Những nữ thương lái trên sông nước
Đầu tắt mặt tối lênh đênh sông nước, sáng xuôi thuyền theo hàng xuống Hà Nội, đêm lại ngược sông Hồng để về nhà
Đầu tắt mặt tối lênh đênh sông nước, sáng xuôi thuyền theo hàng xuống Hà Nội, đêm lại ngược sông Hồng để về nhà.
Cực nhọc vậy, thế mà những lái buôn đường sông chủ yếu là phụ nữ. Những tháng giáp Tết, nhu cầu sản vật càng tăng cao, nên giờ đang sắp bước vào “chính vụ” làm ăn của cánh thương lái đường sông.
Chị Hạnh quê ở Yên Lạc (Vĩnh Phúc) bộc bạch: “Chỉ trông vào mấy sào ruộng, sống sao nổi, cả làng kéo nhau đi buôn để có đồng ra đồng vào”. Họ từ những làng quê nằm ven mạn ngược sông Hồng, theo thuyền đem hàng về tập kết trên bãi cát dưới chân cầu Chương Dương. Hàng hoá chủ yếu là nông sản: hoa quả, lương thực, gia súc, măng, mộc nhĩ, nấm hương...
Chợ họp ngay bên mép nước
Xế trưa, khoảng 5-6 con thuyền lần lượt cập bến Chương Dương. Bãi cát hoang vắng bên sông Hồng thoắt trở nên nhộn nhịp. Tấm ván mỏng manh nối mé thuyền với bãi cát, chiếc cầu đong đưa theo sóng, không có bất cứ một thứ gì để làm tay vịn, khiến chúng tôi dù là thanh niên cũng khó bước lên được. Nhưng những người phụ nữ vai gánh đôi sọt, đầu đội thúng mủng, thoăn thoắt bước xuống. Những sọt hàng được họ bày tràn ra bãi cát, kề ngay sát mép nước, biến địa điểm này thành một cái chợ đầu mối. Khách mua là những tiểu thương, họ đến đây cất hàng nông sản, đem về bán tại khắp các chợ Hà Nội. Nông sản bày bán ở đây vô cùng phong phú, đủ chủng loại hoa quả, mùa nào thức nấy.
Chị Hạnh cho biết đã theo thuyền chuối từ huyện An Lạc (Vĩnh Phúc) xuống, tất thảy hơn 30 thương lái đều là người cùng làng. Mỗi ngày một chuyến, xuất phát từ nhà lúc 10h sáng, đến nơi là 2 h chiều. Bán hàng đến 6 giờ tối thì kết thúc, lại ngược sông, nửa đêm mới về đến nhà. Ngày nào cũng vậy, sinh hoạt, ăn ngủ đều trên thuyền. Công việc thu gom chuối do những người đàn ông trong các gia đình đảm trách, hàng ngày họ lang thang khắp làng trong huyện để mua hàng. Còn những người phụ nữ chịu trách nhiệm đưa hàng xuống thủ đô để bán.
Giá cả không cố định, tuỳ theo nải chuối đẹp hay xấu, nhiều hay ít quả, chúng được bán với giá từ 1.500 đồng - 6.000 đồng/nải. Lợi nhuận nhiều hoặc ít đều tuỳ thuộc vào kết quả của sự mặc cả. Mỗi thương lái được lãi 50.000-70.000 đồng/ngày, trả tiền đò dọc hết 20.000 đồng, còn lại 30 - 50 ngàn đồng. Những tháng giáp Tết, nhu cầu sản vật càng tăng cao, nên giờ sắp bước vào chính vụ làm ăn của cánh thương lái đường sông.
Anh Hùng, một chủ thuyền cho biết: mỗi chuyến chở gần 10 tấn hàng, cước phí thu theo đầu thương lái, mỗi người 20 ngàn đồng, giá xăng tăng cao nên lợi nhuận của chủ thuyền không được nhiều. Từ lái buôn đến chủ thuyền vẫn phải đóng thuế, mỗi sọt hàng nộp 3.000 đồng, một xe thồ nộp 5.000 đồng, chủ thuyền phải nộp 100 ngàn đồng.
