Những khó khăn của doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài
Doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại cả 5 châu lục với 317 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1 tỷ USD.
Trong đó thị trường Lào chiếm nhiều nhất với 123 dự án, với gần 39% số dự án và hơn 50% vốn đầu tư.
Theo Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam thì những dự án đầu tư ra nước ngoài phải có tính khả thi, doanh nghiệp phải có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Để có giấy phép đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp cần phải có văn bản cho phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc hợp đồng, bản thỏa thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư, giải trình về mục tiêu của dự án, nguồn gốc các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng phải nói rõ về tình hình tài chính của mình, hình thức đầu tư, phương thức chuyển vốn, phương thức chuyển lợi nhuận về nước. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Thủ tục vẫn nhiêu khê
Quy định là vậy, nhưng trong thực tế việc đầu tư ra nước ngoài đang vấp phải nhiều khó khăn do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước.
Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp ở địa phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải tốn thời gian đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin phép.
Tính ra, doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý trong nước.
Khó khăn thứ hai, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải có văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư vào quốc gia đó khi đã được sự cho phép của quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư mang quốc tịch. Điều này để tránh được nạn “rửa tiền” thông qua việc đầu tư ra nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư muốn những đồng tiền “sạch” chảy vào thị trường của mình.
Sự trái nhau về những quy định cấp phép đầu tư này sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh doanh.
Thứ ba, vướng mắc nhiều nhất hiện nay là vấn đề chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phải hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu tư do nước ngoài cấp...
Như vậy giai đoạn làm khảo sát, thăm dò, thiết kế dự án của doanh nghiệp tại nước ngoài sẽ không được chuyển tiền ra nước ngoài. Đây sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động chuẩn bị cho dự án đầu tư, trong khi đây là giai đoạn cần thiết để có được giấy phép chấp thuận đầu tư của nước doanh nghiệp muốn đầu tư.
Khó khăn thứ tư là doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về địa bàn đầu tư, về các quy định pháp lý về đầu tư... Thường thì các doanh nghiệp tự tìm hiểu, nhưng đây là một điều khó khăn cần các cơ quan chức năng, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các thị trường cung cấp cho doanh nghiệp.
Đôi khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng đầu tư một lĩnh vực tại một thị trường dẫn đến sự cạnh tranh không cần thiết và các cơ quan chức năng phải là đầu mối cung cấp thông tin về từng thị trường khi có doanh nghiệp trong nước tìm hiểu để tránh tình trạng này.
Pháp lý hoá hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Một khó khăn nữa là các quy định pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong nước chưa được hình thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định lâu nay chỉ dừng lại ở những khoản đầu tư trực tiếp, có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư tại nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có nghĩa là nhà đầu tư Việt Nam không trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư thì lại chưa được đề cập đến, trong khi hình thức đầu tư này đang trở nên phổ biến hiện nay. Rồi quy định về đầu tư vào nước thứ ba cũng cần được pháp lý hoá.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Hoà thừa nhận các quy định pháp lý về đầu tư ra nước ngoài cũng cần được hoàn thiện hơn vì hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài là điều tất yếu.
Hiện nay vẫn chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra danh mục ngành hàng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, địa bàn chiến lược khuyến khích đầu tư... và đây sẽ là điểm mà các doanh nghiệp trong nước quan tâm nhiều. Nâng cao sự hỗ trợ của cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp khi phát sinh các tranh chấp pháp lý tại nước mà doanh nghiệp đầu tư.
Trong đó thị trường Lào chiếm nhiều nhất với 123 dự án, với gần 39% số dự án và hơn 50% vốn đầu tư.
Theo Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam thì những dự án đầu tư ra nước ngoài phải có tính khả thi, doanh nghiệp phải có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Để có giấy phép đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp cần phải có văn bản cho phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc hợp đồng, bản thỏa thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư, giải trình về mục tiêu của dự án, nguồn gốc các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng phải nói rõ về tình hình tài chính của mình, hình thức đầu tư, phương thức chuyển vốn, phương thức chuyển lợi nhuận về nước. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Thủ tục vẫn nhiêu khê
Quy định là vậy, nhưng trong thực tế việc đầu tư ra nước ngoài đang vấp phải nhiều khó khăn do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước.
Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp ở địa phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải tốn thời gian đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin phép.
Tính ra, doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý trong nước.
Khó khăn thứ hai, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải có văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư vào quốc gia đó khi đã được sự cho phép của quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư mang quốc tịch. Điều này để tránh được nạn “rửa tiền” thông qua việc đầu tư ra nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư muốn những đồng tiền “sạch” chảy vào thị trường của mình.
Sự trái nhau về những quy định cấp phép đầu tư này sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh doanh.
Thứ ba, vướng mắc nhiều nhất hiện nay là vấn đề chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phải hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, để mở được tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu tư do nước ngoài cấp...
Như vậy giai đoạn làm khảo sát, thăm dò, thiết kế dự án của doanh nghiệp tại nước ngoài sẽ không được chuyển tiền ra nước ngoài. Đây sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động chuẩn bị cho dự án đầu tư, trong khi đây là giai đoạn cần thiết để có được giấy phép chấp thuận đầu tư của nước doanh nghiệp muốn đầu tư.
Khó khăn thứ tư là doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về địa bàn đầu tư, về các quy định pháp lý về đầu tư... Thường thì các doanh nghiệp tự tìm hiểu, nhưng đây là một điều khó khăn cần các cơ quan chức năng, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các thị trường cung cấp cho doanh nghiệp.
Đôi khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng đầu tư một lĩnh vực tại một thị trường dẫn đến sự cạnh tranh không cần thiết và các cơ quan chức năng phải là đầu mối cung cấp thông tin về từng thị trường khi có doanh nghiệp trong nước tìm hiểu để tránh tình trạng này.
Pháp lý hoá hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Một khó khăn nữa là các quy định pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong nước chưa được hình thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định lâu nay chỉ dừng lại ở những khoản đầu tư trực tiếp, có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư tại nước ngoài.
Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có nghĩa là nhà đầu tư Việt Nam không trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư thì lại chưa được đề cập đến, trong khi hình thức đầu tư này đang trở nên phổ biến hiện nay. Rồi quy định về đầu tư vào nước thứ ba cũng cần được pháp lý hoá.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Hoà thừa nhận các quy định pháp lý về đầu tư ra nước ngoài cũng cần được hoàn thiện hơn vì hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài là điều tất yếu.
Hiện nay vẫn chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, trong thời gian tới các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra danh mục ngành hàng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, địa bàn chiến lược khuyến khích đầu tư... và đây sẽ là điểm mà các doanh nghiệp trong nước quan tâm nhiều. Nâng cao sự hỗ trợ của cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp khi phát sinh các tranh chấp pháp lý tại nước mà doanh nghiệp đầu tư.