Những tỷ phú vướng vòng lao lý
Anh em họ Kwok là những gương mặt mới nhất trong danh sách khá dài các tỷ phú và cựu tỷ phú gặp rắc rối với luật pháp
Ngày 29/3, dư luận Hồng Kông xôn xao sau khi hai anh em tỷ phú Thomas và Raymond Kwok bị cảnh sát bắt giữ vì bị tình nghi liên quan tới một đường dây đưa và nhận hối lộ.
Giá cổ phiếu của tập đoàn địa ốc Sun Hung Kai do hai anh em họ Kwok lãnh đạo đã có lúc sụt giảm 15% trong phiên giao dịch ngày (30/3), mạnh nhất trong 14 năm, khiến giá trị vốn hóa của công ty này “bốc hơi” 5,8 tỷ USD. Cũng trong ngày 30/3, hội đồng quản trị của Sun Hung Kai, bao gồm các tỷ phú Lee Shau Kee và William Fung đã bỏ phiếu nhất trí để hai anh em họ Kwok ngừng nhiệm vụ đồng Chủ tịch ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Tờ Forbes cho biết, anh em họ Kwok là những gương mặt mới nhất trong danh sách khá dài các tỷ phú và cựu tỷ phú gặp rắc rối với luật pháp. Đầu năm nay, tỷ phú ngành giao thông Mỹ Manny Maroun, người sở hữu cây cầu The Main Bridge nối giữa Mỹ và Canada cùng nhiều công trình lớn khác, ngồi tù một ngày vì những sai phạm của công ty trong hoạt động xây dựng.
Những tỷ phú và cựu tỷ phú khác không được may mắn như ông Maroun. Một vài người thậm chí phải “bóc lịch” hàng chục năm trong nhà đá vì những vụ phạm tội gây chấn động.
Dưới đây là một số tỷ phú và cựu tỷ phú từng bị pháp luật “sờ gáy”:
Huang Guangyu
Tỷ phú Huang là người giàu nhất ở Trung Quốc đại lục vào năm 2007 theo xếp hạng của tạp chí Hồ Nhuận, với giá trị tài sản ròng ước tính ở mức 6,3 tỷ USD. Bỏ học giữa chừng và sáng lập nên “đế chế” bán lẻ hàng điện tử khổng lồ mang tên GOME, tỷ phú Huang từng nằm trong số những doanh nhân được ca ngợi nhiều nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2008, ông Huang bất ngờ bị cảnh sát bắt. Hai năm sau đó, vào năm 2010, ông Huang bị tòa án kết án 14 năm tù giam, vì đã phạm các tội hối lộ, giao dịch nội gián, thao túng giá cổ phiếu và có những hoạt động kinh doanh phi pháp.
Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev
Tỷ phú Khodorkovsky (trái) từng là người giàu nhất nước Nga, sở hữu tài sản ròng 15 tỷ USD, và xếp thứ 15 thế giới trong danh sách tỷ phú thế giới của tạp chí Forbes. Ông là cựu CEO của hãng dầu lửa Yukos. Từ năm 2003 tới nay, ông Khodorkovsky cùng đối tác làm ăn là ông Lebedev - cũng là một tỷ phú, từng giữ chức CEO ngân hàng Menatep - “bóc lịch” trong nhà đá. Hai doanh nhân nổi tiếng xứ bạch dương này bị bắt vào năm 2003 và sau đó bị kết tội biển thủ hơn 200 tấn dầu thô và xóa sạch dấu vết của vụ này.
Allen Stanford
Từng là một nhà tài chính khả kính, cựu tỷ phú Stanford hồi đầu năm nay bị tòa án Mỹ kết tội điều hành một chương trình lừa đảo trị giá 7 tỷ USD, làm “sập bẫy” chừng 30.000 nạn nhân. Ở thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản của Stanford lên tới 2,2 tỷ USD, giúp ông tay duy trì lối sống xa hoa như một ông hoàng. Cựu tỷ phú này đã ở trong nhà đá từ năm 2009 tới nay và nhiều khả năng sẽ phải ngồi tù 20 năm.
