Những gia tộc giàu nhất châu Á (tiếp theo)
Kinh tế phát triển cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, địa ốc đã giúp một số doanh nghiệp châu Á tăng trưởng chóng mặt
Kinh tế tăng trưởng mạnh, cùng với sự bùng nổ của các thị trường chứng khoán, địa ốc đã giúp một số doanh nghiệp lớn nhất châu Á tăng trưởng với nhịp độ chóng mặt.
Phần nhiều những tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong khu vực này nằm trong tay các đại gia tộc, như nhà họ Wang ở Đài Loan, Ambani ở Ấn Độ…
Không ít công ty gia đình đã góp phần định hình nên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp ở các nước như ở Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Singapore.
Ngân hàng tư nhân Julius Baer dự báo, tài sản của 3,3 triệu cá nhân giàu có trong khu vực này sẽ tăng gấp 3 lần, lên gần 15,81 nghìn tỷ USD vào năm 2015.
Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu 5 gia tộc như vậy, mời bạn đọc cùng theo dõi 5 đại gia đình tài phiệt khác ở châu Á:
5. Sunil Mittal và gia đình (Ấn Độ)
Tập đoàn Bharti
Giá trị tài sản ước tính: 16,5 tỷ USD
Sunil Bharti Mittal là người sáng lập Tập đoàn Bharti. Ông cũng là Chủ tịch Công ty Bharti Airtel, hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất Ấn Độ. Hiện, Bharti Airtel là công ty viễn thông lớn thứ 5 trên thế giới với hơn 200 triệu khách hàng.
Ông Mittal (trong ảnh) thành lập doanh nghiệp này vào năm 1976 với số vốn chưa đầy 500 USD từ người cha. Khi đó, ông mới 18 tuổi. Công ty do ông sáng lập chuyên sản xuất phụ tùng xe đạp. Sau đó, ông đã thành lập Công ty Viễn thông Bharti, doanh nghiệp đầu tiên ở Ấn Độ đưa ra thị trường các mẫu điện thoại có phím bấm trong thập niên 1980. Mười năm sau đó, công ty tiếp tục tung ra máy fax cùng điện thoại không dây. Hiện, tập đoàn tập trung vào các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ tài chính và sản xuất, với hoạt động ở 19 quốc gia. Hai người anh em của ông, Rakesh và Rajan Mittal, cũng tham gia hoạt động kinh doanh của gia đình với tư cách lãnh đạo các mảng bán lẻ và nông nghiệp.
Hai người con trai sinh đôi Kavin và Shravin của ông Sunil Mittal gần đây cũng cho biết sẽ tham dự công việc kinh doanh của gia đình. Trong đó, Kavin sẽ lãnh đạo một liên doanh với hãng viễn thông hàng đầu Nhật Bản là Softbank để phát triển truyền thông xã hội, trò chơi và thương mại điện tử trong một nỗ lực thúc đẩy sự phát triển Internet di động ở Ấn Độ. Quốc gia này hiện là thị trường điện thoại di động lớn thứ hai thế giới với gần 866 triệu thuê bao.
4. Nhà Kwok (Hồng Kông, Trung Quốc)
Tập đoàn Địa ốc Sun Hung Kai
Giá trị tài sản ước tính: 22 tỷ USD
Gia tộc Kwok đã sáng lập Tập đoàn Địa ốc Sun Hung Kai (SHK). Đây là doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn nhất ở châu Á về giá trị vốn hóa thị trường.
Công ty được thành lập vào năm 1963, với sự hợp tác của doanh nhân Trung Quốc Tak Seng Kwok cùng hai đối tác Fung King Hey và Lee Shau Kee. Công ty đã niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào năm 1972 và nhanh chóng trở thành một trong những công ty hàng đầu về giá trị vốn hóa. Hiện giá trị vốn hóa thị trường của công ty đang đứng ở mức 34,25 tỷ USD.
Tak Seng qua đời vào năm 1990 và để lại gia sản cùng quyền quản lý công ty cho người vợ Kwong Siu-hing và ba người con trai: Raymond (bên trái trong ảnh), Thomas (bên phải trong ảnh) và Walter Kwok. Công ty hiện tiếp tục làm ăn phát đạt do thị trường địa ốc Hồng Kông và Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng nóng. Năm ngoái, SHK đã khánh thành Trung tâm Thương mại Quốc tế, tòa nhà cao nhất Hồng Kông, đánh dấu thêm một cột mốc mới trong sự phát triển của mình.
