“Nợ chất đống trên đầu nhiều hộ châu Á”
Không chỉ dễ bị tổn hại khi giá tài sản giảm, nợ cao còn khiến thu nhập của các hộ gia đình biến động mạnh
Việc vay tín dụng dễ dàng để chi tiêu và thói quen mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản tăng vọt, đã khiến nợ nần mà các hộ gia đình ở châu Á phải gánh chịu, mỗi ngày một chồng chất hơn, tờ Les Echos cho hay.
Đài RFI dẫn bài viết “Các hộ gia đình châu Á nợ chồng chất” trên tờ báo Pháp cho biết, tình trạng nợ nần của người dân ở các nước châu Á như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan đã lên tới đỉnh điểm. Trong đó, cao nhất là Malaysia với tỷ lệ vay nợ tương đương 196% so với thu nhập hàng năm, cao hơn cả Hàn Quốc (166%).
Tại Hàn Quốc, các hộ gia đình nghèo nhất cũng là những đối tượng có nguy cơ nợ nần nhiều nhất. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Coface cho thấy, tỷ lệ nợ các hộ gia đình trong số 20% người nghèo nhất tại Hàn Quốc tới 184% tổng thu nhập năm 2012 của họ, tức là cao hơn mức trung bình của quốc gia tới 18 điểm.
Tại Singapore, các hộ gia đình đã chịu tác động gián tiếp của việc giá cả bất động sản tăng vọt. Tại quốc đảo này, hơn 80% người dân làm chủ bất động sản. Số người vay tín dụng để mua nhà đất đã tăng lên 78% trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Còn ở Thái Lan, tỷ lệ nợ cũng đã lên tới con số 112%, rất cao.
Les Echos cho rằng, nợ hộ gia đình của 4 nước trên cao hơn nhiều những nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines, các nơi có tỷ lệ nợ thấp, dưới 35% vào 2012. Tờ Les Echos cho rằng, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan đang đối mặt với nguy cơ tương tự Mỹ năm 2008, khi tỷ lệ nợ là 130%.
Theo một bài viết đăng trên tờ The Economist gần đây, vào năm 2008, nhiều hộ gia đình ở Mỹ đã không thể trả các khoản vay thế chấp mua nhà. Mặc dù các khoản nợ này không quá lớn, nhưng tác động của chúng không hề nhỏ. Một số ngân hàng đầu tư không chịu đựng nổi, do họ vốn đã gánh những khoản nợ khổng lồ.
Khi các hộ gia đình gánh quá nhiều nợ, giá tài sản mà họ nắm giữ chỉ cần giảm nhẹ cũng có thể đẩy họ đến vực phá sản. Không chỉ dễ bị tổn hại khi giá tài sản giảm, nợ cao còn khiến thu nhập biến động mạnh. Các hộ gia đình chìm trong nợ gặp nhiều khó khăn khi chi tiêu. Do đó, vấn đề nợ hộ gia đình quả thực rất đáng lo.
Trước đó, hồi tháng 7, ngân hàng Standard Chartered cũng công bố một báo cáo cho biết, năm 2012, người Singapore vay nợ tương đương 151% thu nhập hàng năm, cao thứ hai trong khu vực. Lý do phần lớn là bởi người tiêu dùng tại Singapore vay tiền để trả nợ tài sản, tương đương 111% so với thu nhập, cao nhất khu vực.
Standard Charterd khẳng định, họ không quan ngại về khả năng thanh toán của các hộ gia đình tại Singapore. Do lãi suất thấp, việc trả lãi vay của các hộ Singapore cũng ở mức thấp nhất khu vực. Tuy nhiên, ngân hàng Standard Chartered cảnh báo rằng một khi lãi suất tăng, việc trả nợ sẽ trở nên khó khăn đối với nhiều gia đình.
Chuyên gia kinh tế Edward Lee của Stardard Chartered nhận định, “nếu nền kinh tế lâm vào cảnh trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các khoản nợ trở nên rất khó để thanh toán đối với những người chịu tác động và mất việc làm. Việc gia tăng lãi suất từ mức thấp lịch sử hiện nay cũng có thể gây ra những tác động tương tự”.
