Những người bạn trong hành trình WTO
Hành trình 11 năm đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam luôn luôn có những người bạn quốc tế giúp đỡ bằng cả tấm lòng
Hành trình 11 năm đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam luôn luôn có những người bạn quốc tế giúp đỡ bằng cả tấm lòng.
Pascal Lamy: Người của phút 89
Phiên đàm phán đa phương thứ 13 từ ngày 9 đến 13/10/2006, theo đại sứ Ngô Quang Xuân - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva (Thụy Sĩ) - và nhiều thành viên đoàn đàm phán, là phiên đáng nhớ nhất trong lịch sử đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam.
Trước lúc đoàn đàm phán lên đường sang Geneva, dư luận trong nước và quốc tế vẫn nghi ngại cho rằng Việt Nam khó có thể kết thúc đàm phán lần này, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2007 do nội dung đàm phán đa phương vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng với một vài đối tác.
Phiên đàm phán kéo dài từ ngày 9 đến 16h45 ngày 13/10 vẫn hết sức căng thẳng, chưa thấy xuất hiện dấu hiệu khả quan để kết thúc đàm phán. Điểm giằng co lúc bấy giờ thuộc về sự tranh cãi giữa hai bên đối tác đàm phán của Việt Nam, không thuộc quyền quyết định của phía Việt Nam.
“Tôi và các thành viên đoàn đàm phán lúc bấy giờ rất lo lắng, nếu họ không đạt được thỏa thuận với nhau thì Việt Nam sẽ rất khó kết thúc”, Đại sứ Xuân kể lại.
Một số trưởng đoàn đàm phán các nước cũng tỏ ý muốn kết thúc sớm, nhưng điểm giằng co vẫn chưa được giải quyết. Giữa lúc mọi nỗ lực nhằm cứu vãn sự bế tắc phiên đàm phán tưởng như vô vọng thì điều không ai ngờ tới đã xảy ra: tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy, đã xuất hiện để “chia lửa”.
“Ông Pascal Lamy đã gọi điện thoại cho bộ trưởng kinh tế nước nọ (đương nhiên là không có mặt tại bàn đàm phán) với lời lẽ khá thuyết phục, đề nghị nên sớm thống nhất lần cuối việc đàm phán có liên quan đến Việt Nam”, đại sứ Xuân kể tiếp.
Ngay sau cuộc gọi điện thoại “nặng ký” trên, tình thế trên bàn đàm phán của Việt Nam đã thay đổi, ngài bộ trưởng nọ đã đồng ý chấp thuận kết thúc đàm phán. Nút thắt cuối cùng đã được mở, lúc này nhiều người trong đoàn đàm phán không giấu nổi sự xúc động đến tột cùng đã òa khóc và tiếp đó là tiếng vỗ tay vang lên sau khi ngài Chủ tịch Đại hội đồng WTO Eirik Glenne tuyên bố: Việt Nam đã hoàn tất đàm phán.
“Với tư cách là Cao ủy Thương mại châu Âu và sau này là Tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy đã từng đến Việt Nam nên có một tình cảm khá đặc biệt với đất nước và con người Việt Nam”, Đại sứ Ngô Quang Xuân nói.
Eirik Glenne: Ngài chủ tịch gõ búa
Ông Eirik Glenne - Trưởng ban Công tác về vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Đại hội đồng WTO - được giới báo chí Việt Nam gọi thân mật là “ngài chủ tịch gõ búa”, bởi ông là người gõ búa quyết định thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập của Việt Nam.
Theo đại sứ Ngô Quang Xuân, ngay sau khi được phân công phụ trách trưởng ban công tác gia nhập của Việt Nam thay ngài Sung Ho (người Hàn Quốc) vào giữa năm 2004, ông Eirik Glenne đã xúc tiến một loạt công việc nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán của Việt Nam.
“Đã có rất nhiều lần ông Eirik Glenne tư vấn giúp Việt Nam chọn những bước đi quan trọng trong giai đoạn quyết định của tiến trình đàm phán”, Đại sứ Xuân “bật mí”.
