Những mặt hàng càng cấm càng bị săn đuổi
Lông thú, ngà voi, da trăn và thậm chí là xì-gà Cuba đều là những mặt hàng đang bị giới sành chơi, sành ăn săn đuổi
Vào tháng 11/2011, West Hollywood đã trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm bán quần áo làm bằng lông thú. Quy định này có hiệu lực từ năm 2013.
Các nhà hoạt động bảo vệ động vật hy vọng đây sẽ là sự mở màn cho các thành phố khác đưa ra quyết định tương tự.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, kể cả khi lệnh cấm dùng lông thú có hiệu lực trên toàn nước Mỹ, thì điều đó cũng không thể cấm người ta có nhu cầu dùng sản phẩm này.
Hơn nữa, lệnh cấm rất có thể trở thành cái cớ để thị trường chợ đen mặt hàng này hình thành và phát triển. Thực tế, không chỉ có lông thú, mà rất nhiều hàng hóa xa xỉ khác vẫn được buôn bán bất chấp cấm đoán.
Quần áo làm bằng lông thú từ lâu đã được xem là một biểu tượng của sự giàu có và tinh tế. Việc ngăn cấm sản xuất và tiêu thụ quần áo làm bằng chất liệu này sẽ chỉ làm thay đổi chút ít quan niệm này. Do vậy, việc mua bán vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi.
Dưới đây là một số mặt hàng càng cấm càng bị người tiêu dùng săn đuổi, theo giới thiệu của hãng tin CNBC.
Ngà voi
Ngà voi được dùng rộng rãi trong việc làm các quân cờ, bóng bi-a, phím đàn piano. Việc lạm dụng ngà voi và sự tôn sùng quá mức sản phẩm này đã dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng của các đàn voi trên thế giới. Danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng đã ghi nhận loài voi châu Á từ năm 1975 và tiếp đó là voi châu Phi vào năm 1990.
Sau cùng, việc giao dịch ngà voi bị cấm hoàn toàn trên thị trường quốc tế và người có nhu cầu mua ngà voi hợp pháp phải tới các cửa hàng mỹ nghệ. Tuy nhiên, chợ đen tiêu thụ mặt hàng này đã hình thành và phát triển mạnh. Hôm 15/11 vừa qua, tại cảng Hồng Kông, người ta đã thu giữ được một lượng ngà voi trị giá 2,2 triệu USD trên một chiếc tàu từ Nam Phi. Số hàng này bao gồm hơn 700 ngà voi và 33 sừng tê giác.
Da trăn
Từ thời cổ đại, da trăn đã được người Trung Quốc dùng để làm đàn nhị (nhị hồ). Kể từ khi loài bò sát này được xếp vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng, Trung Quốc đã siết chặt quy định về mua bán da trăn và chỉ cho phép việc làm đàn nhị từ da các loại trăn, rắn nuôi trong các trang trải, không phải là loài săn bắt từ tự nhiên.
Tại Mỹ, vào năm 1970, bang California đã ra sắc lệnh cấm mua bán sản phẩm da trăn, rắn. Tuy nhiên, nữ diễn viên Reese Witherspoon vẫn quyết định mua một chiếc xắc làm từ da trăn trị giá 3.820 USD của hãng Chloe. Chỉ khi được xem một đoạn video về quá trình giết mổ trăn để lấy da làm túi, Witherspoon mới quyết định bỏ xó chiếc túi này.
Casu Marzu
Casu Marzu có nguồn gốc từ Pecorino, một loại pho mát từ sữa cừu và được làm bằng cách lên men miếng pho mát cho đến khi xuất hiện dòi. Những con dòi này sẽ đẩy nhanh tiến trình lên men và phá vỡ thành phần chất béo của miếng pho mát. Đây là món ăn phổ biến ở vùng Sardinia (Italy) và còn có một cái tên khác là “pho mát thối”.
