Niêm yết sàn nước ngoài: Đường đến Singapore
Singapore đang là đích ngắm đầu tiên của những doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch xuất ngoại cổ phiếu trong thời gian tới
Singapore đang là đích ngắm đầu tiên của những doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch xuất ngoại cổ phiếu trong thời gian tới.
Sáng 2/4, chương trình tiếp cận thị trường chứng khoán Singapore, trong khuôn khổ kết nối hai nền kinh tế, chính thức khởi động. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) với Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) được xem là một trong những viên gạch đầu tiên của chương trình này.
Theo thông tin từ đại diện SGX, hiện đã có 6 – 7 doanh nghiệp Việt Nam đặt vấn đề tìm hiểu thị trường Singapore và để xúc tiến kế hoạch niêm yết trong tương lai. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp cụ thể vẫn chưa thể công bố.
Phía HASTC cũng cho biết đang lên kế hoạch lập một đoàn doanh nghiệp Việt Nam tới khảo sát thị trường này. HASTC cũng sẽ làm đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp hướng ngoại. Nếu thuận lợi, đầu năm 2008, sàn SGX sẽ tiếp nhận cổ phiếu của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Bên lề họp báo sáng 2/4, một số chuyên gia trong quản lý và kinh doanh chứng khoán đều có cùng nhận định nhiều khả năng Công ty Sữa Vinamilk sẽ là doanh nghiệp đầu tiên đến với thị trường Singapore, khi kế hoạch cụ thể đã được trình Đại hội cổ đông ngày 30/3 vừa qua.
Một cái tên khác được đề cập tới là Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank khi kế hoạch tiếp cận sàn Singapore cũng vừa được công bố. Tuy nhiên, Vietcombank đang đứng trước một lựa chọn nữa là thị trường Hồng Kông, trong khi việc niêm yết chỉ được chọn một.
Ngoài HASTC, SGX cũng đang trao đổi với một đầu mối quan trọng khác là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn (SCIC). Một số nhận định cho biết SCIC và SGX sẽ có những cuộc thảo luận cụ thể, liên quan trực tiếp đến các ứng cử chào sàn Singapore trong tương lai. SCIC hiện là người đại diện vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn và có tiếng nói quyết định trong hướng đi này.
Trước HASTC và SCIC, một đầu mối khác đáng chú ý là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Cuối năm 2006, đón đầu xu hướng của tương lai gần, SSI đã có những hoạt động tiền trạm cần thiết để có mặt ở thị trường Singapore với tư cách của một đầu mối hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu niêm yết trên thị trường này.
Sự nhanh chân của SSI được xem là hợp lý khi Singapore được xem là một cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, việc xác định tính chất “cửa ngõ” này đã được Thủ tướng Chính phủ hai nước thông qua và được triển khai qua sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thị trường hai bên.
Và trong hướng đi này, Bộ trưởng Ninh hy vọng rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng đến với thị trường vốn quốc tế, chủ động huy động vốn mà không cần sự can thiệp của Chính phủ, không chờ Chính phủ vay về cho vay lại như trước đây.
Tất nhiên, để khẳng định trên con đường đến với Singapore, Bộ trưởng Ninh cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm: “Thứ nhất là do đặc thù nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi nên chế độ kế toán, kiểm toán có những điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Thứ hai là khung pháp lý về chứng khoán, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế; tiêu chuẩn niêm yết trong nước còn thấp so với quốc tế. Bên cạnh đó còn có nhiều chính sách liên quan khác như quản lý ngoại hối đối với các dòng tiền liên quan, rồi về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài…”.
Trước những yêu cầu đó, theo đánh giá của Bộ trưởng Ninh, một số doanh nghiệp đã có được sự chủ động cần thiết. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ.
“Hiện nay, chúng tôi đang tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn nước ngoài vào gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp cũng đang có lộ trình chuẩn bị rất tích cực. Với tiến độ hiện nay, tôi hy vọng đầu năm 2008 sẽ có cổ phiếu doanh nghiệp Việt Nam trên sàn quốc tế”, Bộ trưởng nói.
Để con đường đến Singapore hiện thực vào đầu năm 2008, dự kiến vào tháng 9 tới, một đoàn doanh nghiệp Việt Nam thực sự có nguyện vọng niêm yết tại Singapore sẽ lên đường sang khảo sát thực tế. Và nếu quyết định, hồ sơ xin niêm yết sẽ cần khoảng 2 – 3 tháng để xét duyệt. Đó cũng là thời điểm mà một loạt doanh nghiệp lớn trong nước tiến hành cổ phần hóa xong, nếu đúng lộ trình.
