Những cú lội ngược dòng của nhà mạng
Bất chấp suy thoái kinh tế, ngành thông tin di động Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, kèm theo giá trị thương hiệu nội địa ở vị trí cao
Bất chấp suy thoái kinh tế, ngành thông tin di động Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, kèm theo giá trị thương hiệu nội địa ở vị trí cao.
Trong 3 năm từ 2007-2009, những mạng di động lớn tại Việt Nam đều đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục với tỷ lệ trung bình gần 70% cả về thuê bao lẫn doanh thu. Đặc biệt, năm 2008, trong bối cảnh lạm phát tăng rất cao thì giá cước di động nói chung lại giảm mạnh. Trong khi hầu hết các công ty đều chùn bước tăng trưởng, doanh thu lợi nhuận giảm, thì các hãng thông tin di động vẫn tiếp tục có “mùa vàng”.
Năm 2008, MobiFone được coi như một điểm sáng của khủng hoảng với việc trở thành mạng di động vượt mốc doanh thu 1 tỷ USD. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của mạng này đạt gần 35% - một tỷ suất trong mơ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thời thịnh vượng, chứ chưa nói tới thời khủng hoảng.
Gần cuối năm 2010, Tổng cục Thuế và Công ty Vietnam Report còn đưa ra một bảng xếp hạng đặc biệt về thành tích đóng thuế của các công ty Việt Nam trong 3 năm từ 2007-2009. Theo danh sách này, MobiFone đứng ở vị trí số 1 trong số 1.000 công ty nộp thuế cao nhất Việt Nam. Đứng ở vị trí thứ 2 cũng là một hãng thông tin di động - Viettel.
Kết thúc năm 2010, theo thống kê chỉ số giá tiêu dùng lại vọt lên 2 con số (11,75%) thì cước di động vẫn giữ đà giảm mạnh. Trong khi mọi hàng hóa, dịch vụ tăng giá phi mã thì cước di động giảm trung bình từ 10-15% cho mọi khách hàng. Chẳng hạn, MobiFone giảm tới hơn 10 lần cước gọi quốc tế ở gói Global Saving. Theo đó, cước gọi quốc tế tới các quốc gia chủ chốt chỉ còn khoảng 300 đồng/phút so với mức 3.6000 đồng trước đó.
Trên mặt trận thương hiệu, các hãng di động trong nước cũng làm một cú “ngược dòng” thú vị. Nếu như đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ, các thương hiệu có yếu tố nước ngoài luôn chiếm ưu thế so với trong nước thì điều ngược lại đang xảy ra ở lĩnh vực thông tin di động.
Theo kết quả điều tra năm 2010 của công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới AC Nielsen, 7/8 thương hiệu viễn thông được yêu thích nhất là các hãng nội địa. Một thương hiệu viễn thông có yếu tố nước ngoài duy nhất cũng lọt vào danh sách (Beeline) nhưng được xếp ở vị trí cuối cùng.
Trong kết quả điều tra 10 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu Việt Nam của AC Nielsen, các thương hiệu viễn thông có yếu tố nước ngoài hoàn toàn vắng bóng. Hai thương hiệu viễn thông có mặt trong Top 10 đều là các hãng trong nước, là MobiFone và Viettel.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên, kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy vị trí áp đảo của các thương hiệu nội địa. Cuối năm 2009, một công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới khác là TNS cũng làm điều tra dành cho các thương hiệu di động tại Việt Nam.
Theo kết quả được công bố, 3 hãng thông tin di động nội địa vẫn chiếm vị trí tuyệt đối so với các hãng có yếu tố nước ngoài cả về độ nhận biết, mức độ ưa thích và mong muốn sử dụng. Kết quả, MobiFone đứng số 1 về cả 3 chỉ tiêu, Viettel đứng thứ 2 và Vinaphone thứ 3.
Nhận xét về sự áp đảo của các thương hiệu thuần Việt trong lĩnh vực thông tin di động, một chuyên gia viễn thông có kinh nghiệm cho rằng: “Đây là điều đáng mừng, thể hiện sự phát triển của nền viễn thông nước nhà trong quá trình hội nhập với thế giới”. Ông này cho rằng, chính nhờ đó mà viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục có bước phát triển mạnh và sức cạnh tranh cao kể cả khi thị trường viễn thông được mở cửa hoàn toàn.
