Những thách thức đầu tiên với vị Thống đốc mới
Điều được mong đợi ở nhà lãnh đạo mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam là một cuộc cải cách tiền tệ ngân hàng
Kể từ khi chính thức gia nhập WTO vào đầu năm 2007, giờ đây hệ thống ngân hàng Việt Nam đang chào đón nhà lãnh đạo mới.
Điều được mong đợi ở nhà lãnh đạo mới này là một cuộc cải cách tiền tệ ngân hàng cần thiết để quả tim của nền kinh tế có những nhịp đập lành mạnh và ổn định, điều kiện tối cần để cỗ máy kinh tế Việt Nam có thể tăng tốc trên đường băng phát triển và cất cánh.
Những bài toán được đặt ra, trước mắt và lâu dài, tuy không phải là nan giải nhưng cũng không dễ dàng. Lạm phát, sau một thời gian lắng dịu và có vẻ được “thuần hóa”, nay đang có nguy cơ xuất hiện trở lại mà nguyên nhân có thể gồm cả sức đẩy của giá phí (cost push) và lực kéo của khối cầu (demand pull).
Bảy tháng đầu năm 2007, tốc độ lạm phát đã lên đến 6,19%, điều đó cho thấy tỷ lệ lạm phát cả năm 2007 sẽ không dưới 8% và có thể trở thành mức tăng giá kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.
Điều đáng lưu ý là tình hình lạm phát tăng trong khi mức nhập siêu vẫn cao (5,45 tỉ USD, bằng 21% kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm), cho thấy tình trạng mất cân đối giá cả đã không thể được giải quyết bằng giải pháp nhập siêu.
Tỷ giá đồng bạc Việt Nam, trong mối tương quan của nó với đồng đô la Mỹ và các loại ngoại tệ mạnh khác cũng cần được xác định dựa trên một chính sách hợp lý nhằm khuyến khích xuất khẩu, đồng thời không trở thành một yếu tố hỗ trợ lạm phát.
Trong tình hình dòng vốn FII (đầu tư gián tiếp từ nước ngoài) đang có chiều hướng tăng nhanh, kế hoạch biến đồng Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi cần phải xem xét rất thận trọng. Một đồng bạc Việt Nam chuyển đổi và được tăng giá nhất thời không phải là một dấu hiệu tốt lành. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý về khả năng xảy ra nguy cơ biến động tài chính (trên thị trường chứng khoán), hay tiền tệ (sụt giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia) và cả ngoại thương (xuất khẩu giảm).
Tuy nhiên, những vấn đề ngắn hạn sẽ có thể có được những giải pháp tốt nếu những vấn đề cơ bản được giải quyết một cách cơ bản. Trước hết, chúng ta cần phải có một ngân hàng trung ương đúng nghĩa ngân hàng trung ương.
Từ lâu, các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) cùng các chuyên gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật quốc tế đều kiến nghị vai trò chủ động hơn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, chịu trách nhiệm chuyên nghiệp đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Mô hình ngân hàng trung ương mới khác với mô hình Ngân hàng Nhà nước ở chỗ nó có một vị trí tương đối độc lập hơn và chịu trách nhiệm cao hơn về chính sách tiền tệ, đồng thời tách biệt hẳn với tổ chức, nhân sự, đồng vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại trong nước sẽ hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn và được đối xử bình đẳng không những chỉ trước luật pháp mà còn với các chính sách khác của Nhà nước.
Một môi trường cạnh tranh lành mạnh, một sân chơi bình đẳng, sòng phẳng là điều kiện then chốt cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của họ. Mô hình mới đòi hỏi cơ sở luật pháp phù hợp. Sửa đổi, bổ sung các Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng sẽ phải là một hạng mục ưu tiên trong chương trình hành động của vị Thống đốc mới.
Việc tổ chức giám sát, thanh tra các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cũng là một vấn đề lớn. Trước đây, có đến ba cơ quan đảm nhận việc này. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đề nghị thành lập một cơ quan chức năng tập trung các hoạt động thanh tra, giám sát, quản lý nhà nước của ba cơ quan riêng thành một, có nhiệm vụ thanh tra, giám sát và cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán.
