Những lưu ý khi xuất khẩu cao su sang Nhật
Tổng thư ký Hiệp hội Cao su nói về những khó khăn và cơ hội cho các doanh nghiệp cao su Việt Nam tại thị trường Nhật Bản
Vừa qua, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) đã tổ chức một đoàn doanh nhân cao su Việt Nam sang làm việc tại Tokyo và Osaka, Nhật Bản nhằm thực hiện đề án “Khảo sát thị trường cao su Nhật Bản” thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2008.
Đoàn gồm 24 đại biểu, đến từ 17 doanh nghiệp quốc doanh, cổ phần và tư nhân, chủ yếu là các đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cao su nguyên liệu.
Chuyến công tác này đã giúp Hiệp hội Cao su Việt Nam và các doanh nghiệp trong đoàn thu thập được thông tin và hiểu biết thị trường cao su Nhật Bản, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam và Nhật Bản cho ngành cao su để làm cầu nối cho các doanh nghiệp hai nước trực tiếp giao dịch sau này.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký VRA chia sẻ thêm về những khó khăn và cơ hội cho các doanh nghiệp cao su Việt Nam tại thị trường này.
Thưa bà thị trường cao su Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào với ngành cao su Việt Nam? Khả năng thị trường này trong thời gian tới ra sao?
Thị trường Nhật Bản là nơi tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn thứ ba trên thế giới với các chủng loại chủ yếu do cao su tiểu điền sản xuất từ Thái Lan và Indonesia (RSS 3, TSR 20). Cao su Việt Nam chiếm thị phần cao su tại Nhật rất ít, chỉ khoảng 1,3%.
Hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích phát triển cao su tiểu điền, nếu sản xuất chủng loại phù hợp với thị trường này, có triển vọng nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cao su Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn này, tạo điều kiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su.
Bên cạnh nguyên liệu cao su, một số sản phẩm cao su của Việt Nam được nhập vào thị trường Nhật đã gia tăng khá, từ 24,4 triệu USD năm 2002 đã tăng lên gấp đôi vào năm 2007, đạt 47,4 triệu USD. Những sản phẩm chủ lực xuất sang thị trường Nhật là đế cao su cho giày vải (11,7 triệu tăng 20,6 triệu USD), đệm cao su (gasket) (2,1 triệu tăng 6,1 triệu USD).
Còn sản phẩm cao su trong thể thao lại giảm từ 3,7 triệu xuống còn 2,6 triệu USD. Những sản phẩm cao su khác của Việt Nam xuất sang Nhật gồm lốp xe ôtô và xe đạp, chỉ thun, giày ống cao su...
Vì sao lượng cao su Việt Nam xuất sang Nhật Bản vẫn còn khiêm tốn như vậy, thưa bà?
Những năm gần đây, số lượng cao su Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản rất ít, chỉ khoảng 11-12 ngàn tấn/năm, trị giá 27 triệu USD năm 2007. Những chủng loại sản xuất nhiều của Việt Nam như cao su khối SVR 3L, cao su ly tâm được tiêu thụ rất ít tại Nhật. Hai chủng loại cao su mà Nhật tiêu thụ nhiều (RSS 3 và TSR 20) lại sản xuất rất ít tại Việt Nam.
Đến nay, chỉ một số ít công ty Việt Nam xuất khẩu được sang thị trường Nhật, đó là những công ty có sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại như Công ty Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Cao su Phước Hòa, Công ty Cao su Đồng Phú và Công ty Cao su Đồng Nai.
Những khó khăn các doanh nghiệp cao su gặp phải khi làm việc với thị trường này như thế nào?
Thị trường cao su tại Nhật có mức tiêu thụ ổn định, nhưng yêu cầu rất cao về chất lượng, đảm bảo môi trường, yêu cầu kinh doanh có uy tín và đảm bảo thời gian giao hàng. Để có khách hàng truyền thống Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có hướng kinh doanh lâu dài, kiên trì trong bước đầu lập mối quan hệ, năng lực sản xuất và chất lượng ổn định, luôn giữ uy tín thương mại, tạo điều kiện cho khách hàng đến tìm hiểu, tham quan trực tiếp cơ sở sản xuất.
Khi đã tạo được niềm tin với khách hàng Nhật Bản, doanh nghiệp sẽ tăng cơ hội kinh doanh thành công và bền vững.
Vậy, VRA có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thế nào trong việc tiếp cận thị trường này tốt hơn nữa?
Để giúp doanh nghiệp cao su Việt Nam xuất khẩu tốt sang thị trường này, Hiệp hội Cao su Việt Nam tiếp tục cung cấp thông tin về nhu cầu của thị trường cao su Nhật Bản, đặc biệt về các chủng loại sản phẩm phù hợp với thị trường này, tổ chức các chuyến viếng thăm trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp hai bên.
Tại Osaka, thông qua hội thảo được tổ chức do Phòng Thương mại và Công nghiệp cao su Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm mạng lưới Osaka (International Business Promotion Center IBPC) và Công ty Ichi Corporation Japan cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm đến những đơn vị này để được hỗ trợ về thông tin thị trường, các cơ hội giao thương và quảng bá sản phẩm đến với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong tương lai, với sự phát triển của cao su tiểu điền và xu hướng đa dạng hóa sản phẩm của các công ty đại điền, những chủng loại cao su phù hợp với thị trường Nhật có triển vọng được gia tăng và cao su Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
Đoàn gồm 24 đại biểu, đến từ 17 doanh nghiệp quốc doanh, cổ phần và tư nhân, chủ yếu là các đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu cao su nguyên liệu.