3. Lakshmi Narayan Mittal và gia đình (Ấn Độ)
Tập đoàn ArcelorMittal
Giá trị tài sản ước tính: 28 tỷ USD
Lakshmi Narayan Mittal là người sáng lập ArcelorMittal, doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất thế giới. Theo tạp chí Forbes, Mittal là người giàu thứ 6 trên thế giới.
“Ông trùm” sắt thép 61 tuổi này đã thành lập công ty Thép Mittal vào năm 1989. Đến năm 2006, đơn vị này đã sáp nhập với Arcelor để lập nên tập đoàn hiện nay, với trụ sở đặt ở Luxembourg. Mittal (bên trái trong ảnh) hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ArcelorMittal, sở hữu 40% cổ phần. Các thành viên khác trong gia đình cũng tham gia kinh doanh, gồm con trai và là người thừa kế của ông – Aditya, con gái Vanisha. Trong đó, Aditya hiện nắm giữ chức Giám đốc Tài chính, còn Vanisha (bên phải trong ảnh) là 1 trong số 11 thành viên ban điều hành.
Năm 2004, Vanisha kết hôn cùng với Amit Bhatia (người đứng ngoài cùng bên phải trong ảnh). Đám cưới của cặp đôi này đã trở thành tiêu điểm chú ý của dư luận bởi số tiền khổng lồ được dùng cho hôn lễ lên tới 60 triệu USD. Đây là đám cưới đắt thứ 3 thế giới trong thời hiện đại. Hôn lễ được tổ chức tại Cung điện Versailles ở Pháp và nhà Mittal đã mời 1.000 khách ở lại một tuần trong các khách sạn 5 sao tại thủ đô Paris.
Gia tộc này hiện vẫn đang tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới. ArcelorMittal gần đây đã hợp sức với Tập đoàn Than đá Peabody của Mỹ trong việc mua lại gần 60% cổ phần trong công ty sản xuất than cốc lớn nhất thế giới Macarthur Coal với giá 5 tỷ USD.
2. Li Ka-shing và gia đình (Hồng Kông)
Các công ty Cheung Kong, PCCW, Hutchison Whampoa
Giá trị tài sản ước tính: 32 tỷ USD
Li Ka-shing được coi là một trong những doanh nhân quyền lực nhất ở châu Á. Các công ty dưới tay ông đều đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông và có tổng giá trị vốn hóa thị trường lên tới 92 tỷ USD.
Với một khởi đầu khá khiêm tốn, “ông trùm” kinh doanh người Trung Quốc này đã bỏ học từ năm 12 tuổi và rời đại lục để tới Hồng Kông cùng với gia đình vào năm 1928. Sau khi làm việc một thời gian tại công ty nhựa, ông Ka-shing (bên phải trong ảnh) đã đứng ra mở công ty nhựa riêng của mình ở tuổi 22 và nay doanh nghiệp này đã phát triển thành Cheung Kong Industries, hãng đầu tư địa ốc hàng đầu ở Hồng Kông. Công ty này đã niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 1972 và tiếp tục mở rộng, thâu tóm các doanh nghiệp Hutchison Whampoa và Hồng Kông Electric.
Hoạt động kinh doanh của ông Ka-shing hiện rất đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực, từ hàng hải, viễn thông cho tới công nghệ sinh học, với nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở Trung Quốc, Anh và Australia. Hai người con trai của ông là Victor Tzar Kuoi (bên trái trong ảnh) 47 tuổi và Richard Tzar Kai Li, 44 tuổi, đang tham gia điều hành doanh nghiệp. Trong đó, Victor phụ trách các công ty Cheung Kong, Hutichson Whampoa và KC Life. Anh được xem là người thừa kế của ông Ka-shing. Trong khi, người em Richard hiện là Chủ tịch Hãng viễn thông PCCW.
Giới truyền thông địa phương đã đặt cho ông biệt danh “siêu nhân” bởi mức độ hiểu biết của ông trong các hợp đồng kinh doanh. Tháng 8 vừa qua, công ty đã tuyên bố việc thâu tóm một công ty niêm yết ở Anh trong năm nay. Cụ thể, ông Ka-shing đã đồng ý mua lại Tập đoàn Nước Northumbrian với giá 3,8 tỷ USD.
