “teo tóp” do xe Nhật có chất lượng tốt và khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao.
Đến đầu thập kỷ trước, GM cùng lúc phải đối phó với những đòi hỏi của Liên đoàn công nhân ôtô Mỹ (UAW) và sự cạnh tranh của các đối thủ Á - Âu. Cuộc suy thoái toàn cầu bắt đầu vào tháng 12/2007 - trong đó doanh số thị trường xe ôtô của Mỹ giảm từ 17 triệu xe vào năm 2005 xuống còn 10,4 triệu xe vào năm 2009 - là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Vào ngày 1/6/2009, GM tuyên bố phá sản với sự bảo lãnh của Chính phủ Mỹ.
Có hai lý do khiến doanh thu của GM giảm mạnh trong mấy năm qua. Thứ nhất, doanh số của hãng đã giảm nhiều ở hai thị trường Mỹ và châu Âu, và thứ hai, GM quyết định đóng cửa những thương hiệu xe không sinh lời, lần lượt là Saturn, Pontiac và Hummer. Việc đóng cửa các thương hiệu này giúp tăng tỷ suất lợi nhuận của GM, nhưng khiến tổng doanh thu của hãng suy giảm. Tuy nhiên, gần đây, doanh thu của GM đã tăng trở lại. Trong quý 3/2011 - quý mới nhất mà GM đã báo cáo kết quả kinh doanh - doanh thu của hãng tăng lên 36,7 tỷ USD từ mức 34,1 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
2. Ford
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 47,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 176,9 tỷ USD (2005)
Doanh thu năm 2010: 129 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -27,1%
Lĩnh vực hoạt động: Ôtô
Ngoài việc Ford chưa phá sản lần nào, câu chuyện của Ford không khác gì GM. Nhậm chức CEO của Ford vào tháng 9/2006, Alan Mulally đã giúp hãng vay được 23 tỷ USD bằng cách thế chấp gần hết tài sản. Chính nhờ số vốn này mà Ford vượt qua được suy thoái toàn cầu. Vào năm 2008, Ford đã phải bán hai thương hiệu Jaguar và Range Rover cho hãng Tata Motors của Ấn Độ để đổi lấy 2,3 tỷ USD.
Trên thực tế, Ford đã lên kế hoạch trước cho sự suy giảm doanh số. Vào năm 2005, CEO của hãng khi đó là Bill Ford lên kế hoạch mang tên “Con đường phía trước” (The Way Forward), trong đó thực hiện cắt giảm số công nhân, giảm sản lượng xe SUV tiêu tốn nhiên liệu và chuyển sang các loại xe chạy nhiên liệu tổ hợp (hybrid).
Tuy nhiên, Bill Ford đã không lường được suy thoái kinh tế Mỹ và không ngăn chặn được sự gia tăng của chi phí nhân công. Ford đã gần như suy sụp trong thời gian suy thoái, Bill Ford mất ghế CEO, nhưng hiện vẫn là Chủ tịch điều hành của hãng xe này.
3. AIG
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 31,3 tỷ USD
Doanh thu năm 2005: 108,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 77,6 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -28,7%
Lĩnh vực hoạt động: Bảo hiểm
AIG điêu đứng vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán nợ dưới chuẩn nặng nề hơn bất kỳ công ty tài chính nào khác. Chính phủ Mỹ đã phải chi 182 tỷ USD để cứu hãng bảo hiểm khổng lồ này thoát cảnh phá sản. Vụ giải cứu này nhằm mục đích tránh sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ, vì AIG có quan hệ chặt chẽ với nhiều ngân hàng khác như Goldman Sachs hay Bank of America. Vào tháng 9/2008, Washington giành quyền kiểm soát cổ phần chính của AIG, mở đầu cho Quốc hội nước này thành lập quỹ giải cứu tài chính (TARP) trị giá 700 tỷ USD để hỗ trợ các “đại gia” Phố Wall khác đang trong tình trạng cận kề phá sản.
Để trả nợ Chính phủ, AIG đã thực hiện phát hành cổ phiếu và bán lại một số bộ phận lớn, bao gồm các công ty con American Life Insurance Company cho MetLife vào đầu năm 2010 với giá 15,5 tỷ USD; AIG Stard và AIG Edison cho Prudential Financial với giá 4,2 tỷ USD vào cuối năm 2010; AIG Credit và 21st Century Insurance cho Farmers Insurance Group vào giữa năm 2009. Sau các vụ chuyển nhượng này, doanh thu của AIG giảm 28,7% trong 5 năm.
4. Motorola Solutions
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 27,5 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 35,3 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 7,8 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -77,9%
Lĩnh vực hoạt động: Viễn thông
Motorola được xem một trong những công ty điện tử tiêu dùng thành công nhất vào năm 2005-2006. Trong thời gian từ 2004-2007, hãng này bán được 130 triệu chiếc điện thoại RAZR.
Trong suốt nhiều năm, Motorola bị xem là một công ty có mô hình hoạt động “lạ”. Ngoài lĩnh vực chủ chốt là điện thoại di động, hãng này còn có mảng sản xuất thiết bị giải mã truyền hình và một bộ phận xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công ty viễn thông. Những lĩnh vực hoạt động này “va nhau chan chát” khi doanh số điện thoại di động giảm chóng mặt do Motorola không thể tung ra một sản phẩm ấn tượng nào sau thành công của RAZR.
