Những vị vua giàu nhất thế giới
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 15 vị vua giàu nhất thế giới, đứng đầu là Quốc vương Brunei với tổng tài sản 22 tỷ USD
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 15 vị vua giàu nhất thế giới. Đứng đầu danh sách này là Quốc vương Brunei với tổng tài sản 22 tỷ USD.
Bộ phim “The Queen” về Nữ hoàng Elizabeth II ra mắt khán giả toàn thế giới năm 2006 là một chuỗi những hình ảnh về cuộc sống xa hoa của Nữ hoàng Anh với những lâu đài nguy nga và rất nhiều người phục vụ. Tuy nhiên, với cuộc sống vương giả như vậy, Nữ hoàng Anh cũng chỉ giành vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng những vị vua giàu có nhất thế giới của Forbes. Với tài sản ước tính vào khoảng 600 triệu USD, Nữ hoàng Anh đồng thời cũng là vị nữ hoàng giàu có nhất thế giới và là một trong hai nữ hoàng lọt vào danh sách của Forbes.
Đứng đầu danh sách, Quốc vương Brunei sở hữu khối tài sản nhiều gấp 36 lần so với tài sản của Nữ hoàng Anh. Vị vua này được thừa kế gia tài của một vương triều đã 600 năm tuổi và mới đây đã kỷ niệm năm trị vì thứ 40 trên vương quốc rất giàu tài nguyên dầu mỏ của mình. Ngoài Quốc vương Brunei, chỉ có một vị vua nữa của châu Á (ngoại trừ Trung Đông) là vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan lọt vào danh sách này. Nhà vua của Thái Lan hiện là vị vua trị vì lâu nhất thế giới còn sống, ông có tài sản trị giá 5 tỷ USD.
Khoảng 1/3 danh sách những vị vua giàu nhất thế giới, chính xác là 6 vị vua, là những người trị vì của những vùng đất nhiều tài nguyên dầu lửa ở khu vực Trung Đông. Trong đó có Tiểu vương Qatar - người bỏ tiền sáng lập kênh truyền hình tiếng Arab nổi tiếng Al Jazeera, vua Arab Saudia - người đang xây dựng một thành phố trị giá 26 tỷ USD, Tiểu vương Dubai - người mới đây đã mua cổ phần trong các ngân hàng HSBC và Deutsche Bank, và Tiểu vương 78 tuổi Sheikh Sabah Al Sabah của Kuwait.
Tiểu vương Sheikh Khalifa Bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi, người giàu nhất khu vực Trung Đông, là người đứng thứ hai trong toàn bộ danh sách những vị vua giàu nhất thế giới của Forbes. Vương quốc mà ông trị vì chiếm 1/10 trữ lượng dầu lửa của thế giới. Vị vua có tài sản ước tính vào khoảng 21 tỷ USD này đang thúc đẩy việc đưa vùng đất mà ông cai trị trở thành trung tâm văn hóa của Trung Đông và đang lên kế hoạch mở phiên bản của bảo tàng viện Guggenheim ở New York do kiến trúc sư lừng danh Frank Gehry thiết kế vào năm 2011 tại Abu Dhabi.
Thành viên trẻ tuổi nhất trong danh sách những vị vua giàu nhất thế giới, đồng thời cũng là thành viên duy nhất đến từ tiểu sa mạc Sahara, châu phi là vua Mswati III 39 tuổi của Swaziland, với số tài sản ước tính 200 triệu USD. Gần như năm nào vị vua này cũng chọn thêm một cô vợ mới trong số 20.000 cô thiếu nữ của nước này. Hiện nay, vua Mswati đã có tới 13 bà vợ và đang xây dựng cho mỗi bà một cung điện.
Người độc thân duy nhất trong danh sách những ông bà hoàng giàu nhất thế giới là ông hoàng Albert II của Monaco, một công quốc nhỏ bé chỉ bằng công viên Central Park của thành phố New York. Ông hoàng lên ngôi năm 2005 này nổi tiếng là một tay chơi với hai đứa con ngoài giá thú.
Tước vị và phần lớn tài sản của ông hoàng Albert II đã được truyền từ đời này qua đời khác trong hoàng tộc của ông trong suốt 700 năm qua. Đây không phải là một việc hiếm gặp trong những gia đình hoàng tộc trên khắp thế giới, đặc biệt là gia đình của những ông bà hoàng giàu nhất thế giới. Ông hoàng Hans-Adam II của xứ Liechtenstein ở châu Âu, người sở hữu khối tài sản 4,5 tỷ USD là hậu duệ của một dòng họ đã 900 năm tuổi. Hiện ông còn có trong tay 1.600 bức hoạ, bao gồm 33 bức của danh họa Rubens. Đây là bộ sưu tập nghệ thuật thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất trên thế giới.
Tổng tài sản của 15 vị vua giàu nhất thế giới này là 95 tỷ USD, tương đương mức GDP của Chile hoặc New Zealand. Người duy nhất có tên trong danh sách này mà không cai trị một vùng lãnh thổ địa lý nào là Aga Kahn, vị lãnh thụ tinh thần của 15 triệu người Hồi giáo Ismaili trên khắp thế giới. Gần đây, vị hoàng thân, đồng thời cũng là thương gia rất khôn khéo này, khiến báo chí phải tốn khá nhiều giấy mực vì vụ ly hôn của ông với người vợ thứ hai. Có tin đồn, trong vụ ly hôn thứ nhất, ông phải trả cho vợ cũ 20 triệu USD.
Tài sản của những ông hoàng, bà hoàng trong danh sách của Forbes thường bị chia sẻ với gia đình hoàng gia với nhiều thành viên hoặc bao gồm tài sản của quốc gia hay vùng lãnh thổ do họ cai trị, do đó họ không phải là những người đủ tiêu chuẩn lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới của tạp chí này.