Nếu đề nghị này được thực hiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ được chia sẻ bớt một trọng trách đầy quyền lực để có thể rảnh tay tập trung vào chính sách tiền tệ. Đây có thể là một quyết định quan trọng mà vị Thống đốc mới sẽ phải chọn lựa trong nhiệm kỳ của mình.
Trở lại các vấn đề tiền tệ, những nhược điểm cố hữu trước đây của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay vẫn còn là những tồn tại chưa được khắc phục. Nếu hoạt động thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các doanh nghiệp đã được đưa vào hệ thống ngân hàng phần lớn, thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa dân cư với nhau và giữa dân cư với các doanh nghiệp vẫn còn chủ yếu bằng tiền mặt.
Vấn đề này cho tới nay, luôn là vấn đề làm hao tốn tiền bạc công sức nhiều nhất (các định chế tài chính quốc tế đã tài trợ hàng chục triệu đô la Mỹ cho việc nâng cấp hệ thống thanh toán qua ngân hàng), nhưng kết quả đạt được rất hạn chế.
Các ngân hàng thương mại đang mở rộng mạng lưới ATM, nhưng tiếc thay mạng lưới này chỉ thực sự hữu hiệu trong một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Thanh toán trong dân cư, tuy hầu hết là quy mô nhỏ nhưng số lượng thanh toán rất lớn và tổng số lượng tiền mặt cần cho việc thanh toán này là khủng khiếp. Mọi người đều biết chỉ lượng tiền mặt lưu hành là không đủ.
Thực tế đã chứng minh rằng người dân phải dùng đến vàng và đô la Mỹ (tiền mặt) để thanh toán cho những giao dịch lớn như mua nhà, mua đất, mua xe và từ lâu đã hình thành một tập quán là đất đai thì quy giá trị là vàng, còn nhà và xe thì quy giá trị là đô la Mỹ. Và vì vàng và đô la Mỹ cũng có giá trị thị trường riêng của nó, hậu quả là những biến động của giá vàng và đô la có ảnh hưởng lập tức đến thị trường nhà đất ở Việt Nam.
Việc thanh toán bằng tiền mặt làm cho phí tổn của nền kinh tế ngày càng tăng cao. Một chuyên gia kinh tế nhận xét rằng nền kinh tế dùng tiền mặt của chúng ta đang tạo ra một giới hạn không thể vượt qua cho khả năng hấp thu các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang ăn nên làm ra. Tỷ suất lợi nhuận tăng đều, tổng tài sản có và nguồn vốn đều tăng trưởng nhanh, mạng lưới hoạt động đang được mở rộng. Những hiện tượng tốt đẹp này cần được gìn giữ ổn định lâu dài và được tạo điều kiện để phát triển tốt hơn.
Sự cạnh tranh trong hệ thống là cần thiết cho phát triển, cũng như nền kinh tế với trên 80 triệu dân cần được phủ sóng ngân hàng rộng khắp. Đây cũng là một điều kiện để giảm việc thanh toán dùng tiền mặt.
Những ngân hàng cổ phần mới sẽ ra đời cùng với các ngân hàng nước ngoài mới thành lập. Một số ngân hàng quốc doanh lớn đang triển khai chương trình cổ phần hóa. Việc lành mạnh hóa bảng cân đối, giải quyết rốt ráo các khoản nợ xấu còn tồn đọng không những giúp chương trình cổ phần hóa được tiến hành một cách công khai, minh bạch mà còn tạo điều kiện cho sự tăng trưởng lành mạnh của ngân hàng sau này.
Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng mới là điều cần quan tâm ưu tiên. Ở đây là sự hội tụ của tính chuyên nghiệp ngân hàng, đạo đức kinh doanh, quy trình quản lý rủi ro tốt của mỗi ngân hàng, cùng với các hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp mà năng lực cạnh tranh ngày càng được tăng cường và các chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô đúng đắn của Chính phủ.