1. Nhà Ambani (Ấn Độ)
Tập đoàn Reliance Industries và Reliance Group
Giá trị tài sản ước tính: 37,6 tỷ USD
Ambani là gia tộc giàu có nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Gia đình này đã sáng lập nên Reliance Industries, công ty niêm yết lớn nhất Ấn Độ về giá trị vốn hóa thị trường, 55,6 tỷ USD.
Relian Industries do ông Dhirubhai Hirachand Ambani thành lập vào năm 1966, chuyên làm về dệt. Sau đó, doanh nghiệp này đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực, như hóa dầu, viễn thông và điện lực. Câu chuyện khởi nghiệp của Dhirubhai từ một công nhân trở thành một “ông trùm” kinh tế đã giúp nâng hình ảnh của ông lên thành một thần tượng ở Ấn Độ. Reliance Industries chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 1977. Các cuộc họp hàng năm của công ty được tổ chức ở những sân vận động để có thể chứa hết được số lượng quan khách khổng lồ.
Sau khi ông Dhirubhai qua đời vào năm 2002, các con trai ông là Mukesh (bên phải trong ảnh) và Anil Ambani (bên trái trong ảnh) đã nắm quyền quản lý việc kinh doanh trong gia đình, nhưng những tranh chấp giữa hai người đã khiến tập đoàn bị chia tách vào năm 2006. Trong đó, người anh Mukesh, 54 tuổi, nắm quyền Reliance Industries chuyên về các tài sản dầu của tập đoàn, còn người em Anil, 52 tuổi, giữ chức Chủ tịch Reliance Group chuyên về các mảng viễn thông, điện lực, y tế…
Trong nhiều năm qua, gia tộc Ambani đã trở thành đề tài bàn luận nóng hổi ở Ấn Độ vì bị cảnh sát điều tra hoạt động kinh doanh hay những cáo buộc tham nhũng trong tập đoàn. Tháng trước, một số báo cáo cho thấy, các nhà chức trách đang điều tra vai trò của Anil Ambani trong một vụ scandal cấp phép viễn thông trị giá hàng tỷ USD. Trong khi đó, Mukesh Ambani thì gây được sự chú ý của cả thế giới về việc xây tòa nhà đắt nhất hành tinh ở Mumbai, với chi phí lên tới 1 tỷ USD.
Phần nhiều những tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong khu vực này nằm trong tay các đại gia tộc, như nhà họ Wang ở Đài Loan, Ambani ở Ấn Độ…
Không ít công ty gia đình đã góp phần định hình nên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp ở các nước như ở Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Singapore.
Ngân hàng tư nhân Julius Baer dự báo, tài sản của 3,3 triệu cá nhân giàu có trong khu vực này sẽ tăng gấp 3 lần, lên gần 15,81 nghìn tỷ USD vào năm 2015.
Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu 5 gia tộc như vậy, mời bạn đọc cùng theo dõi 5 đại gia đình tài phiệt khác ở châu Á:
5. Sunil Mittal và gia đình (Ấn Độ)
Tập đoàn Bharti
Giá trị tài sản ước tính: 16,5 tỷ USD
Sunil Bharti Mittal là người sáng lập Tập đoàn Bharti. Ông cũng là Chủ tịch Công ty Bharti Airtel, hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất Ấn Độ. Hiện, Bharti Airtel là công ty viễn thông lớn thứ 5 trên thế giới với hơn 200 triệu khách hàng.
Ông Mittal (trong ảnh) thành lập doanh nghiệp này vào năm 1976 với số vốn chưa đầy 500 USD từ người cha. Khi đó, ông mới 18 tuổi. Công ty do ông sáng lập chuyên sản xuất phụ tùng xe đạp. Sau đó, ông đã thành lập Công ty Viễn thông Bharti, doanh nghiệp đầu tiên ở Ấn Độ đưa ra thị trường các mẫu điện thoại có phím bấm trong thập niên 1980. Mười năm sau đó, công ty tiếp tục tung ra máy fax cùng điện thoại không dây. Hiện, tập đoàn tập trung vào các lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ tài chính và sản xuất, với hoạt động ở 19 quốc gia. Hai người anh em của ông, Rakesh và Rajan Mittal, cũng tham gia hoạt động kinh doanh của gia đình với tư cách lãnh đạo các mảng bán lẻ và nông nghiệp.