Mặc dù là quan chức cao cấp của WTO nhưng ông Eirik Glenne là người rất giản dị, gần gũi và đặc biệt là rất mê Việt Nam. Ông Xuân cho biết ở Geneva có những hôm trời lạnh “cắt da cắt thịt”, nhưng ông Eirik Glenne vẫn dành thời gian đi ra ngoài gặp những người bạn Việt Nam để chia sẻ về những chuẩn bị cho các khó khăn sắp tới trong phiên đàm phán.
Sau khi Việt Nam kết thúc đàm phán ngày 13/10, chính ông Eirik Glenne là người quyết định chọn kết nạp Việt Nam vào WTO trong thời điểm không diễn ra phiên họp chính thức thường kỳ của Đại hội đồng. “Thông thường việc kết nạp một nước vào WTO thường vào dịp diễn ra các phiên họp cấp bộ trưởng của WTO hai năm một lần, hoặc kỳ họp thường niên của Đại hội đồng. Song với Việt Nam là một cá biệt, việc kết nạp đã diễn ra 10 ngày sau khi kết thúc đàm phán, điều đó cho thấy tình cảm khá đặc biệt của ngài chủ tịch với Việt Nam” , ông Xuân cho hay.
Tại buổi gặp riêng với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm hôm 7/11 ở Geneva, ông Eirik Glenne bộc bạch: “Qua thời gian gắn bó với Việt Nam, tôi đã có được những người bạn, đó là Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Thứ trưởng Lương Văn Tự, đại sứ Ngô Quang Xuân... Những người bạn này đã giúp tôi hiểu hơn về đất nước các ngài. Vì vậy, nếu xét về mặt tình cảm cá nhân, tôi luôn ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO bằng cả trái tim và hành động”.
Virginia B. Foote: “Bà mối ” nhịp cầu Việt - Mỹ
Đằng sau kết quả thỏa thuận cuối cùng giữa Việt Nam - Mỹ vào đêm 13/5/2006 có sự đóng góp công lao không nhỏ của một người phụ nữ, bà Virginia B. Foote - Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt kiêm Phó chủ tịch điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN.
Một thành viên đoàn đàm phán nhớ lại trong suốt quá trình đàm phán với Mỹ, đã có một vài lần bị gián đoạn vì hai bên chưa hiểu nhau. Những lúc như vậy, bà Virginia Foote luôn đóng vai trò là “bà mối”, kết nối cho cả hai bên.
Gắn bó với Việt Nam từ lâu, song những năm vừa qua là thời gian bận rộn nhất của bà Virginia Foote. Mặc dù không phải thành viên đoàn đàm phán của Mỹ, nhưng hầu hết các cuộc đàm phán Việt - Mỹ, thậm chí cả những phiên đàm phán đa phương diễn ra tận Geneva, bà đều theo rất sát.
Đại sứ Ngô Quang Xuân kể có những lần vừa bước khỏi phòng đàm phán đã nhìn thấy bà đứng trước cửa với một tâm trạng thấp thỏm chờ đợi kết quả của phiên đàm phán. Trả lời phỏng vấn chương trình “Người đương thời” của VTV1, bà Virginia Foote cho biết khi đàm phán WTO vừa kết thúc, một thành viên đoàn đàm phán của Việt Nam đã nhắn tin cho bà biết. “Lúc đó tôi đang ở trong chiếc máy bay vừa hạ cánh, tôi đã vui sướng và hét toáng lên làm cho mọi người trong máy bay hoảng hồn tưởng là có khủng bố”, bà nhớ lại.
Trước đó, khi đàm phán Việt - Mỹ vừa đạt được thỏa thuận cuối cùng, đã xuất hiện một vài ý kiến phản đối từ nước Mỹ. Trả lời phỏng vấn một hãng thông tấn lớn tại Mỹ, bà Virginia Foote đã lên tiếng bác bỏ: “Những mặt hàng mà Việt Nam sản xuất để đưa vào thị trường Mỹ đa số không được sản xuất tại Hoa Kỳ, vì vậy chắc chắn những sản phẩm đó sẽ không cạnh tranh với sản phẩm của Mỹ”.