Đó là những thách thức đầu tiên của thời kỳ mới đối với hệ thống tiền tệ ngân hàng Việt Nam, và cũng là những thách thức đầu tiên của hệ thống tiền tệ ngân hàng Việt Nam đối với vị Thống đốc mới.
Điều được mong đợi ở nhà lãnh đạo mới này là một cuộc cải cách tiền tệ ngân hàng cần thiết để quả tim của nền kinh tế có những nhịp đập lành mạnh và ổn định, điều kiện tối cần để cỗ máy kinh tế Việt Nam có thể tăng tốc trên đường băng phát triển và cất cánh.
Những bài toán được đặt ra, trước mắt và lâu dài, tuy không phải là nan giải nhưng cũng không dễ dàng. Lạm phát, sau một thời gian lắng dịu và có vẻ được “thuần hóa”, nay đang có nguy cơ xuất hiện trở lại mà nguyên nhân có thể gồm cả sức đẩy của giá phí (cost push) và lực kéo của khối cầu (demand pull).
Bảy tháng đầu năm 2007, tốc độ lạm phát đã lên đến 6,19%, điều đó cho thấy tỷ lệ lạm phát cả năm 2007 sẽ không dưới 8% và có thể trở thành mức tăng giá kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.
Điều đáng lưu ý là tình hình lạm phát tăng trong khi mức nhập siêu vẫn cao (5,45 tỉ USD, bằng 21% kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm), cho thấy tình trạng mất cân đối giá cả đã không thể được giải quyết bằng giải pháp nhập siêu.
Tỷ giá đồng bạc Việt Nam, trong mối tương quan của nó với đồng đô la Mỹ và các loại ngoại tệ mạnh khác cũng cần được xác định dựa trên một chính sách hợp lý nhằm khuyến khích xuất khẩu, đồng thời không trở thành một yếu tố hỗ trợ lạm phát.
Trong tình hình dòng vốn FII (đầu tư gián tiếp từ nước ngoài) đang có chiều hướng tăng nhanh, kế hoạch biến đồng Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi cần phải xem xét rất thận trọng. Một đồng bạc Việt Nam chuyển đổi và được tăng giá nhất thời không phải là một dấu hiệu tốt lành. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý về khả năng xảy ra nguy cơ biến động tài chính (trên thị trường chứng khoán), hay tiền tệ (sụt giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia) và cả ngoại thương (xuất khẩu giảm).
Tuy nhiên, những vấn đề ngắn hạn sẽ có thể có được những giải pháp tốt nếu những vấn đề cơ bản được giải quyết một cách cơ bản. Trước hết, chúng ta cần phải có một ngân hàng trung ương đúng nghĩa ngân hàng trung ương.
Từ lâu, các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) cùng các chuyên gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật quốc tế đều kiến nghị vai trò chủ động hơn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, chịu trách nhiệm chuyên nghiệp đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Mô hình ngân hàng trung ương mới khác với mô hình Ngân hàng Nhà nước ở chỗ nó có một vị trí tương đối độc lập hơn và chịu trách nhiệm cao hơn về chính sách tiền tệ, đồng thời tách biệt hẳn với tổ chức, nhân sự, đồng vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại trong nước sẽ hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn và được đối xử bình đẳng không những chỉ trước luật pháp mà còn với các chính sách khác của Nhà nước.
Một môi trường cạnh tranh lành mạnh, một sân chơi bình đẳng, sòng phẳng là điều kiện then chốt cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của họ. Mô hình mới đòi hỏi cơ sở luật pháp phù hợp. Sửa đổi, bổ sung các Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng sẽ phải là một hạng mục ưu tiên trong chương trình hành động của vị Thống đốc mới.
Việc tổ chức giám sát, thanh tra các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cũng là một vấn đề lớn. Trước đây, có đến ba cơ quan đảm nhận việc này. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đề nghị thành lập một cơ quan chức năng tập trung các hoạt động thanh tra, giám sát, quản lý nhà nước của ba cơ quan riêng thành một, có nhiệm vụ thanh tra, giám sát và cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán.