Raj Rajaratnam
Cựu tỷ phú đầu cơ Rajaratnam, người sáng lập và một thời là CEO công ty Galleon Group, bị cáo buộc phạm 14 tội danh trong vụ xét xử đường dây giao dịch nội gián được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Rajaratnam là một người Mỹ gốc Sri Lanka. Ở thời điểm bị bắt vào năm 2009, ông này sở hữu tài sản 1,8 tỷ USD, giàu thứ 236 ở Mỹ. Tháng 11 năm ngoái, tòa án Mỹ kết án cựu tỷ phú này 11 năm tù giam và buộc nộp phạt 10 triệu USD. Đây là mức án dài nhất mà một tội phạm giao dịch nội gián từng nhận tại Mỹ.
S. Curtis Johnson III
Là người thừa kế của hãng sản xuất chất giặt tẩy S.C. Johnson, tỷ phú Johnson III bị kết tội tấn công tình dục nhiều lần đối với một đứa trẻ. Hiện doanh nhân sở hữu tài sản ròng 2,5 tỷ USD đang được bảo lãnh tại ngoại với số tiền 500.000 USD. Johnson III luôn miệng kêu oan và phiên tòa xét xử tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 4 năm nay.
Shahid Balwa
Là CEO của một trong những công ty bất động sản lớn nhất Ấn Độ, tỷ phú trẻ tuổi nhất nước này Balwa bị bắt vào tháng 2/2011 vì bị cáo buộc tham gia vào một đường dây đưa và nhận hối lộ nhiều tỷ USD nhằm được cấp phép viễn thông. Vụ việc gây chấn động này có liên quan tới nhiều quan chức Chính phủ Ân. Tháng 11 năm ngoái, Balwa - người sở hữu tài sản 1,06 tỷ USD ở thời điểm năm 2010 - được trả tại ngoại và vẫn đang chờ tới phiên tòa xét xử tiếp theo.
Alfred Taubman
Năm 2004, tỷ phú bán lẻ Taubman, người từng giữ chức Chủ tịch nhà bán đấu giá Sotheby’s, ngồi tù 9 tháng vì bị tình nghi dùng “tiểu xảo” trong các vụ bán đấu giá. Ông Taubman một mực tuyên bố vô tội và đã xuất bản một cuốn tự truyện vào năm 2007 kể về quãng đường vươn lên thành tỷ phú cũng như thời gian ông ngồi tù. Theo xếp hạng của Forbes, hiện ông Taubman sở hữu giá trị tài sản ròng khoảng 2,5 tỷ USD, giàu thứ 164 tại Mỹ.
Michael Milken
Tỷ phú Milken được mệnh danh là “vua” trong lĩnh vực đầu tư vào các loại trái phiếu không được các hãng đánh giá tín nhiệm khuyến nghị đầu tư (junk bond). Vào thập niên 1980, ông Milken đã kiếm hàng tỷ USD từ việc đầu tư vào tài sản này, để rồi rốt cục phải ngồi tù vào năm 1989. Tòa cáo buộc tỷ phú này gian lận chứng khoán sau khi em trai ông, Lowell, bị kết án hình sự. Ông Milken đã ngồi tù 22 tháng và được thả. Từ đó tới nay, ông nổi tiếng là một nhà hoạt động từ thiện tích cực.
Chey Tae-Won
Vào năm 2003, tỷ phú Chey, Chủ tịch SK Group, tập đoàn lớn thứ ba tại Hàn Quốc về giá trị tài sản, ngồi tù 7 tháng vì tội gian lận kế toán. Sau khi ra tù, ông Chey trở lại ghế Chủ tịch, và được ân xá vào năm 2008. Ngoài ông Chey, còn có hai tỷ phú Hàn Quốc khác từng vướng vòng lao lý. Chủ tịch hãng Hyundai Motor, ông Chung Mong-Koo bị buộc tội gian lận nhưng sau đó được Tổng thống ân xá vào năm 2008. Chủ tịch hãng Samsung Electronics, ông Lee Kun-Hee, cũng bị buộc tội trốn thuế vào năm 2009, nhưng đã được ân xá vào tháng 12 năm ngoái.