Chuyến công tác này đã giúp Hiệp hội Cao su Việt Nam và các doanh nghiệp trong đoàn thu thập được thông tin và hiểu biết thị trường cao su Nhật Bản, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam và Nhật Bản cho ngành cao su để làm cầu nối cho các doanh nghiệp hai nước trực tiếp giao dịch sau này.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký VRA chia sẻ thêm về những khó khăn và cơ hội cho các doanh nghiệp cao su Việt Nam tại thị trường này.
Thưa bà thị trường cao su Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào với ngành cao su Việt Nam? Khả năng thị trường này trong thời gian tới ra sao?
Thị trường Nhật Bản là nơi tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn thứ ba trên thế giới với các chủng loại chủ yếu do cao su tiểu điền sản xuất từ Thái Lan và Indonesia (RSS 3, TSR 20). Cao su Việt Nam chiếm thị phần cao su tại Nhật rất ít, chỉ khoảng 1,3%.
Hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích phát triển cao su tiểu điền, nếu sản xuất chủng loại phù hợp với thị trường này, có triển vọng nâng cao thu nhập cho người sản xuất và cao su Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn này, tạo điều kiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cao su.
Bên cạnh nguyên liệu cao su, một số sản phẩm cao su của Việt Nam được nhập vào thị trường Nhật đã gia tăng khá, từ 24,4 triệu USD năm 2002 đã tăng lên gấp đôi vào năm 2007, đạt 47,4 triệu USD. Những sản phẩm chủ lực xuất sang thị trường Nhật là đế cao su cho giày vải (11,7 triệu tăng 20,6 triệu USD), đệm cao su (gasket) (2,1 triệu tăng 6,1 triệu USD).
Còn sản phẩm cao su trong thể thao lại giảm từ 3,7 triệu xuống còn 2,6 triệu USD. Những sản phẩm cao su khác của Việt Nam xuất sang Nhật gồm lốp xe ôtô và xe đạp, chỉ thun, giày ống cao su...
Vì sao lượng cao su Việt Nam xuất sang Nhật Bản vẫn còn khiêm tốn như vậy, thưa bà?
Những năm gần đây, số lượng cao su Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản rất ít, chỉ khoảng 11-12 ngàn tấn/năm, trị giá 27 triệu USD năm 2007. Những chủng loại sản xuất nhiều của Việt Nam như cao su khối SVR 3L, cao su ly tâm được tiêu thụ rất ít tại Nhật. Hai chủng loại cao su mà Nhật tiêu thụ nhiều (RSS 3 và TSR 20) lại sản xuất rất ít tại Việt Nam.
Đến nay, chỉ một số ít công ty Việt Nam xuất khẩu được sang thị trường Nhật, đó là những công ty có sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại như Công ty Cao su Dầu Tiếng, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Cao su Phước Hòa, Công ty Cao su Đồng Phú và Công ty Cao su Đồng Nai.
Những khó khăn các doanh nghiệp cao su gặp phải khi làm việc với thị trường này như thế nào?
Thị trường cao su tại Nhật có mức tiêu thụ ổn định, nhưng yêu cầu rất cao về chất lượng, đảm bảo môi trường, yêu cầu kinh doanh có uy tín và đảm bảo thời gian giao hàng. Để có khách hàng truyền thống Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có hướng kinh doanh lâu dài, kiên trì trong bước đầu lập mối quan hệ, năng lực sản xuất và chất lượng ổn định, luôn giữ uy tín thương mại, tạo điều kiện cho khách hàng đến tìm hiểu, tham quan trực tiếp cơ sở sản xuất.
Khi đã tạo được niềm tin với khách hàng Nhật Bản, doanh nghiệp sẽ tăng cơ hội kinh doanh thành công và bền vững.
Vậy, VRA có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thế nào trong việc tiếp cận thị trường này tốt hơn nữa?
Để giúp doanh nghiệp cao su Việt Nam xuất khẩu tốt sang thị trường này, Hiệp hội Cao su Việt Nam tiếp tục cung cấp thông tin về nhu cầu của thị trường cao su Nhật Bản, đặc biệt về các chủng loại sản phẩm phù hợp với thị trường này, tổ chức các chuyến viếng thăm trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp hai bên.
Tại Osaka, thông qua hội thảo được tổ chức do Phòng Thương mại và Công nghiệp cao su Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm mạng lưới Osaka (International Business Promotion Center IBPC) và Công ty Ichi Corporation Japan cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm đến những đơn vị này để được hỗ trợ về thông tin thị trường, các cơ hội giao thương và quảng bá sản phẩm đến với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trong tương lai, với sự phát triển của cao su tiểu điền và xu hướng đa dạng hóa sản phẩm của các công ty đại điền, những chủng loại cao su phù hợp với thị trường Nhật có triển vọng được gia tăng và cao su Việt Nam có nhiều cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.