“Nín thở” chờ... lạm phát
“Cú hích” kích cầu với chủ trương thực thi ban đầu là ngắn hạn đang ngày càng tiệm cận đến khả năng trở thành dài hạn
“Cú hích” kích cầu với chủ trương thực thi ban đầu là ngắn hạn đang ngày càng tiệm cận đến khả năng trở thành dài hạn.
Khả năng này đã khiến không ít lãnh đạo Quốc hội đứng ngồi không yên, vì sự quay trở lại của lạm phát đã là hiện hữu và nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy: lạm phát, suy giảm, kích cầu rồi lại lạm phát...
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã phản ứng về ranh giới ngắn hạn và dài hạn này bằng một ví dụ rằng: “Về mức bội chi ngân sách lên đến 8% GDP, Bộ Tài chính nói đây là giải pháp ngắn hạn, mang tính đột xuất và cấp bách của năm nay vì không cân đối được.
Nhưng trong báo cáo của Chính phủ lại nói có thể vấn đề này phải kéo dài trong 5 năm. Tất cả những giải pháp vừa qua, chính sách tài khóa, tiền tệ được nới lỏng cộng với những xung lực về đầu tư, mà lại kéo dài thời hạn trong một vài năm thì nguy cơ tái lạm phát là hiện hữu...”.
Cảnh báo nguy cơ tái lạm phát
Thực ra vấn đề lạm phát có thể quay trở lại không còn là vấn đề mới. Ngay từ đầu năm 2009, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra cảnh báo về khả năng này.
TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, rủi ro về lạm phát Việt Nam là có thật với việc liên tục nới lỏng chính sách tiền tệ và đẩy mạnh các giải pháp kích cầu. Bội chi ngân sách tăng, tăng lương, tăng giá một số sản phẩm Nhà nước còn giữ độc quyền như điện, than... sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến giá cả.
Còn TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, cho rằng, nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát vẫn còn. Đó chính là những trục trặc mang tính cơ cấu, trong đó sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn lớn là đáng kể nhất.
Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát cao tại Việt Nam trong năm 2008.
Vì thế, nếu kích cầu đầu tư thông qua việc nới lỏng tín dụng cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước mà thiếu những sự thẩm định và giám sát thận trọng như trong thời gian qua thì kết quả rất có thể là nền kinh tế vẫn tiếp tục đình trệ, trong khi lạm phát bị kích hoạt trở lại.
Do vậy, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra kiến nghị để có thể giúp khắc phục tình trạng đình trệ mà không gây thêm lạm phát.
Không nên chỉ thuần túy kích cầu mà quan trọng không kém là phải tăng được năng lực của phía cung, giám sát chặt chẽ gói kích cầu và các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, đến thời điểm có dấu hiệu xuất hiện lạm phát thì cần dừng kịp thời chính sách kích cầu, tránh để lạm phát xảy ra, khiến nền kinh tế có thể bị tổn thương.
Độ “vênh” của các báo cáo
Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng gói kích cầu của Chính phủ đã chỉ ra rất nhiều những kết quả khả quan và không có bất kỳ một từ nào nhắc đến từ “lạm phát”.
Ngược lại, trong các báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, từ “lạm phát” luôn được nhắc đến.
Chẳng hạn về việc hỗ trợ lãi suất vay tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng, Chính phủ đánh giá: nhìn chung, từ phản hồi của các bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp và người dân, có thế thấy cơ chế hỗ trợ lãi suất là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác động thiết thực đối với các tổ chức, cá nhân để khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh.
Còn Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá: quyết định này mang tính bình quân, không tạo cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, không mang nhiều ý nghĩa cho mục tiêu kích cầu đầu tư và tiêu dùng...
Cùng chung nhận xét này, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội góp thêm: công tác triển khai, qua khảo sát thực tế tại một số địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, do khó đạt yêu cầu về điều kiện vay vốn.
Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nguyên tắc của việc sử dụng các nguồn lực kích cầu là phải đảm bảo kịp thời đúng đối tượng, đem lại hiêu quả thiết thực, trong mức độ cho phép và mang tính ngắn hạn. Tuy nhiên, gói kích cầu của Chính phủ chưa đảm bảo được nguyên tắc này, đây chính là yếu tố hạn chế đến hiệu quả thực hiện kích cầu. Nguy cơ tái lạm phát sẽ là hiện hữu trong những năm tới nếu sử dụng gói kích cầu kém hiệu quả với việc tiếp tục những chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng cả về phạm vi và thời gian.
Uỷ ban Kinh tế cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của tính thời điểm của gói giải pháp kích thích kinh tế. Tiền đầu tư cũng như tiền hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, các doanh nghiệp phải được giải phóng nhanh nhất để kịp thời giúp cho các đối tượng này tháo gỡ khó khăn.