Giá cổ phiếu của tập đoàn địa ốc Sun Hung Kai do hai anh em họ Kwok lãnh đạo đã có lúc sụt giảm 15% trong phiên giao dịch ngày (30/3), mạnh nhất trong 14 năm, khiến giá trị vốn hóa của công ty này “bốc hơi” 5,8 tỷ USD. Cũng trong ngày 30/3, hội đồng quản trị của Sun Hung Kai, bao gồm các tỷ phú Lee Shau Kee và William Fung đã bỏ phiếu nhất trí để hai anh em họ Kwok ngừng nhiệm vụ đồng Chủ tịch ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Tờ Forbes cho biết, anh em họ Kwok là những gương mặt mới nhất trong danh sách khá dài các tỷ phú và cựu tỷ phú gặp rắc rối với luật pháp. Đầu năm nay, tỷ phú ngành giao thông Mỹ Manny Maroun, người sở hữu cây cầu The Main Bridge nối giữa Mỹ và Canada cùng nhiều công trình lớn khác, ngồi tù một ngày vì những sai phạm của công ty trong hoạt động xây dựng.
Những tỷ phú và cựu tỷ phú khác không được may mắn như ông Maroun. Một vài người thậm chí phải “bóc lịch” hàng chục năm trong nhà đá vì những vụ phạm tội gây chấn động.
Dưới đây là một số tỷ phú và cựu tỷ phú từng bị pháp luật “sờ gáy”:
Huang Guangyu
Tỷ phú Huang là người giàu nhất ở Trung Quốc đại lục vào năm 2007 theo xếp hạng của tạp chí Hồ Nhuận, với giá trị tài sản ròng ước tính ở mức 6,3 tỷ USD. Bỏ học giữa chừng và sáng lập nên “đế chế” bán lẻ hàng điện tử khổng lồ mang tên GOME, tỷ phú Huang từng nằm trong số những doanh nhân được ca ngợi nhiều nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2008, ông Huang bất ngờ bị cảnh sát bắt. Hai năm sau đó, vào năm 2010, ông Huang bị tòa án kết án 14 năm tù giam, vì đã phạm các tội hối lộ, giao dịch nội gián, thao túng giá cổ phiếu và có những hoạt động kinh doanh phi pháp.
Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev
Tỷ phú Khodorkovsky (trái) từng là người giàu nhất nước Nga, sở hữu tài sản ròng 15 tỷ USD, và xếp thứ 15 thế giới trong danh sách tỷ phú thế giới của tạp chí Forbes. Ông là cựu CEO của hãng dầu lửa Yukos. Từ năm 2003 tới nay, ông Khodorkovsky cùng đối tác làm ăn là ông Lebedev - cũng là một tỷ phú, từng giữ chức CEO ngân hàng Menatep - “bóc lịch” trong nhà đá. Hai doanh nhân nổi tiếng xứ bạch dương này bị bắt vào năm 2003 và sau đó bị kết tội biển thủ hơn 200 tấn dầu thô và xóa sạch dấu vết của vụ này.
Allen Stanford
Từng là một nhà tài chính khả kính, cựu tỷ phú Stanford hồi đầu năm nay bị tòa án Mỹ kết tội điều hành một chương trình lừa đảo trị giá 7 tỷ USD, làm “sập bẫy” chừng 30.000 nạn nhân. Ở thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản của Stanford lên tới 2,2 tỷ USD, giúp ông tay duy trì lối sống xa hoa như một ông hoàng. Cựu tỷ phú này đã ở trong nhà đá từ năm 2009 tới nay và nhiều khả năng sẽ phải ngồi tù 20 năm.