Hai người con trai sinh đôi Kavin và Shravin của ông Sunil Mittal gần đây cũng cho biết sẽ tham dự công việc kinh doanh của gia đình. Trong đó, Kavin sẽ lãnh đạo một liên doanh với hãng viễn thông hàng đầu Nhật Bản là Softbank để phát triển truyền thông xã hội, trò chơi và thương mại điện tử trong một nỗ lực thúc đẩy sự phát triển Internet di động ở Ấn Độ. Quốc gia này hiện là thị trường điện thoại di động lớn thứ hai thế giới với gần 866 triệu thuê bao.
4. Nhà Kwok (Hồng Kông, Trung Quốc)
Tập đoàn Địa ốc Sun Hung Kai
Giá trị tài sản ước tính: 22 tỷ USD
Gia tộc Kwok đã sáng lập Tập đoàn Địa ốc Sun Hung Kai (SHK). Đây là doanh nghiệp phát triển bất động sản lớn nhất ở châu Á về giá trị vốn hóa thị trường.
Công ty được thành lập vào năm 1963, với sự hợp tác của doanh nhân Trung Quốc Tak Seng Kwok cùng hai đối tác Fung King Hey và Lee Shau Kee. Công ty đã niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào năm 1972 và nhanh chóng trở thành một trong những công ty hàng đầu về giá trị vốn hóa. Hiện giá trị vốn hóa thị trường của công ty đang đứng ở mức 34,25 tỷ USD.
Tak Seng qua đời vào năm 1990 và để lại gia sản cùng quyền quản lý công ty cho người vợ Kwong Siu-hing và ba người con trai: Raymond (bên trái trong ảnh), Thomas (bên phải trong ảnh) và Walter Kwok. Công ty hiện tiếp tục làm ăn phát đạt do thị trường địa ốc Hồng Kông và Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng nóng. Năm ngoái, SHK đã khánh thành Trung tâm Thương mại Quốc tế, tòa nhà cao nhất Hồng Kông, đánh dấu thêm một cột mốc mới trong sự phát triển của mình.
3. Lakshmi Narayan Mittal và gia đình (Ấn Độ)
Tập đoàn ArcelorMittal
Giá trị tài sản ước tính: 28 tỷ USD
Lakshmi Narayan Mittal là người sáng lập ArcelorMittal, doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất thế giới. Theo tạp chí Forbes, Mittal là người giàu thứ 6 trên thế giới.
“Ông trùm” sắt thép 61 tuổi này đã thành lập công ty Thép Mittal vào năm 1989. Đến năm 2006, đơn vị này đã sáp nhập với Arcelor để lập nên tập đoàn hiện nay, với trụ sở đặt ở Luxembourg. Mittal (bên trái trong ảnh) hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ArcelorMittal, sở hữu 40% cổ phần. Các thành viên khác trong gia đình cũng tham gia kinh doanh, gồm con trai và là người thừa kế của ông – Aditya, con gái Vanisha. Trong đó, Aditya hiện nắm giữ chức Giám đốc Tài chính, còn Vanisha (bên phải trong ảnh) là 1 trong số 11 thành viên ban điều hành.
Năm 2004, Vanisha kết hôn cùng với Amit Bhatia (người đứng ngoài cùng bên phải trong ảnh). Đám cưới của cặp đôi này đã trở thành tiêu điểm chú ý của dư luận bởi số tiền khổng lồ được dùng cho hôn lễ lên tới 60 triệu USD. Đây là đám cưới đắt thứ 3 thế giới trong thời hiện đại. Hôn lễ được tổ chức tại Cung điện Versailles ở Pháp và nhà Mittal đã mời 1.000 khách ở lại một tuần trong các khách sạn 5 sao tại thủ đô Paris.
Gia tộc này hiện vẫn đang tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới. ArcelorMittal gần đây đã hợp sức với Tập đoàn Than đá Peabody của Mỹ trong việc mua lại gần 60% cổ phần trong công ty sản xuất than cốc lớn nhất thế giới Macarthur Coal với giá 5 tỷ USD.
2. Li Ka-shing và gia đình (Hồng Kông)
Các công ty Cheung Kong, PCCW, Hutchison Whampoa
Giá trị tài sản ước tính: 32 tỷ USD
Li Ka-shing được coi là một trong những doanh nhân quyền lực nhất ở châu Á. Các công ty dưới tay ông đều đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông và có tổng giá trị vốn hóa thị trường lên tới 92 tỷ USD.