Nghề lênh đênh, số phận bấp bênh
Chị Hương tâm sự, khi lên 15 tuổi đã đi buôn, rất nhiều con gái ở làng theo nghề này. Nghề “thương hồ” thấm vào máu thịt rồi, dẫu không thích cũng chẳng muốn đổi sang nghề khác. Nếu làm ruộng, thì suốt ngày quanh quẩn sau luỹ tre làng mà tiền cũng chẳng có. Đi buôn chuyến, vừa được tự do, nay đây mai đó, vừa có “tiền tươi thóc thật” để tiêu.
Chị Minh, một người buôn gấc cho biết: gia đình chị theo nghề đã 12 năm, cả nhà đều đi buôn, tuy vất vả nhưng cũng đỡ hơn làm ruộng. Chồng chị Minh chuyên đi thu mua hàng, còn chị theo thuyền để tiêu thụ. Nghề buôn bán đường sông nhiều rủi ro lắm. Chị Minh từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn, có vụ cướp đi sinh mạng của gần 30 người, khiến chủ thuyền bây giờ vẫn còn phải “bóc lịch” trong “nhà đá” vì không có tiền đền.
Sống trên sông nước mãi cùng thành quen, ăn cũng trên thuyền, ngủ cũng trên thuyền, suốt ngày lênh đênh. Thuyền buôn bao giờ cũng quay trở về vào buổi tối, những tấm ván được đặt trên sàn thuyền để thay giường. Sau một ngày buôn bán mệt mỏi, những người phụ nữ nằm la liệt trên thuyền. Từ lâu họ đã quen với cách ngủ lăn lóc như vậy. Về đến nhà đã nửa đêm, họ chỉ tranh thủ chợp mắt tiếp một lát, rồi lại trở dậy, bận bịu với việc chuẩn bị hàng cho chuyến đi mới. Bên cạnh những người buôn chuyến, họ có nơi chốn để về dẫu là lúc nửa đêm, thì không ít người lấy sông nước làm nhà. Vì vậy dưới gầm cầu Chương Dương có một xóm thuyền, còn được dân buôn gọi là xóm lênh đênh.
Đến bến Chương Dương, hỏi ông Tiến râu, hầu như ai cũng biết. Một người đàn ông luôn cởi trần trùng trục, trên người chỉ có mỗi chiếc quần đùi đã sờn rách. Cánh tay chắc nịch khuân từng buồng chuối to lên bờ cho vợ và đứa con gái bán. Ông Tiến cho biết: trước đây ông cũng là thương lái theo thuyền, buôn bán hàng nông sản và rau quả. Kinh doanh phát đạt, ông sắm thuyền riêng để tự vận chuyển hàng hoá. Cuộc sống tiểu thương trên sông nước của vợ chồng ông đang hưng thịnh thì vận rủi ập đến. Cách đây gần chục năm, ông đầu tư hết vốn liếng để kinh doanh gốm Bát Tràng.
Trong một chuyến làm ăn lớn, với 3 chiếc thuyền đầy gốm Bát Tràng ngược dòng về bến Chương Dương, nào ngờ gặp phải cơn lũ khiến 2 chiếc thuyền hàng bị chìm do chở quá nặng. Bao nhiêu tiền của, mồ hôi công sức bị cuốn theo dòng lũ, may mắn gia đình không ai việc gì. Sau chuyến hàng “định mệnh” ấy, vợ chồng ông phải bán nhà trang trải nợ nần và sắm con thuyền bán hoa quả, nông sản trên sông Hồng rồi dừng lại ở bến Chương Dương đến bây giờ.
Hàng chục hộ gia đình đang ngày đêm phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống sinh nhai nơi gầm cầu Chương Dương. Họ đến từ nhiều làng quê khác nhau: Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh...
Cuộc sống sông nước cực nhọc, khiến những đứa trẻ được sinh ra trên những con thuyền không giấy khai sinh, không được học hành. Chúng vẫn phải cùng bố mẹ lênh đênh theo sông nước không biết đến bao giờ mới thay đổi. Họ biết về đâu đi đâu khi mảnh đất “cắm dùi” ở quê không còn? Họ không có thời gian và điều kiện để nghĩ tới những sự đổi thay tốt đẹp hơn, bởi quan trọng nhất đối với mỗi gia đình thuyền ở đây là miếng cơm, là manh áo cho cuộc mưu sinh nhọc nhằn.