Casu Marzu bị Liên minh châu Âu ra lệnh cấm vì lý do không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Việc ăn pho mát với ấu trùng còn đang sống “nhăn” như vậy có thể khiến người dùng nhiễm phải ký sinh trùng. Chưa kể, quy trình làm Casu Marzu bắt đầu bằng việc để nguyên miếng pho mát Pecorino ngoài trời cho ruồi Piophila tự do đẻ trứng.
Xì-gà Cuba
Tháng 2/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Cuba và kể từ đó, những người Mỹ thích xì-gà thuộc phải chấp nhận sản phẩm “cây nhà lá vườn” hoặc từ các nước đồng minh. Tuy nhiên, theo những tín đồ xì-gà Mỹ, hầu hết những sản phẩm này không thể nào thay thế được “hàng xịn” từ Cuba.
Pierre Salinger, Thư ký báo chí của ông Kennedy cho biết, chính tổng thống đã yêu cầu ông mua 1.000 điếu xì-gà Cuba một ngày trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực. Đã gần 50 năm nay, lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực, nhưng ngành công nghiệp xì-gà Cuba vẫn vô cùng phát triển. Năm 2010, doanh số bán hàng toàn cầu đã tăng 2%, do nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh. “Ai cũng biết xì-gà Cuba là tốt nhất”, KC Chan, người quản lý hãng phân phối xì-gà Habanos SA cho thị trường Trung Quốc, tự hào nói.
Trứng cá muối Beluga
Trứng cá muối, giống như rượu sâm banh, đều gắn liền với sự sang trọng và phung phí. Trứng cá muối Beluga được xem là một trong những loại thực phẩm đắt nhất thế giới, được chế biến từ trứng cá tầm trắng Beluga.
Tuy nhiên, cá tầm Beluga hiện là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vào năm 2005, Hiệp hội bảo vệ hải sản và cuộc sống hoang dã đã ban lệnh cấm nhập khẩu trứng cá muối Beluga.
Lông mèo rừng Nam Mỹ
Mèo rừng Nam Mỹ sinh trưởng tại các khu vực như Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài vật này cũng xuất hiện nhiều ở các tiểu bang Texas và Arizona của Mỹ. Loài này trông rất giống loài báo, nên lông của nó từ lâu đã trở thành một mặt hàng bán chạy. Từ năm 192, thế giới đã đưa mèo rừng Nam Mỹ vào danh sách Đỏ.
Dẫu bị ngăn cản, thị trường chợ đen lông mèo rừng Nam Mỹ vẫn hoạt động nhộn nhịp. Theo trang eBay, giá một bộ quần áo làm từ lông loài thú này có giá lên tới 50.000 USD. Tuy nhiên, bất cứ ai bị phát hiện đang mua bán hay vận chuyển sản phẩm này có thể bị phạt số tiền lên tới 100.000 USD.
Gan ngỗng béo
Gan ngỗng béo là “gan của vịt hoặc ngỗng đã được nuôi vỗ béo một cách đặc biệt bằng cách nhồi”. Đây là một trong những món tinh tế phổ biến nhất của ẩm thực Pháp và nó được mô tả là món ăn giàu chất, ngậy béo và tinh tế, khác với gan vịt hoặc ngỗng thông thường.
Tuy nhiên, món ăn này đã bị một số quốc gia châu Âu cấm mua bán, bởi theo các nhà hoạt động vì quyền động vật, quá trình vỗ béo ngỗng không thể chấp nhận được. Một số vùng của nước Mỹ cũng cấm món ăn này. Trong khi đó, một số tiểu bang khác của Mỹ lại coi món ăn này là hợp pháp và giá bán không hề rẻ chút nào.