Làm bạn với tất cả các đối tác
Theo đại sứ Ngô Quang Xuân, chính sự chân thành, thủy chung đối với bạn bè quốc tế của Việt Nam đã thật sự chinh phục nhiều bạn bè quốc tế, và đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thành công trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Không chỉ là ngài Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy, Chủ tịch Đại hội đồng WTO Eirik Glenne..., danh sách những người bạn rất dài trong suốt chặng đường 11 năm đàm phán.
“Trong đàm phán WTO, Việt Nam luôn luôn ở trong thế có thể bị đòi hỏi bất kỳ lúc nào, kể cả những đòi hỏi vô lý. Có những khúc mắc chỉ các mối quan hệ cá nhân trong tư thế bạn bè mới có thể giải quyết nhanh và êm thắm”, ông Xuân nói. Tuy nhiên, dù là bạn, song những nhà đàm phán chuyên nghiệp phải biết “ranh giới” mà những người bạn này được phép bước tới.
Theo giới quan sát, kết quả đàm phán của Việt Nam nếu so với những quốc gia đã vào WTO những năm trước thì đây là một thành công vô cùng to lớn. Để đạt được “chiến tích” này, trong 11 năm đàm phán cam go, có những công việc thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng của các nhà đàm phán là xây dựng mối quan hệ làm bạn với tất cả đối tác. Và tinh thần đó đã được thể hiện rất rõ sau lễ kết nạp Việt Nam vào WTO ngày 7/11/2006.
Khi tiệc chiêu đãi trọng thể đã tan, tại trụ sở của phái đoàn Việt Nam ở Geneva, dù kim đồng hồ đã chỉ đến gần nửa đêm vẫn còn khá đông những người bạn quốc tế, bà con kiều bào, trong đó có cả ông Trần Văn Lợi - nguyên đại sứ của chế độ Sài Gòn tại Geneva những năm trước giải phóng - đến chia sẻ niềm vui của cả dân tộc cùng bước ra biển lớn.
Pascal Lamy: Người của phút 89
Phiên đàm phán đa phương thứ 13 từ ngày 9 đến 13/10/2006, theo đại sứ Ngô Quang Xuân - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva (Thụy Sĩ) - và nhiều thành viên đoàn đàm phán, là phiên đáng nhớ nhất trong lịch sử đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam.
Trước lúc đoàn đàm phán lên đường sang Geneva, dư luận trong nước và quốc tế vẫn nghi ngại cho rằng Việt Nam khó có thể kết thúc đàm phán lần này, thậm chí có thể kéo dài sang năm 2007 do nội dung đàm phán đa phương vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng với một vài đối tác.
Phiên đàm phán kéo dài từ ngày 9 đến 16h45 ngày 13/10 vẫn hết sức căng thẳng, chưa thấy xuất hiện dấu hiệu khả quan để kết thúc đàm phán. Điểm giằng co lúc bấy giờ thuộc về sự tranh cãi giữa hai bên đối tác đàm phán của Việt Nam, không thuộc quyền quyết định của phía Việt Nam.
“Tôi và các thành viên đoàn đàm phán lúc bấy giờ rất lo lắng, nếu họ không đạt được thỏa thuận với nhau thì Việt Nam sẽ rất khó kết thúc”, Đại sứ Xuân kể lại.
Một số trưởng đoàn đàm phán các nước cũng tỏ ý muốn kết thúc sớm, nhưng điểm giằng co vẫn chưa được giải quyết. Giữa lúc mọi nỗ lực nhằm cứu vãn sự bế tắc phiên đàm phán tưởng như vô vọng thì điều không ai ngờ tới đã xảy ra: tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy, đã xuất hiện để “chia lửa”.
