“Nợ bảo hiểm xã hội nhiều vì chế tài xử phạt yếu”
Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, hiện tình trạng nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội lên tới gần 2.000 tỷ đồng
Một báo cáo gần đây của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, hiện tình trạng nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội đang lên tới mức báo động với số tiền nợ gần 2.000 tỷ đồng (chiếm 6,65% tổng số thu theo chỉ tiêu). Số nợ này tập trung chủ yếu ở các đối tượng là doanh nghiệp.
Trả lời câu hỏi đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng nợ đọng lớn này, bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói:
- Năm 2008 quỹ bảo hiểm xã hội đã thu được gần 30.217 tỷ đồng từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, tăng 27% so với năm 2007.
Tuy nhiên, số nợ đóng và chậm đóng đến cuối năm 2008 là 1.895 tỷ đồng và 80% số này thuộc về các doanh nghiệp. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phần lớn các khoản nợ là dưới 6 tháng (chiếm 65,5%), số nợ từ hai năm trở lên chiếm 5,4%.
Có lẽ nguyên nhân trực tiếp nhất đó là người sử dụng lao động tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Về phía người lao động thì thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc chưa quan tâm đến bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, thậm chí được hiểu và xử lý chưa đầy đủ nên chưa đủ sức răn đe.
Nghị định 135/2007/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 20 triệu đồng. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 22/4/2008, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đã tăng lên là 30 triệu đồng.
Ngoài ra tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn, hoặc không thời hạn. Tuy nhiên, thời gian qua chưa có trường hợp nào bị phạt theo hình thức này.
Hơn nữa, Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng trong Bộ luật Hình sự lại không quy định tội danh liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn rất mỏng. Với số lượng cán bộ thanh tra lao động toàn hệ thống khoảng 150 người, trong hai năm 2007 và 2008, chỉ thực hiện kiểm tra trên 6.900 doanh nghiệp.
Đối với đội ngũ cán bộ thanh tra thì đây là con số đáng kể, nhưng so với tổng số các doanh nghiệp thì còn quá khiêm tốn.
Một thực tế nữa là tổ chức công đoàn ở cơ sở chưa mạnh, chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt đối với những trường hợp mà người sử dụng lao động đã trích tiền đóng của người lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác.
Đặc biệt, cần tăng cường sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan lao động, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, liên đoàn lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội. Thực tế là, còn có nơi vì để thu hút đầu tư nên còn nương nhẹ khi xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đâu là giải pháp cơ bản của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội để giải quyết tận gốc vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội?
Đây là một vấn đề phức tạp, cần có thời gian để giải quyết tận gốc. Trước mắt, nên tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội cho cả người lao động và doanh nghiệp, tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp, địa phương và người lao động để giải toả những vướng mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ kiểm tra của hệ thống bảo hiểm xã hội phải chủ động tiếp cận với doanh nghiệp, phát hiện sớm những trường hợp chậm đóng, để nhắc nhở kịp thời. Tránh được trường hợp càng để lâu, khoản nợ càng lớn, càng khó xử lý.
Thứ ba, thực hiện nghiêm minh các chế tài xử lý vi phạm. Đồng thời nghiên cứu đề xuất sửa đổi mức phạt. Có ý kiến đề xuất mức độ xử phạt phải được tính theo tỷ lệ của số tiền nợ đóng, chậm đóng.
Đối với những trường hợp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội, cần thực hiện kiên quyết, có thể khởi kiện ra toà. Thời gian qua bảo hiểm xã hội Tp.HCM, Đồng Nai thực hiện việc khởi kiện đã thu được những kết quả khả quan.
Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt sự phối hợp giữa ngành lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và Bảo hiểm xã hội, trong việc đôn đốc việc thu và thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đồng thời tăng cường phối hợp với cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế, để chủ động nắm bắt thông tin về lao động, việc làm, tiền lương của doanh nghiệp làm cơ sở để thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Có ý kiến cho rằng, gần đây số lượng người tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội đang có chiều hướng chững lại, thậm chí giảm? Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, phỏng đoán này dường như là không chính xác vì theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2008.
Trong thực tế phải đến giữa năm 2008, cơ quan bảo hiểm xã hội mới triển khai việc thu bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với thời gian ngắn như vậy, chưa thể đánh giá được số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là chiều hướng tăng hay giảm.
Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2008 có 6.200 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó 80% là những người trước đây đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Một trong những tính ưu việt của bảo hiểm xã hội tự nguyện đó là sự liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, có nghĩa là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc ngược lại để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Nếu công tác tuyên truyền được đẩy mạnh hơn thì lượng người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ ngày càng lớn hơn.
Trả lời câu hỏi đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng nợ đọng lớn này, bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói:
- Năm 2008 quỹ bảo hiểm xã hội đã thu được gần 30.217 tỷ đồng từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, tăng 27% so với năm 2007.
Tuy nhiên, số nợ đóng và chậm đóng đến cuối năm 2008 là 1.895 tỷ đồng và 80% số này thuộc về các doanh nghiệp. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phần lớn các khoản nợ là dưới 6 tháng (chiếm 65,5%), số nợ từ hai năm trở lên chiếm 5,4%.
Có lẽ nguyên nhân trực tiếp nhất đó là người sử dụng lao động tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Về phía người lao động thì thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc chưa quan tâm đến bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, thậm chí được hiểu và xử lý chưa đầy đủ nên chưa đủ sức răn đe.
Nghị định 135/2007/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 20 triệu đồng. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 22/4/2008, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đã tăng lên là 30 triệu đồng.
Ngoài ra tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn, hoặc không thời hạn. Tuy nhiên, thời gian qua chưa có trường hợp nào bị phạt theo hình thức này.
Hơn nữa, Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội quy định, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng trong Bộ luật Hình sự lại không quy định tội danh liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Công tác thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn rất mỏng. Với số lượng cán bộ thanh tra lao động toàn hệ thống khoảng 150 người, trong hai năm 2007 và 2008, chỉ thực hiện kiểm tra trên 6.900 doanh nghiệp.
Đối với đội ngũ cán bộ thanh tra thì đây là con số đáng kể, nhưng so với tổng số các doanh nghiệp thì còn quá khiêm tốn.
Một thực tế nữa là tổ chức công đoàn ở cơ sở chưa mạnh, chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt đối với những trường hợp mà người sử dụng lao động đã trích tiền đóng của người lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác.
Đặc biệt, cần tăng cường sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan lao động, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, liên đoàn lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội. Thực tế là, còn có nơi vì để thu hút đầu tư nên còn nương nhẹ khi xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đâu là giải pháp cơ bản của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội để giải quyết tận gốc vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội?
Đây là một vấn đề phức tạp, cần có thời gian để giải quyết tận gốc. Trước mắt, nên tập trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội cho cả người lao động và doanh nghiệp, tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp, địa phương và người lao động để giải toả những vướng mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, cần tăng cường công tác kiểm tra. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ kiểm tra của hệ thống bảo hiểm xã hội phải chủ động tiếp cận với doanh nghiệp, phát hiện sớm những trường hợp chậm đóng, để nhắc nhở kịp thời. Tránh được trường hợp càng để lâu, khoản nợ càng lớn, càng khó xử lý.
Thứ ba, thực hiện nghiêm minh các chế tài xử lý vi phạm. Đồng thời nghiên cứu đề xuất sửa đổi mức phạt. Có ý kiến đề xuất mức độ xử phạt phải được tính theo tỷ lệ của số tiền nợ đóng, chậm đóng.
Đối với những trường hợp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội, cần thực hiện kiên quyết, có thể khởi kiện ra toà. Thời gian qua bảo hiểm xã hội Tp.HCM, Đồng Nai thực hiện việc khởi kiện đã thu được những kết quả khả quan.
Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt sự phối hợp giữa ngành lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và Bảo hiểm xã hội, trong việc đôn đốc việc thu và thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đồng thời tăng cường phối hợp với cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế, để chủ động nắm bắt thông tin về lao động, việc làm, tiền lương của doanh nghiệp làm cơ sở để thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Có ý kiến cho rằng, gần đây số lượng người tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội đang có chiều hướng chững lại, thậm chí giảm? Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, phỏng đoán này dường như là không chính xác vì theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2008.
Trong thực tế phải đến giữa năm 2008, cơ quan bảo hiểm xã hội mới triển khai việc thu bảo hiểm xã hội tự nguyện. Với thời gian ngắn như vậy, chưa thể đánh giá được số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là chiều hướng tăng hay giảm.
Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2008 có 6.200 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trong đó 80% là những người trước đây đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Một trong những tính ưu việt của bảo hiểm xã hội tự nguyện đó là sự liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, có nghĩa là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc ngược lại để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Nếu công tác tuyên truyền được đẩy mạnh hơn thì lượng người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ ngày càng lớn hơn.