Chim sẻ rừng
Chim sẻ rừng là một loài lông vũ nhỏ bé sinh trưởng ở châu Âu, Tây Á và châu Phi. Kích cỡ của loài chim này chỉ tương đương với nắm đấm của một người trưởng thành. Vào năm 2008, Chính phủ Pháp đã coi chim sẻ rừng là loài có nguy cơ tuyệt chủng, bất kể món ăn chế biến từ thịt loại chim này được xem là tinh túy ẩm thực.
Một lý do khiến loài chim này rơi vào cảnh có nguy cơ tuyệt chủng là bởi cách chế biến và thưởng thức rất đặc biệt. Đầu tiên người ta bắt chim sẻ rừng, nhốt vào một chiếc lồng thật chật sao cho nó không thể nhúc nhích được và “ép” nó ăn hạt kê, nho khô và quả sung cho đến khi nào con vật dài được khoảng từ 2 lần đến 4 lần kích thước bình thường thì đem nhúng nó vào trong rượu Armagnac. Đem nướng con chim đó chừng 6 đến 8 phút là có thể ăn được. Khi ăn, người ta đặt con vật vào miệng sao cho đầu con vật hướng ra bên ngoài và nhai nó một cách từ từ để cảm nhận được hương vị của món ăn.
Haggis
Haggis là món ăn truyền thống của người Scotland, từng xuất hiện trong kiệt tác “Address to a Haggis” của thi sỹ Robert Burns vào năm 1787. Hầu hết những người từng ăn Haggis đều cho rằng rất ngon, nhưng thành phần chế biến của nó thì hơi “khó nhằn”. Ngoài hành tây và bột yến mạch, thành phần chính của món này là tim, phổi, gan cừu. Tất cả những thứ này được nhồi vào dạ dày cừu và hấp trong khoảng 3 tiếng.
Phương pháp chế biến kiểu này có thể khiến nhiều người cảm thấy ghê sợ, nhưng theo tài liệu chuyên ngành mô tả thì “haggis là một món ăn hấp dẫn, khiến người ta say mê và hương vị của nó thì thật là thơm ngon”. Tuy vậy, nếu bạn mang sản phẩm này lên máy bay thì hãy coi chừng. Một trong những thành phần chính của món Haggis, phổi cừu, đã bị cấm ở Mỹ.
Các nhà hoạt động bảo vệ động vật hy vọng đây sẽ là sự mở màn cho các thành phố khác đưa ra quyết định tương tự.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, kể cả khi lệnh cấm dùng lông thú có hiệu lực trên toàn nước Mỹ, thì điều đó cũng không thể cấm người ta có nhu cầu dùng sản phẩm này.
Hơn nữa, lệnh cấm rất có thể trở thành cái cớ để thị trường chợ đen mặt hàng này hình thành và phát triển. Thực tế, không chỉ có lông thú, mà rất nhiều hàng hóa xa xỉ khác vẫn được buôn bán bất chấp cấm đoán.
Quần áo làm bằng lông thú từ lâu đã được xem là một biểu tượng của sự giàu có và tinh tế. Việc ngăn cấm sản xuất và tiêu thụ quần áo làm bằng chất liệu này sẽ chỉ làm thay đổi chút ít quan niệm này. Do vậy, việc mua bán vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi.
Dưới đây là một số mặt hàng càng cấm càng bị người tiêu dùng săn đuổi, theo giới thiệu của hãng tin CNBC.
Ngà voi
Ngà voi được dùng rộng rãi trong việc làm các quân cờ, bóng bi-a, phím đàn piano. Việc lạm dụng ngà voi và sự tôn sùng quá mức sản phẩm này đã dẫn tới sự sụt giảm nhanh chóng của các đàn voi trên thế giới. Danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng đã ghi nhận loài voi châu Á từ năm 1975 và tiếp đó là voi châu Phi vào năm 1990.