“Ông Pascal Lamy đã gọi điện thoại cho bộ trưởng kinh tế nước nọ (đương nhiên là không có mặt tại bàn đàm phán) với lời lẽ khá thuyết phục, đề nghị nên sớm thống nhất lần cuối việc đàm phán có liên quan đến Việt Nam”, đại sứ Xuân kể tiếp.
Ngay sau cuộc gọi điện thoại “nặng ký” trên, tình thế trên bàn đàm phán của Việt Nam đã thay đổi, ngài bộ trưởng nọ đã đồng ý chấp thuận kết thúc đàm phán. Nút thắt cuối cùng đã được mở, lúc này nhiều người trong đoàn đàm phán không giấu nổi sự xúc động đến tột cùng đã òa khóc và tiếp đó là tiếng vỗ tay vang lên sau khi ngài Chủ tịch Đại hội đồng WTO Eirik Glenne tuyên bố: Việt Nam đã hoàn tất đàm phán.
“Với tư cách là Cao ủy Thương mại châu Âu và sau này là Tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy đã từng đến Việt Nam nên có một tình cảm khá đặc biệt với đất nước và con người Việt Nam”, Đại sứ Ngô Quang Xuân nói.
Eirik Glenne: Ngài chủ tịch gõ búa
Ông Eirik Glenne - Trưởng ban Công tác về vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Đại hội đồng WTO - được giới báo chí Việt Nam gọi thân mật là “ngài chủ tịch gõ búa”, bởi ông là người gõ búa quyết định thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập của Việt Nam.
Theo đại sứ Ngô Quang Xuân, ngay sau khi được phân công phụ trách trưởng ban công tác gia nhập của Việt Nam thay ngài Sung Ho (người Hàn Quốc) vào giữa năm 2004, ông Eirik Glenne đã xúc tiến một loạt công việc nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán của Việt Nam.
“Đã có rất nhiều lần ông Eirik Glenne tư vấn giúp Việt Nam chọn những bước đi quan trọng trong giai đoạn quyết định của tiến trình đàm phán”, Đại sứ Xuân “bật mí”.
Mặc dù là quan chức cao cấp của WTO nhưng ông Eirik Glenne là người rất giản dị, gần gũi và đặc biệt là rất mê Việt Nam. Ông Xuân cho biết ở Geneva có những hôm trời lạnh “cắt da cắt thịt”, nhưng ông Eirik Glenne vẫn dành thời gian đi ra ngoài gặp những người bạn Việt Nam để chia sẻ về những chuẩn bị cho các khó khăn sắp tới trong phiên đàm phán.
Sau khi Việt Nam kết thúc đàm phán ngày 13/10, chính ông Eirik Glenne là người quyết định chọn kết nạp Việt Nam vào WTO trong thời điểm không diễn ra phiên họp chính thức thường kỳ của Đại hội đồng. “Thông thường việc kết nạp một nước vào WTO thường vào dịp diễn ra các phiên họp cấp bộ trưởng của WTO hai năm một lần, hoặc kỳ họp thường niên của Đại hội đồng. Song với Việt Nam là một cá biệt, việc kết nạp đã diễn ra 10 ngày sau khi kết thúc đàm phán, điều đó cho thấy tình cảm khá đặc biệt của ngài chủ tịch với Việt Nam” , ông Xuân cho hay.
Tại buổi gặp riêng với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm hôm 7/11 ở Geneva, ông Eirik Glenne bộc bạch: “Qua thời gian gắn bó với Việt Nam, tôi đã có được những người bạn, đó là Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Thứ trưởng Lương Văn Tự, đại sứ Ngô Quang Xuân... Những người bạn này đã giúp tôi hiểu hơn về đất nước các ngài. Vì vậy, nếu xét về mặt tình cảm cá nhân, tôi luôn ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO bằng cả trái tim và hành động”.
Virginia B. Foote: “Bà mối ” nhịp cầu Việt - Mỹ
Đằng sau kết quả thỏa thuận cuối cùng giữa Việt Nam - Mỹ vào đêm 13/5/2006 có sự đóng góp công lao không nhỏ của một người phụ nữ, bà Virginia B. Foote - Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt kiêm Phó chủ tịch điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN.