Cực nhọc vậy, thế mà những lái buôn đường sông chủ yếu là phụ nữ. Những tháng giáp Tết, nhu cầu sản vật càng tăng cao, nên giờ đang sắp bước vào “chính vụ” làm ăn của cánh thương lái đường sông.
Chị Hạnh quê ở Yên Lạc (Vĩnh Phúc) bộc bạch: “Chỉ trông vào mấy sào ruộng, sống sao nổi, cả làng kéo nhau đi buôn để có đồng ra đồng vào”. Họ từ những làng quê nằm ven mạn ngược sông Hồng, theo thuyền đem hàng về tập kết trên bãi cát dưới chân cầu Chương Dương. Hàng hoá chủ yếu là nông sản: hoa quả, lương thực, gia súc, măng, mộc nhĩ, nấm hương...
Chợ họp ngay bên mép nước
Xế trưa, khoảng 5-6 con thuyền lần lượt cập bến Chương Dương. Bãi cát hoang vắng bên sông Hồng thoắt trở nên nhộn nhịp. Tấm ván mỏng manh nối mé thuyền với bãi cát, chiếc cầu đong đưa theo sóng, không có bất cứ một thứ gì để làm tay vịn, khiến chúng tôi dù là thanh niên cũng khó bước lên được. Nhưng những người phụ nữ vai gánh đôi sọt, đầu đội thúng mủng, thoăn thoắt bước xuống. Những sọt hàng được họ bày tràn ra bãi cát, kề ngay sát mép nước, biến địa điểm này thành một cái chợ đầu mối. Khách mua là những tiểu thương, họ đến đây cất hàng nông sản, đem về bán tại khắp các chợ Hà Nội. Nông sản bày bán ở đây vô cùng phong phú, đủ chủng loại hoa quả, mùa nào thức nấy.
Chị Hạnh cho biết đã theo thuyền chuối từ huyện An Lạc (Vĩnh Phúc) xuống, tất thảy hơn 30 thương lái đều là người cùng làng. Mỗi ngày một chuyến, xuất phát từ nhà lúc 10h sáng, đến nơi là 2 h chiều. Bán hàng đến 6 giờ tối thì kết thúc, lại ngược sông, nửa đêm mới về đến nhà. Ngày nào cũng vậy, sinh hoạt, ăn ngủ đều trên thuyền. Công việc thu gom chuối do những người đàn ông trong các gia đình đảm trách, hàng ngày họ lang thang khắp làng trong huyện để mua hàng. Còn những người phụ nữ chịu trách nhiệm đưa hàng xuống thủ đô để bán.
Giá cả không cố định, tuỳ theo nải chuối đẹp hay xấu, nhiều hay ít quả, chúng được bán với giá từ 1.500 đồng - 6.000 đồng/nải. Lợi nhuận nhiều hoặc ít đều tuỳ thuộc vào kết quả của sự mặc cả. Mỗi thương lái được lãi 50.000-70.000 đồng/ngày, trả tiền đò dọc hết 20.000 đồng, còn lại 30 - 50 ngàn đồng. Những tháng giáp Tết, nhu cầu sản vật càng tăng cao, nên giờ sắp bước vào chính vụ làm ăn của cánh thương lái đường sông.
Anh Hùng, một chủ thuyền cho biết: mỗi chuyến chở gần 10 tấn hàng, cước phí thu theo đầu thương lái, mỗi người 20 ngàn đồng, giá xăng tăng cao nên lợi nhuận của chủ thuyền không được nhiều. Từ lái buôn đến chủ thuyền vẫn phải đóng thuế, mỗi sọt hàng nộp 3.000 đồng, một xe thồ nộp 5.000 đồng, chủ thuyền phải nộp 100 ngàn đồng.