Les Echos dẫn lời nhiều chuyên gia bảo hiểm và tín dụng cho rằng, 4 nước trên cần thực hiện một số biện pháp điều chỉnh trong thời gian tới, bao gồm cả việc giảm chi tiêu. Ngoài ra, chính quyền cần siết chặt chính sách tiền tệ cũng như luật lệ trong ngành bất động sản. Tuy nhiên, giảm chi tiêu cũng ảnh hưởng lớn tới giá địa ốc.
Đài RFI dẫn bài viết “Các hộ gia đình châu Á nợ chồng chất” trên tờ báo Pháp cho biết, tình trạng nợ nần của người dân ở các nước châu Á như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan đã lên tới đỉnh điểm. Trong đó, cao nhất là Malaysia với tỷ lệ vay nợ tương đương 196% so với thu nhập hàng năm, cao hơn cả Hàn Quốc (166%).
Tại Hàn Quốc, các hộ gia đình nghèo nhất cũng là những đối tượng có nguy cơ nợ nần nhiều nhất. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Coface cho thấy, tỷ lệ nợ các hộ gia đình trong số 20% người nghèo nhất tại Hàn Quốc tới 184% tổng thu nhập năm 2012 của họ, tức là cao hơn mức trung bình của quốc gia tới 18 điểm.
Tại Singapore, các hộ gia đình đã chịu tác động gián tiếp của việc giá cả bất động sản tăng vọt. Tại quốc đảo này, hơn 80% người dân làm chủ bất động sản. Số người vay tín dụng để mua nhà đất đã tăng lên 78% trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Còn ở Thái Lan, tỷ lệ nợ cũng đã lên tới con số 112%, rất cao.
Les Echos cho rằng, nợ hộ gia đình của 4 nước trên cao hơn nhiều những nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines, các nơi có tỷ lệ nợ thấp, dưới 35% vào 2012. Tờ Les Echos cho rằng, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan đang đối mặt với nguy cơ tương tự Mỹ năm 2008, khi tỷ lệ nợ là 130%.
Theo một bài viết đăng trên tờ The Economist gần đây, vào năm 2008, nhiều hộ gia đình ở Mỹ đã không thể trả các khoản vay thế chấp mua nhà. Mặc dù các khoản nợ này không quá lớn, nhưng tác động của chúng không hề nhỏ. Một số ngân hàng đầu tư không chịu đựng nổi, do họ vốn đã gánh những khoản nợ khổng lồ.
Khi các hộ gia đình gánh quá nhiều nợ, giá tài sản mà họ nắm giữ chỉ cần giảm nhẹ cũng có thể đẩy họ đến vực phá sản. Không chỉ dễ bị tổn hại khi giá tài sản giảm, nợ cao còn khiến thu nhập biến động mạnh. Các hộ gia đình chìm trong nợ gặp nhiều khó khăn khi chi tiêu. Do đó, vấn đề nợ hộ gia đình quả thực rất đáng lo.
Trước đó, hồi tháng 7, ngân hàng Standard Chartered cũng công bố một báo cáo cho biết, năm 2012, người Singapore vay nợ tương đương 151% thu nhập hàng năm, cao thứ hai trong khu vực. Lý do phần lớn là bởi người tiêu dùng tại Singapore vay tiền để trả nợ tài sản, tương đương 111% so với thu nhập, cao nhất khu vực.
Standard Charterd khẳng định, họ không quan ngại về khả năng thanh toán của các hộ gia đình tại Singapore. Do lãi suất thấp, việc trả lãi vay của các hộ Singapore cũng ở mức thấp nhất khu vực. Tuy nhiên, ngân hàng Standard Chartered cảnh báo rằng một khi lãi suất tăng, việc trả nợ sẽ trở nên khó khăn đối với nhiều gia đình.
Chuyên gia kinh tế Edward Lee của Stardard Chartered nhận định, “nếu nền kinh tế lâm vào cảnh trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các khoản nợ trở nên rất khó để thanh toán đối với những người chịu tác động và mất việc làm. Việc gia tăng lãi suất từ mức thấp lịch sử hiện nay cũng có thể gây ra những tác động tương tự”.
Les Echos dẫn lời nhiều chuyên gia bảo hiểm và tín dụng cho rằng, 4 nước trên cần thực hiện một số biện pháp điều chỉnh trong thời gian tới, bao gồm cả việc giảm chi tiêu. Ngoài ra, chính quyền cần siết chặt chính sách tiền tệ cũng như luật lệ trong ngành bất động sản. Tuy nhiên, giảm chi tiêu cũng ảnh hưởng lớn tới giá địa ốc.