(Theo Forbes)
Bộ phim “The Queen” về Nữ hoàng Elizabeth II ra mắt khán giả toàn thế giới năm 2006 là một chuỗi những hình ảnh về cuộc sống xa hoa của Nữ hoàng Anh với những lâu đài nguy nga và rất nhiều người phục vụ. Tuy nhiên, với cuộc sống vương giả như vậy, Nữ hoàng Anh cũng chỉ giành vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng những vị vua giàu có nhất thế giới của Forbes. Với tài sản ước tính vào khoảng 600 triệu USD, Nữ hoàng Anh đồng thời cũng là vị nữ hoàng giàu có nhất thế giới và là một trong hai nữ hoàng lọt vào danh sách của Forbes.
Đứng đầu danh sách, Quốc vương Brunei sở hữu khối tài sản nhiều gấp 36 lần so với tài sản của Nữ hoàng Anh. Vị vua này được thừa kế gia tài của một vương triều đã 600 năm tuổi và mới đây đã kỷ niệm năm trị vì thứ 40 trên vương quốc rất giàu tài nguyên dầu mỏ của mình. Ngoài Quốc vương Brunei, chỉ có một vị vua nữa của châu Á (ngoại trừ Trung Đông) là vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan lọt vào danh sách này. Nhà vua của Thái Lan hiện là vị vua trị vì lâu nhất thế giới còn sống, ông có tài sản trị giá 5 tỷ USD.
Khoảng 1/3 danh sách những vị vua giàu nhất thế giới, chính xác là 6 vị vua, là những người trị vì của những vùng đất nhiều tài nguyên dầu lửa ở khu vực Trung Đông. Trong đó có Tiểu vương Qatar - người bỏ tiền sáng lập kênh truyền hình tiếng Arab nổi tiếng Al Jazeera, vua Arab Saudia - người đang xây dựng một thành phố trị giá 26 tỷ USD, Tiểu vương Dubai - người mới đây đã mua cổ phần trong các ngân hàng HSBC và Deutsche Bank, và Tiểu vương 78 tuổi Sheikh Sabah Al Sabah của Kuwait.
Tiểu vương Sheikh Khalifa Bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi, người giàu nhất khu vực Trung Đông, là người đứng thứ hai trong toàn bộ danh sách những vị vua giàu nhất thế giới của Forbes. Vương quốc mà ông trị vì chiếm 1/10 trữ lượng dầu lửa của thế giới. Vị vua có tài sản ước tính vào khoảng 21 tỷ USD này đang thúc đẩy việc đưa vùng đất mà ông cai trị trở thành trung tâm văn hóa của Trung Đông và đang lên kế hoạch mở phiên bản của bảo tàng viện Guggenheim ở New York do kiến trúc sư lừng danh Frank Gehry thiết kế vào năm 2011 tại Abu Dhabi.
Thành viên trẻ tuổi nhất trong danh sách những vị vua giàu nhất thế giới, đồng thời cũng là thành viên duy nhất đến từ tiểu sa mạc Sahara, châu phi là vua Mswati III 39 tuổi của Swaziland, với số tài sản ước tính 200 triệu USD. Gần như năm nào vị vua này cũng chọn thêm một cô vợ mới trong số 20.000 cô thiếu nữ của nước này. Hiện nay, vua Mswati đã có tới 13 bà vợ và đang xây dựng cho mỗi bà một cung điện.
Người độc thân duy nhất trong danh sách những ông bà hoàng giàu nhất thế giới là ông hoàng Albert II của Monaco, một công quốc nhỏ bé chỉ bằng công viên Central Park của thành phố New York. Ông hoàng lên ngôi năm 2005 này nổi tiếng là một tay chơi với hai đứa con ngoài giá thú.
Tước vị và phần lớn tài sản của ông hoàng Albert II đã được truyền từ đời này qua đời khác trong hoàng tộc của ông trong suốt 700 năm qua. Đây không phải là một việc hiếm gặp trong những gia đình hoàng tộc trên khắp thế giới, đặc biệt là gia đình của những ông bà hoàng giàu nhất thế giới. Ông hoàng Hans-Adam II của xứ Liechtenstein ở châu Âu, người sở hữu khối tài sản 4,5 tỷ USD là hậu duệ của một dòng họ đã 900 năm tuổi. Hiện ông còn có trong tay 1.600 bức hoạ, bao gồm 33 bức của danh họa Rubens. Đây là bộ sưu tập nghệ thuật thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất trên thế giới.
Tổng tài sản của 15 vị vua giàu nhất thế giới này là 95 tỷ USD, tương đương mức GDP của Chile hoặc New Zealand. Người duy nhất có tên trong danh sách này mà không cai trị một vùng lãnh thổ địa lý nào là Aga Kahn, vị lãnh thụ tinh thần của 15 triệu người Hồi giáo Ismaili trên khắp thế giới. Gần đây, vị hoàng thân, đồng thời cũng là thương gia rất khôn khéo này, khiến báo chí phải tốn khá nhiều giấy mực vì vụ ly hôn của ông với người vợ thứ hai. Có tin đồn, trong vụ ly hôn thứ nhất, ông phải trả cho vợ cũ 20 triệu USD.
Tài sản của những ông hoàng, bà hoàng trong danh sách của Forbes thường bị chia sẻ với gia đình hoàng gia với nhiều thành viên hoặc bao gồm tài sản của quốc gia hay vùng lãnh thổ do họ cai trị, do đó họ không phải là những người đủ tiêu chuẩn lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới của tạp chí này.
(Theo Forbes)