Mặt khác, do tiền cung ứng đưa vào lưu thông rất lớn, nếu triển khai chậm và không có giới hạn về thời gian thì khi kinh tế phục hồi trở lại, sẽ tiềm ẩn khả năng gây lạm phát cao...
Khả năng này đã khiến không ít lãnh đạo Quốc hội đứng ngồi không yên, vì sự quay trở lại của lạm phát đã là hiện hữu và nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy: lạm phát, suy giảm, kích cầu rồi lại lạm phát...
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã phản ứng về ranh giới ngắn hạn và dài hạn này bằng một ví dụ rằng: “Về mức bội chi ngân sách lên đến 8% GDP, Bộ Tài chính nói đây là giải pháp ngắn hạn, mang tính đột xuất và cấp bách của năm nay vì không cân đối được.
Nhưng trong báo cáo của Chính phủ lại nói có thể vấn đề này phải kéo dài trong 5 năm. Tất cả những giải pháp vừa qua, chính sách tài khóa, tiền tệ được nới lỏng cộng với những xung lực về đầu tư, mà lại kéo dài thời hạn trong một vài năm thì nguy cơ tái lạm phát là hiện hữu...”.
Cảnh báo nguy cơ tái lạm phát
Thực ra vấn đề lạm phát có thể quay trở lại không còn là vấn đề mới. Ngay từ đầu năm 2009, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra cảnh báo về khả năng này.
TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, rủi ro về lạm phát Việt Nam là có thật với việc liên tục nới lỏng chính sách tiền tệ và đẩy mạnh các giải pháp kích cầu. Bội chi ngân sách tăng, tăng lương, tăng giá một số sản phẩm Nhà nước còn giữ độc quyền như điện, than... sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến giá cả.
Còn TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, cho rằng, nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát vẫn còn. Đó chính là những trục trặc mang tính cơ cấu, trong đó sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn lớn là đáng kể nhất.
Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra lạm phát cao tại Việt Nam trong năm 2008.
Vì thế, nếu kích cầu đầu tư thông qua việc nới lỏng tín dụng cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước mà thiếu những sự thẩm định và giám sát thận trọng như trong thời gian qua thì kết quả rất có thể là nền kinh tế vẫn tiếp tục đình trệ, trong khi lạm phát bị kích hoạt trở lại.
Do vậy, các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra kiến nghị để có thể giúp khắc phục tình trạng đình trệ mà không gây thêm lạm phát.
Không nên chỉ thuần túy kích cầu mà quan trọng không kém là phải tăng được năng lực của phía cung, giám sát chặt chẽ gói kích cầu và các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, đến thời điểm có dấu hiệu xuất hiện lạm phát thì cần dừng kịp thời chính sách kích cầu, tránh để lạm phát xảy ra, khiến nền kinh tế có thể bị tổn thương.
Độ “vênh” của các báo cáo
Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng gói kích cầu của Chính phủ đã chỉ ra rất nhiều những kết quả khả quan và không có bất kỳ một từ nào nhắc đến từ “lạm phát”.
Ngược lại, trong các báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, từ “lạm phát” luôn được nhắc đến.
Chẳng hạn về việc hỗ trợ lãi suất vay tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng, Chính phủ đánh giá: nhìn chung, từ phản hồi của các bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp và người dân, có thế thấy cơ chế hỗ trợ lãi suất là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác động thiết thực đối với các tổ chức, cá nhân để khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh.
Còn Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá: quyết định này mang tính bình quân, không tạo cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, không mang nhiều ý nghĩa cho mục tiêu kích cầu đầu tư và tiêu dùng...
Cùng chung nhận xét này, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội góp thêm: công tác triển khai, qua khảo sát thực tế tại một số địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, do khó đạt yêu cầu về điều kiện vay vốn.
Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nguyên tắc của việc sử dụng các nguồn lực kích cầu là phải đảm bảo kịp thời đúng đối tượng, đem lại hiêu quả thiết thực, trong mức độ cho phép và mang tính ngắn hạn. Tuy nhiên, gói kích cầu của Chính phủ chưa đảm bảo được nguyên tắc này, đây chính là yếu tố hạn chế đến hiệu quả thực hiện kích cầu. Nguy cơ tái lạm phát sẽ là hiện hữu trong những năm tới nếu sử dụng gói kích cầu kém hiệu quả với việc tiếp tục những chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng cả về phạm vi và thời gian.
Uỷ ban Kinh tế cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của tính thời điểm của gói giải pháp kích thích kinh tế. Tiền đầu tư cũng như tiền hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, các doanh nghiệp phải được giải phóng nhanh nhất để kịp thời giúp cho các đối tượng này tháo gỡ khó khăn.
Mặt khác, do tiền cung ứng đưa vào lưu thông rất lớn, nếu triển khai chậm và không có giới hạn về thời gian thì khi kinh tế phục hồi trở lại, sẽ tiềm ẩn khả năng gây lạm phát cao...