Sáng 2/4, chương trình tiếp cận thị trường chứng khoán Singapore, trong khuôn khổ kết nối hai nền kinh tế, chính thức khởi động. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) với Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) được xem là một trong những viên gạch đầu tiên của chương trình này.
Theo thông tin từ đại diện SGX, hiện đã có 6 – 7 doanh nghiệp Việt Nam đặt vấn đề tìm hiểu thị trường Singapore và để xúc tiến kế hoạch niêm yết trong tương lai. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp cụ thể vẫn chưa thể công bố.
Phía HASTC cũng cho biết đang lên kế hoạch lập một đoàn doanh nghiệp Việt Nam tới khảo sát thị trường này. HASTC cũng sẽ làm đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp hướng ngoại. Nếu thuận lợi, đầu năm 2008, sàn SGX sẽ tiếp nhận cổ phiếu của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Bên lề họp báo sáng 2/4, một số chuyên gia trong quản lý và kinh doanh chứng khoán đều có cùng nhận định nhiều khả năng Công ty Sữa Vinamilk sẽ là doanh nghiệp đầu tiên đến với thị trường Singapore, khi kế hoạch cụ thể đã được trình Đại hội cổ đông ngày 30/3 vừa qua.
Một cái tên khác được đề cập tới là Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank khi kế hoạch tiếp cận sàn Singapore cũng vừa được công bố. Tuy nhiên, Vietcombank đang đứng trước một lựa chọn nữa là thị trường Hồng Kông, trong khi việc niêm yết chỉ được chọn một.
Ngoài HASTC, SGX cũng đang trao đổi với một đầu mối quan trọng khác là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn (SCIC). Một số nhận định cho biết SCIC và SGX sẽ có những cuộc thảo luận cụ thể, liên quan trực tiếp đến các ứng cử chào sàn Singapore trong tương lai. SCIC hiện là người đại diện vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn và có tiếng nói quyết định trong hướng đi này.
Trước HASTC và SCIC, một đầu mối khác đáng chú ý là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Cuối năm 2006, đón đầu xu hướng của tương lai gần, SSI đã có những hoạt động tiền trạm cần thiết để có mặt ở thị trường Singapore với tư cách của một đầu mối hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu niêm yết trên thị trường này.
Sự nhanh chân của SSI được xem là hợp lý khi Singapore được xem là một cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, việc xác định tính chất “cửa ngõ” này đã được Thủ tướng Chính phủ hai nước thông qua và được triển khai qua sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thị trường hai bên.
Và trong hướng đi này, Bộ trưởng Ninh hy vọng rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng đến với thị trường vốn quốc tế, chủ động huy động vốn mà không cần sự can thiệp của Chính phủ, không chờ Chính phủ vay về cho vay lại như trước đây.
Tất nhiên, để khẳng định trên con đường đến với Singapore, Bộ trưởng Ninh cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm: “Thứ nhất là do đặc thù nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi nên chế độ kế toán, kiểm toán có những điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Thứ hai là khung pháp lý về chứng khoán, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế; tiêu chuẩn niêm yết trong nước còn thấp so với quốc tế. Bên cạnh đó còn có nhiều chính sách liên quan khác như quản lý ngoại hối đối với các dòng tiền liên quan, rồi về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài…”.
Trước những yêu cầu đó, theo đánh giá của Bộ trưởng Ninh, một số doanh nghiệp đã có được sự chủ động cần thiết. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ.
“Hiện nay, chúng tôi đang tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn nước ngoài vào gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp cũng đang có lộ trình chuẩn bị rất tích cực. Với tiến độ hiện nay, tôi hy vọng đầu năm 2008 sẽ có cổ phiếu doanh nghiệp Việt Nam trên sàn quốc tế”, Bộ trưởng nói.
Để con đường đến Singapore hiện thực vào đầu năm 2008, dự kiến vào tháng 9 tới, một đoàn doanh nghiệp Việt Nam thực sự có nguyện vọng niêm yết tại Singapore sẽ lên đường sang khảo sát thực tế. Và nếu quyết định, hồ sơ xin niêm yết sẽ cần khoảng 2 – 3 tháng để xét duyệt. Đó cũng là thời điểm mà một loạt doanh nghiệp lớn trong nước tiến hành cổ phần hóa xong, nếu đúng lộ trình.