Sau cùng, việc giao dịch ngà voi bị cấm hoàn toàn trên thị trường quốc tế và người có nhu cầu mua ngà voi hợp pháp phải tới các cửa hàng mỹ nghệ. Tuy nhiên, chợ đen tiêu thụ mặt hàng này đã hình thành và phát triển mạnh. Hôm 15/11 vừa qua, tại cảng Hồng Kông, người ta đã thu giữ được một lượng ngà voi trị giá 2,2 triệu USD trên một chiếc tàu từ Nam Phi. Số hàng này bao gồm hơn 700 ngà voi và 33 sừng tê giác.
Da trăn
Từ thời cổ đại, da trăn đã được người Trung Quốc dùng để làm đàn nhị (nhị hồ). Kể từ khi loài bò sát này được xếp vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng, Trung Quốc đã siết chặt quy định về mua bán da trăn và chỉ cho phép việc làm đàn nhị từ da các loại trăn, rắn nuôi trong các trang trải, không phải là loài săn bắt từ tự nhiên.
Tại Mỹ, vào năm 1970, bang California đã ra sắc lệnh cấm mua bán sản phẩm da trăn, rắn. Tuy nhiên, nữ diễn viên Reese Witherspoon vẫn quyết định mua một chiếc xắc làm từ da trăn trị giá 3.820 USD của hãng Chloe. Chỉ khi được xem một đoạn video về quá trình giết mổ trăn để lấy da làm túi, Witherspoon mới quyết định bỏ xó chiếc túi này.
Casu Marzu
Casu Marzu có nguồn gốc từ Pecorino, một loại pho mát từ sữa cừu và được làm bằng cách lên men miếng pho mát cho đến khi xuất hiện dòi. Những con dòi này sẽ đẩy nhanh tiến trình lên men và phá vỡ thành phần chất béo của miếng pho mát. Đây là món ăn phổ biến ở vùng Sardinia (Italy) và còn có một cái tên khác là “pho mát thối”.
Casu Marzu bị Liên minh châu Âu ra lệnh cấm vì lý do không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Việc ăn pho mát với ấu trùng còn đang sống “nhăn” như vậy có thể khiến người dùng nhiễm phải ký sinh trùng. Chưa kể, quy trình làm Casu Marzu bắt đầu bằng việc để nguyên miếng pho mát Pecorino ngoài trời cho ruồi Piophila tự do đẻ trứng.
Xì-gà Cuba
Tháng 2/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại với Cuba và kể từ đó, những người Mỹ thích xì-gà thuộc phải chấp nhận sản phẩm “cây nhà lá vườn” hoặc từ các nước đồng minh. Tuy nhiên, theo những tín đồ xì-gà Mỹ, hầu hết những sản phẩm này không thể nào thay thế được “hàng xịn” từ Cuba.
Pierre Salinger, Thư ký báo chí của ông Kennedy cho biết, chính tổng thống đã yêu cầu ông mua 1.000 điếu xì-gà Cuba một ngày trước khi lệnh cấm vận có hiệu lực. Đã gần 50 năm nay, lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực, nhưng ngành công nghiệp xì-gà Cuba vẫn vô cùng phát triển. Năm 2010, doanh số bán hàng toàn cầu đã tăng 2%, do nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh. “Ai cũng biết xì-gà Cuba là tốt nhất”, KC Chan, người quản lý hãng phân phối xì-gà Habanos SA cho thị trường Trung Quốc, tự hào nói.
Trứng cá muối Beluga
Trứng cá muối, giống như rượu sâm banh, đều gắn liền với sự sang trọng và phung phí. Trứng cá muối Beluga được xem là một trong những loại thực phẩm đắt nhất thế giới, được chế biến từ trứng cá tầm trắng Beluga.
Tuy nhiên, cá tầm Beluga hiện là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vào năm 2005, Hiệp hội bảo vệ hải sản và cuộc sống hoang dã đã ban lệnh cấm nhập khẩu trứng cá muối Beluga.