Raj Rajaratnam
Cựu tỷ phú đầu cơ Rajaratnam, người sáng lập và một thời là CEO công ty Galleon Group, bị cáo buộc phạm 14 tội danh trong vụ xét xử đường dây giao dịch nội gián được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử. Rajaratnam là một người Mỹ gốc Sri Lanka. Ở thời điểm bị bắt vào năm 2009, ông này sở hữu tài sản 1,8 tỷ USD, giàu thứ 236 ở Mỹ. Tháng 11 năm ngoái, tòa án Mỹ kết án cựu tỷ phú này 11 năm tù giam và buộc nộp phạt 10 triệu USD. Đây là mức án dài nhất mà một tội phạm giao dịch nội gián từng nhận tại Mỹ.
S. Curtis Johnson III
Là người thừa kế của hãng sản xuất chất giặt tẩy S.C. Johnson, tỷ phú Johnson III bị kết tội tấn công tình dục nhiều lần đối với một đứa trẻ. Hiện doanh nhân sở hữu tài sản ròng 2,5 tỷ USD đang được bảo lãnh tại ngoại với số tiền 500.000 USD. Johnson III luôn miệng kêu oan và phiên tòa xét xử tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 4 năm nay.
Shahid Balwa
Là CEO của một trong những công ty bất động sản lớn nhất Ấn Độ, tỷ phú trẻ tuổi nhất nước này Balwa bị bắt vào tháng 2/2011 vì bị cáo buộc tham gia vào một đường dây đưa và nhận hối lộ nhiều tỷ USD nhằm được cấp phép viễn thông. Vụ việc gây chấn động này có liên quan tới nhiều quan chức Chính phủ Ân. Tháng 11 năm ngoái, Balwa - người sở hữu tài sản 1,06 tỷ USD ở thời điểm năm 2010 - được trả tại ngoại và vẫn đang chờ tới phiên tòa xét xử tiếp theo.
Alfred Taubman
Năm 2004, tỷ phú bán lẻ Taubman, người từng giữ chức Chủ tịch nhà bán đấu giá Sotheby’s, ngồi tù 9 tháng vì bị tình nghi dùng “tiểu xảo” trong các vụ bán đấu giá. Ông Taubman một mực tuyên bố vô tội và đã xuất bản một cuốn tự truyện vào năm 2007 kể về quãng đường vươn lên thành tỷ phú cũng như thời gian ông ngồi tù. Theo xếp hạng của Forbes, hiện ông Taubman sở hữu giá trị tài sản ròng khoảng 2,5 tỷ USD, giàu thứ 164 tại Mỹ.
Michael Milken
Tỷ phú Milken được mệnh danh là “vua” trong lĩnh vực đầu tư vào các loại trái phiếu không được các hãng đánh giá tín nhiệm khuyến nghị đầu tư (junk bond). Vào thập niên 1980, ông Milken đã kiếm hàng tỷ USD từ việc đầu tư vào tài sản này, để rồi rốt cục phải ngồi tù vào năm 1989. Tòa cáo buộc tỷ phú này gian lận chứng khoán sau khi em trai ông, Lowell, bị kết án hình sự. Ông Milken đã ngồi tù 22 tháng và được thả. Từ đó tới nay, ông nổi tiếng là một nhà hoạt động từ thiện tích cực.
Chey Tae-Won
Vào năm 2003, tỷ phú Chey, Chủ tịch SK Group, tập đoàn lớn thứ ba tại Hàn Quốc về giá trị tài sản, ngồi tù 7 tháng vì tội gian lận kế toán. Sau khi ra tù, ông Chey trở lại ghế Chủ tịch, và được ân xá vào năm 2008. Ngoài ông Chey, còn có hai tỷ phú Hàn Quốc khác từng vướng vòng lao lý. Chủ tịch hãng Hyundai Motor, ông Chung Mong-Koo bị buộc tội gian lận nhưng sau đó được Tổng thống ân xá vào năm 2008. Chủ tịch hãng Samsung Electronics, ông Lee Kun-Hee, cũng bị buộc tội trốn thuế vào năm 2009, nhưng đã được ân xá vào tháng 12 năm ngoái.