Nghề lênh đênh, số phận bấp bênh
Chị Hương tâm sự, khi lên 15 tuổi đã đi buôn, rất nhiều con gái ở làng theo nghề này. Nghề “thương hồ” thấm vào máu thịt rồi, dẫu không thích cũng chẳng muốn đổi sang nghề khác. Nếu làm ruộng, thì suốt ngày quanh quẩn sau luỹ tre làng mà tiền cũng chẳng có. Đi buôn chuyến, vừa được tự do, nay đây mai đó, vừa có “tiền tươi thóc thật” để tiêu.
Chị Minh, một người buôn gấc cho biết: gia đình chị theo nghề đã 12 năm, cả nhà đều đi buôn, tuy vất vả nhưng cũng đỡ hơn làm ruộng. Chồng chị Minh chuyên đi thu mua hàng, còn chị theo thuyền để tiêu thụ. Nghề buôn bán đường sông nhiều rủi ro lắm. Chị Minh từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn, có vụ cướp đi sinh mạng của gần 30 người, khiến chủ thuyền bây giờ vẫn còn phải “bóc lịch” trong “nhà đá” vì không có tiền đền.
Sống trên sông nước mãi cùng thành quen, ăn cũng trên thuyền, ngủ cũng trên thuyền, suốt ngày lênh đênh. Thuyền buôn bao giờ cũng quay trở về vào buổi tối, những tấm ván được đặt trên sàn thuyền để thay giường. Sau một ngày buôn bán mệt mỏi, những người phụ nữ nằm la liệt trên thuyền. Từ lâu họ đã quen với cách ngủ lăn lóc như vậy. Về đến nhà đã nửa đêm, họ chỉ tranh thủ chợp mắt tiếp một lát, rồi lại trở dậy, bận bịu với việc chuẩn bị hàng cho chuyến đi mới. Bên cạnh những người buôn chuyến, họ có nơi chốn để về dẫu là lúc nửa đêm, thì không ít người lấy sông nước làm nhà. Vì vậy dưới gầm cầu Chương Dương có một xóm thuyền, còn được dân buôn gọi là xóm lênh đênh.
Đến bến Chương Dương, hỏi ông Tiến râu, hầu như ai cũng biết. Một người đàn ông luôn cởi trần trùng trục, trên người chỉ có mỗi chiếc quần đùi đã sờn rách. Cánh tay chắc nịch khuân từng buồng chuối to lên bờ cho vợ và đứa con gái bán. Ông Tiến cho biết: trước đây ông cũng là thương lái theo thuyền, buôn bán hàng nông sản và rau quả. Kinh doanh phát đạt, ông sắm thuyền riêng để tự vận chuyển hàng hoá. Cuộc sống tiểu thương trên sông nước của vợ chồng ông đang hưng thịnh thì vận rủi ập đến. Cách đây gần chục năm, ông đầu tư hết vốn liếng để kinh doanh gốm Bát Tràng.
Trong một chuyến làm ăn lớn, với 3 chiếc thuyền đầy gốm Bát Tràng ngược dòng về bến Chương Dương, nào ngờ gặp phải cơn lũ khiến 2 chiếc thuyền hàng bị chìm do chở quá nặng. Bao nhiêu tiền của, mồ hôi công sức bị cuốn theo dòng lũ, may mắn gia đình không ai việc gì. Sau chuyến hàng “định mệnh” ấy, vợ chồng ông phải bán nhà trang trải nợ nần và sắm con thuyền bán hoa quả, nông sản trên sông Hồng rồi dừng lại ở bến Chương Dương đến bây giờ.
Hàng chục hộ gia đình đang ngày đêm phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống sinh nhai nơi gầm cầu Chương Dương. Họ đến từ nhiều làng quê khác nhau: Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh...
Cuộc sống sông nước cực nhọc, khiến những đứa trẻ được sinh ra trên những con thuyền không giấy khai sinh, không được học hành. Chúng vẫn phải cùng bố mẹ lênh đênh theo sông nước không biết đến bao giờ mới thay đổi. Họ biết về đâu đi đâu khi mảnh đất “cắm dùi” ở quê không còn? Họ không có thời gian và điều kiện để nghĩ tới những sự đổi thay tốt đẹp hơn, bởi quan trọng nhất đối với mỗi gia đình thuyền ở đây là miếng cơm, là manh áo cho cuộc mưu sinh nhọc nhằn.