Bởi vậy, Hội đồng quản trị và ban điều hành Motorola quyết định tách công ty làm đôi và bán lại bộ phận nhỏ hơn. Nokia Siemens Networkds đã mua lại bộ phận thiết bị mạng không dây của Motorola vào tháng 6/2010 với giá 1,2 tỷ USD. Sau đó, Motorola tiếp tục tách ra thành Motorola Solutions với mảng cơ sở hạ tầng, và Motorola Mobility với mảng điện thoại di động. Gần đây, Motorola Mobility đã chấp nhận để cho Google thâu tóm với giá 12,5 tỷ USD. Thương vụ này đang chờ nhà chức trách thông qua và được kỳ vọng sẽ hoàn tất vào đầu năm 2012 này.
5. Altria
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 17,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 34,8 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 16,9 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -51,5%
Lĩnh vực hoạt động: Thuốc lá
Trước kia, hãng Altria sản xuất các loại thuốc lá dưới thương hiệu Philip Morris. Hãng này cũng từng nắm giữ một cổ phần lớn trong hãng thực phẩm Kraft. Sau đó, nhận thấy không có nhiều lợi ích về quy mô trong việc sở hữu cùng lúc một công ty thực phẩm và công ty thuốc lá,Altria chuyển giao lại Kraft cho cổ đông của công ty thực phẩm này vào năm 2007.
Tuy nhiên, thay đổi quan trọng nhất đối với Altria là khi công ty này tách mảng hoạt động quốc tế và chuyển mảng này thành công ty đại chúng có tên Philip Morris International. Altria giữ lại mảng kinh doanh thuốc lá tại Mỹ. Khi kế hoạch chia tách trên được công bố vào giữa năm 2007, doanh thu của Philip Morris International là 48,26 tỷ USD, cao hơn gấp đôi doanh thu của bộ phận tại thị trường Mỹ là 18,47 tỷ USD. Lý do phía sau quyết định chia tách này là mảng hoạt động tại Mỹ chịu sự giám sát chặt và chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn, trong khi mảng hoạt động ở thị trường nước ngoài có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn.
6. Time Warner
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 14,9 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 41,8 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 26,9 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -35,6%
Lĩnh vực hoạt động: Truyền thông
Time Warner cũng là một công ty đi theo chiến lược chia tách. Tập đoàn khổng lồ của ngành truyền thông này trước đây sở hữu nhiều hệ thống dây cáp, nhà xuất bản tạp chí lớn nhất thế giới Time Inc., hãng phim Warner Bros., nhiều kênh truyền hình cáp gồm HBO và CNN, cùng mạng AOL. Về sau, hãng này quyết định đặt trọng tâm vào mảng nội dung, theo đó tách bỏ Time Warner Cable vào đầu năm 2009.
Tiếp đó, hãng tách thêm bộ phận cổng thông tin trực tuyến để tập trung sâu hơn vào mảng tạp chí, làm phim và nội dung truyền hình cáp. AOL tách riêng để trở thành một công ty đại chúng vào cuối năm 2009. Với chiến lược thu hẹp hoạt động này, doanh thu của Time Warner giảm trên 1/3 trong vòng 5 năm.
7. Citigroup
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 14,3 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 75,7 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 61,4 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -18,9%
Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng
Cũng giống như “anh hàng xóm” AIG, Citigroup đã cơ cấu lại hoạt động trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Từng được biết đến như một “siêu thị tài chính” của thế giới, Citigroup được người sáng lập Sandy Weill tạo nên thông qua một loạt các vụ thâu tóm, bao gồm các công ty tài chính The Travelers, Smith Barney và Salomon Brothers. Tuy nhiên, danh mục chứng khoán nợ dưới chuẩn đã khiến Citigroup điêu đứng khi thị trường bất động sản Mỹ xuống dốc.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Chính phủ Mỹ đã phải rót cho Citigroup hai gói cứu trợ, một gói 20 tỷ USD và 25 tỷ USD. Sau đó, Washington tiếp tục nhất trí bảo lãnh cho 306 tỷ USD tài sản xấu của Citigroup. Sau khi nhậm chức, CEO Vikram Pandit bắt tay vào việc cắt bỏ những bộ phận tệ nhất của ngân hàng này. Những bộ phận có thể bán cũng được bán lại để lấy tiền bù lỗ và trả nợ Chính phủ. Đến cuối năm 2008, Pandit cho biết, ông sẽ cắt giảm 52.000 việc làm. Quy mô Citigroup tiếp tục thu hẹp sau khi bán đi những bộ phận lớn như mảng cho sinh viên vay ăn học hay phần lớn bộ phận tại Nhật.
8. Home Depot
Mức suy giảm doanh thu trong 5 năm: 6,8 tỷ USD
Doanh thu năm 2006: 73,0 tỷ USD
Doanh thu năm 2010: 66,2 tỷ USD
Tỷ lệ thay đổi về doanh thu: -9,3%
Lĩnh vực hoạt động: Bán lẻ thiết bị gia dụng
Trong 5 năm qua, Home Depot gặp một loạt thách thức vì sự sụp đổ của thị trường bất động sản và. Doanh số nhà sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng khiến hoạt động xây dựng đi xuống và người dân ngần ngại chi tiền để nâng cấp nhà. Đến nay, thị trường nhà đất của Mỹ vẫn chưa thể hiện rõ sự hồi phục. Trong 3 quý đầu năm 2011, doanh thu của Home Depot chỉ tăng 2,9% lên 54,4 tỷ USD.
Một lý do khác khiến doanh thu của Home Depot “teo tóp” là do hãng này bán lại mảng cung cấp vật liệu xây dựng vào năm 2007 để tập trung vào bán lẻ. Trước khi được bán lại, bộ phận này đã được Home Depot xây dựng thông qua gần 40 vụ mua lại trị giá hơn 7 tỷ USD.