Lông mèo rừng Nam Mỹ
Mèo rừng Nam Mỹ sinh trưởng tại các khu vực như Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loài vật này cũng xuất hiện nhiều ở các tiểu bang Texas và Arizona của Mỹ. Loài này trông rất giống loài báo, nên lông của nó từ lâu đã trở thành một mặt hàng bán chạy. Từ năm 192, thế giới đã đưa mèo rừng Nam Mỹ vào danh sách Đỏ.
Dẫu bị ngăn cản, thị trường chợ đen lông mèo rừng Nam Mỹ vẫn hoạt động nhộn nhịp. Theo trang eBay, giá một bộ quần áo làm từ lông loài thú này có giá lên tới 50.000 USD. Tuy nhiên, bất cứ ai bị phát hiện đang mua bán hay vận chuyển sản phẩm này có thể bị phạt số tiền lên tới 100.000 USD.
Gan ngỗng béo
Gan ngỗng béo là “gan của vịt hoặc ngỗng đã được nuôi vỗ béo một cách đặc biệt bằng cách nhồi”. Đây là một trong những món tinh tế phổ biến nhất của ẩm thực Pháp và nó được mô tả là món ăn giàu chất, ngậy béo và tinh tế, khác với gan vịt hoặc ngỗng thông thường.
Tuy nhiên, món ăn này đã bị một số quốc gia châu Âu cấm mua bán, bởi theo các nhà hoạt động vì quyền động vật, quá trình vỗ béo ngỗng không thể chấp nhận được. Một số vùng của nước Mỹ cũng cấm món ăn này. Trong khi đó, một số tiểu bang khác của Mỹ lại coi món ăn này là hợp pháp và giá bán không hề rẻ chút nào.
Chim sẻ rừng
Chim sẻ rừng là một loài lông vũ nhỏ bé sinh trưởng ở châu Âu, Tây Á và châu Phi. Kích cỡ của loài chim này chỉ tương đương với nắm đấm của một người trưởng thành. Vào năm 2008, Chính phủ Pháp đã coi chim sẻ rừng là loài có nguy cơ tuyệt chủng, bất kể món ăn chế biến từ thịt loại chim này được xem là tinh túy ẩm thực.
Một lý do khiến loài chim này rơi vào cảnh có nguy cơ tuyệt chủng là bởi cách chế biến và thưởng thức rất đặc biệt. Đầu tiên người ta bắt chim sẻ rừng, nhốt vào một chiếc lồng thật chật sao cho nó không thể nhúc nhích được và “ép” nó ăn hạt kê, nho khô và quả sung cho đến khi nào con vật dài được khoảng từ 2 lần đến 4 lần kích thước bình thường thì đem nhúng nó vào trong rượu Armagnac. Đem nướng con chim đó chừng 6 đến 8 phút là có thể ăn được. Khi ăn, người ta đặt con vật vào miệng sao cho đầu con vật hướng ra bên ngoài và nhai nó một cách từ từ để cảm nhận được hương vị của món ăn.
Haggis
Haggis là món ăn truyền thống của người Scotland, từng xuất hiện trong kiệt tác “Address to a Haggis” của thi sỹ Robert Burns vào năm 1787. Hầu hết những người từng ăn Haggis đều cho rằng rất ngon, nhưng thành phần chế biến của nó thì hơi “khó nhằn”. Ngoài hành tây và bột yến mạch, thành phần chính của món này là tim, phổi, gan cừu. Tất cả những thứ này được nhồi vào dạ dày cừu và hấp trong khoảng 3 tiếng.
Phương pháp chế biến kiểu này có thể khiến nhiều người cảm thấy ghê sợ, nhưng theo tài liệu chuyên ngành mô tả thì “haggis là một món ăn hấp dẫn, khiến người ta say mê và hương vị của nó thì thật là thơm ngon”. Tuy vậy, nếu bạn mang sản phẩm này lên máy bay thì hãy coi chừng. Một trong những thành phần chính của món Haggis, phổi cừu, đã bị cấm ở Mỹ.