Trong 3 năm từ 2007-2009, những mạng di động lớn tại Việt Nam đều đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục với tỷ lệ trung bình gần 70% cả về thuê bao lẫn doanh thu. Đặc biệt, năm 2008, trong bối cảnh lạm phát tăng rất cao thì giá cước di động nói chung lại giảm mạnh. Trong khi hầu hết các công ty đều chùn bước tăng trưởng, doanh thu lợi nhuận giảm, thì các hãng thông tin di động vẫn tiếp tục có “mùa vàng”.
Năm 2008, MobiFone được coi như một điểm sáng của khủng hoảng với việc trở thành mạng di động vượt mốc doanh thu 1 tỷ USD. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của mạng này đạt gần 35% - một tỷ suất trong mơ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thời thịnh vượng, chứ chưa nói tới thời khủng hoảng.
Gần cuối năm 2010, Tổng cục Thuế và Công ty Vietnam Report còn đưa ra một bảng xếp hạng đặc biệt về thành tích đóng thuế của các công ty Việt Nam trong 3 năm từ 2007-2009. Theo danh sách này, MobiFone đứng ở vị trí số 1 trong số 1.000 công ty nộp thuế cao nhất Việt Nam. Đứng ở vị trí thứ 2 cũng là một hãng thông tin di động - Viettel.
Kết thúc năm 2010, theo thống kê chỉ số giá tiêu dùng lại vọt lên 2 con số (11,75%) thì cước di động vẫn giữ đà giảm mạnh. Trong khi mọi hàng hóa, dịch vụ tăng giá phi mã thì cước di động giảm trung bình từ 10-15% cho mọi khách hàng. Chẳng hạn, MobiFone giảm tới hơn 10 lần cước gọi quốc tế ở gói Global Saving. Theo đó, cước gọi quốc tế tới các quốc gia chủ chốt chỉ còn khoảng 300 đồng/phút so với mức 3.6000 đồng trước đó.
Trên mặt trận thương hiệu, các hãng di động trong nước cũng làm một cú “ngược dòng” thú vị. Nếu như đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ, các thương hiệu có yếu tố nước ngoài luôn chiếm ưu thế so với trong nước thì điều ngược lại đang xảy ra ở lĩnh vực thông tin di động.
Theo kết quả điều tra năm 2010 của công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới AC Nielsen, 7/8 thương hiệu viễn thông được yêu thích nhất là các hãng nội địa. Một thương hiệu viễn thông có yếu tố nước ngoài duy nhất cũng lọt vào danh sách (Beeline) nhưng được xếp ở vị trí cuối cùng.
Trong kết quả điều tra 10 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu Việt Nam của AC Nielsen, các thương hiệu viễn thông có yếu tố nước ngoài hoàn toàn vắng bóng. Hai thương hiệu viễn thông có mặt trong Top 10 đều là các hãng trong nước, là MobiFone và Viettel.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên, kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy vị trí áp đảo của các thương hiệu nội địa. Cuối năm 2009, một công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới khác là TNS cũng làm điều tra dành cho các thương hiệu di động tại Việt Nam.
Theo kết quả được công bố, 3 hãng thông tin di động nội địa vẫn chiếm vị trí tuyệt đối so với các hãng có yếu tố nước ngoài cả về độ nhận biết, mức độ ưa thích và mong muốn sử dụng. Kết quả, MobiFone đứng số 1 về cả 3 chỉ tiêu, Viettel đứng thứ 2 và Vinaphone thứ 3.
Nhận xét về sự áp đảo của các thương hiệu thuần Việt trong lĩnh vực thông tin di động, một chuyên gia viễn thông có kinh nghiệm cho rằng: “Đây là điều đáng mừng, thể hiện sự phát triển của nền viễn thông nước nhà trong quá trình hội nhập với thế giới”. Ông này cho rằng, chính nhờ đó mà viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục có bước phát triển mạnh và sức cạnh tranh cao kể cả khi thị trường viễn thông được mở cửa hoàn toàn.