Với một khởi đầu khá khiêm tốn, “ông trùm” kinh doanh người Trung Quốc này đã bỏ học từ năm 12 tuổi và rời đại lục để tới Hồng Kông cùng với gia đình vào năm 1928. Sau khi làm việc một thời gian tại công ty nhựa, ông Ka-shing (bên phải trong ảnh) đã đứng ra mở công ty nhựa riêng của mình ở tuổi 22 và nay doanh nghiệp này đã phát triển thành Cheung Kong Industries, hãng đầu tư địa ốc hàng đầu ở Hồng Kông. Công ty này đã niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 1972 và tiếp tục mở rộng, thâu tóm các doanh nghiệp Hutchison Whampoa và Hồng Kông Electric.
Hoạt động kinh doanh của ông Ka-shing hiện rất đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực, từ hàng hải, viễn thông cho tới công nghệ sinh học, với nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở Trung Quốc, Anh và Australia. Hai người con trai của ông là Victor Tzar Kuoi (bên trái trong ảnh) 47 tuổi và Richard Tzar Kai Li, 44 tuổi, đang tham gia điều hành doanh nghiệp. Trong đó, Victor phụ trách các công ty Cheung Kong, Hutichson Whampoa và KC Life. Anh được xem là người thừa kế của ông Ka-shing. Trong khi, người em Richard hiện là Chủ tịch Hãng viễn thông PCCW.
Giới truyền thông địa phương đã đặt cho ông biệt danh “siêu nhân” bởi mức độ hiểu biết của ông trong các hợp đồng kinh doanh. Tháng 8 vừa qua, công ty đã tuyên bố việc thâu tóm một công ty niêm yết ở Anh trong năm nay. Cụ thể, ông Ka-shing đã đồng ý mua lại Tập đoàn Nước Northumbrian với giá 3,8 tỷ USD.
1. Nhà Ambani (Ấn Độ)
Tập đoàn Reliance Industries và Reliance Group
Giá trị tài sản ước tính: 37,6 tỷ USD
Ambani là gia tộc giàu có nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Gia đình này đã sáng lập nên Reliance Industries, công ty niêm yết lớn nhất Ấn Độ về giá trị vốn hóa thị trường, 55,6 tỷ USD.
Relian Industries do ông Dhirubhai Hirachand Ambani thành lập vào năm 1966, chuyên làm về dệt. Sau đó, doanh nghiệp này đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực, như hóa dầu, viễn thông và điện lực. Câu chuyện khởi nghiệp của Dhirubhai từ một công nhân trở thành một “ông trùm” kinh tế đã giúp nâng hình ảnh của ông lên thành một thần tượng ở Ấn Độ. Reliance Industries chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 1977. Các cuộc họp hàng năm của công ty được tổ chức ở những sân vận động để có thể chứa hết được số lượng quan khách khổng lồ.
Sau khi ông Dhirubhai qua đời vào năm 2002, các con trai ông là Mukesh (bên phải trong ảnh) và Anil Ambani (bên trái trong ảnh) đã nắm quyền quản lý việc kinh doanh trong gia đình, nhưng những tranh chấp giữa hai người đã khiến tập đoàn bị chia tách vào năm 2006. Trong đó, người anh Mukesh, 54 tuổi, nắm quyền Reliance Industries chuyên về các tài sản dầu của tập đoàn, còn người em Anil, 52 tuổi, giữ chức Chủ tịch Reliance Group chuyên về các mảng viễn thông, điện lực, y tế…
Trong nhiều năm qua, gia tộc Ambani đã trở thành đề tài bàn luận nóng hổi ở Ấn Độ vì bị cảnh sát điều tra hoạt động kinh doanh hay những cáo buộc tham nhũng trong tập đoàn. Tháng trước, một số báo cáo cho thấy, các nhà chức trách đang điều tra vai trò của Anil Ambani trong một vụ scandal cấp phép viễn thông trị giá hàng tỷ USD. Trong khi đó, Mukesh Ambani thì gây được sự chú ý của cả thế giới về việc xây tòa nhà đắt nhất hành tinh ở Mumbai, với chi phí lên tới 1 tỷ USD.