Một thành viên đoàn đàm phán nhớ lại trong suốt quá trình đàm phán với Mỹ, đã có một vài lần bị gián đoạn vì hai bên chưa hiểu nhau. Những lúc như vậy, bà Virginia Foote luôn đóng vai trò là “bà mối”, kết nối cho cả hai bên.
Gắn bó với Việt Nam từ lâu, song những năm vừa qua là thời gian bận rộn nhất của bà Virginia Foote. Mặc dù không phải thành viên đoàn đàm phán của Mỹ, nhưng hầu hết các cuộc đàm phán Việt - Mỹ, thậm chí cả những phiên đàm phán đa phương diễn ra tận Geneva, bà đều theo rất sát.
Đại sứ Ngô Quang Xuân kể có những lần vừa bước khỏi phòng đàm phán đã nhìn thấy bà đứng trước cửa với một tâm trạng thấp thỏm chờ đợi kết quả của phiên đàm phán. Trả lời phỏng vấn chương trình “Người đương thời” của VTV1, bà Virginia Foote cho biết khi đàm phán WTO vừa kết thúc, một thành viên đoàn đàm phán của Việt Nam đã nhắn tin cho bà biết. “Lúc đó tôi đang ở trong chiếc máy bay vừa hạ cánh, tôi đã vui sướng và hét toáng lên làm cho mọi người trong máy bay hoảng hồn tưởng là có khủng bố”, bà nhớ lại.
Trước đó, khi đàm phán Việt - Mỹ vừa đạt được thỏa thuận cuối cùng, đã xuất hiện một vài ý kiến phản đối từ nước Mỹ. Trả lời phỏng vấn một hãng thông tấn lớn tại Mỹ, bà Virginia Foote đã lên tiếng bác bỏ: “Những mặt hàng mà Việt Nam sản xuất để đưa vào thị trường Mỹ đa số không được sản xuất tại Hoa Kỳ, vì vậy chắc chắn những sản phẩm đó sẽ không cạnh tranh với sản phẩm của Mỹ”.
Làm bạn với tất cả các đối tác
Theo đại sứ Ngô Quang Xuân, chính sự chân thành, thủy chung đối với bạn bè quốc tế của Việt Nam đã thật sự chinh phục nhiều bạn bè quốc tế, và đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thành công trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Không chỉ là ngài Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy, Chủ tịch Đại hội đồng WTO Eirik Glenne..., danh sách những người bạn rất dài trong suốt chặng đường 11 năm đàm phán.
“Trong đàm phán WTO, Việt Nam luôn luôn ở trong thế có thể bị đòi hỏi bất kỳ lúc nào, kể cả những đòi hỏi vô lý. Có những khúc mắc chỉ các mối quan hệ cá nhân trong tư thế bạn bè mới có thể giải quyết nhanh và êm thắm”, ông Xuân nói. Tuy nhiên, dù là bạn, song những nhà đàm phán chuyên nghiệp phải biết “ranh giới” mà những người bạn này được phép bước tới.
Theo giới quan sát, kết quả đàm phán của Việt Nam nếu so với những quốc gia đã vào WTO những năm trước thì đây là một thành công vô cùng to lớn. Để đạt được “chiến tích” này, trong 11 năm đàm phán cam go, có những công việc thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng của các nhà đàm phán là xây dựng mối quan hệ làm bạn với tất cả đối tác. Và tinh thần đó đã được thể hiện rất rõ sau lễ kết nạp Việt Nam vào WTO ngày 7/11/2006.
Khi tiệc chiêu đãi trọng thể đã tan, tại trụ sở của phái đoàn Việt Nam ở Geneva, dù kim đồng hồ đã chỉ đến gần nửa đêm vẫn còn khá đông những người bạn quốc tế, bà con kiều bào, trong đó có cả ông Trần Văn Lợi - nguyên đại sứ của chế độ Sài Gòn tại Geneva những năm trước giải phóng - đến chia sẻ niềm vui của cả dân tộc cùng bước ra biển lớn.