Nếu đề nghị này được thực hiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ được chia sẻ bớt một trọng trách đầy quyền lực để có thể rảnh tay tập trung vào chính sách tiền tệ. Đây có thể là một quyết định quan trọng mà vị Thống đốc mới sẽ phải chọn lựa trong nhiệm kỳ của mình.
Trở lại các vấn đề tiền tệ, những nhược điểm cố hữu trước đây của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay vẫn còn là những tồn tại chưa được khắc phục. Nếu hoạt động thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các doanh nghiệp đã được đưa vào hệ thống ngân hàng phần lớn, thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa dân cư với nhau và giữa dân cư với các doanh nghiệp vẫn còn chủ yếu bằng tiền mặt.
Vấn đề này cho tới nay, luôn là vấn đề làm hao tốn tiền bạc công sức nhiều nhất (các định chế tài chính quốc tế đã tài trợ hàng chục triệu đô la Mỹ cho việc nâng cấp hệ thống thanh toán qua ngân hàng), nhưng kết quả đạt được rất hạn chế.
Các ngân hàng thương mại đang mở rộng mạng lưới ATM, nhưng tiếc thay mạng lưới này chỉ thực sự hữu hiệu trong một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Thanh toán trong dân cư, tuy hầu hết là quy mô nhỏ nhưng số lượng thanh toán rất lớn và tổng số lượng tiền mặt cần cho việc thanh toán này là khủng khiếp. Mọi người đều biết chỉ lượng tiền mặt lưu hành là không đủ.
Thực tế đã chứng minh rằng người dân phải dùng đến vàng và đô la Mỹ (tiền mặt) để thanh toán cho những giao dịch lớn như mua nhà, mua đất, mua xe và từ lâu đã hình thành một tập quán là đất đai thì quy giá trị là vàng, còn nhà và xe thì quy giá trị là đô la Mỹ. Và vì vàng và đô la Mỹ cũng có giá trị thị trường riêng của nó, hậu quả là những biến động của giá vàng và đô la có ảnh hưởng lập tức đến thị trường nhà đất ở Việt Nam.
Việc thanh toán bằng tiền mặt làm cho phí tổn của nền kinh tế ngày càng tăng cao. Một chuyên gia kinh tế nhận xét rằng nền kinh tế dùng tiền mặt của chúng ta đang tạo ra một giới hạn không thể vượt qua cho khả năng hấp thu các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang ăn nên làm ra. Tỷ suất lợi nhuận tăng đều, tổng tài sản có và nguồn vốn đều tăng trưởng nhanh, mạng lưới hoạt động đang được mở rộng. Những hiện tượng tốt đẹp này cần được gìn giữ ổn định lâu dài và được tạo điều kiện để phát triển tốt hơn.
Sự cạnh tranh trong hệ thống là cần thiết cho phát triển, cũng như nền kinh tế với trên 80 triệu dân cần được phủ sóng ngân hàng rộng khắp. Đây cũng là một điều kiện để giảm việc thanh toán dùng tiền mặt.
Những ngân hàng cổ phần mới sẽ ra đời cùng với các ngân hàng nước ngoài mới thành lập. Một số ngân hàng quốc doanh lớn đang triển khai chương trình cổ phần hóa. Việc lành mạnh hóa bảng cân đối, giải quyết rốt ráo các khoản nợ xấu còn tồn đọng không những giúp chương trình cổ phần hóa được tiến hành một cách công khai, minh bạch mà còn tạo điều kiện cho sự tăng trưởng lành mạnh của ngân hàng sau này.
Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng mới là điều cần quan tâm ưu tiên. Ở đây là sự hội tụ của tính chuyên nghiệp ngân hàng, đạo đức kinh doanh, quy trình quản lý rủi ro tốt của mỗi ngân hàng, cùng với các hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp mà năng lực cạnh tranh ngày càng được tăng cường và các chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô đúng đắn của Chính phủ.
Đó là những thách thức đầu tiên của thời kỳ mới đối với hệ thống tiền tệ ngân hàng Việt Nam, và cũng là những thách thức đầu tiên của hệ thống tiền tệ ngân hàng Việt Nam đối với vị Thống đốc mới.