Nợ công châu Âu: Nên mừng hay lo?
Việc Liên minh châu Âu (EU) tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh vào 23 và 26/10 để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, là điều hiếm gặp
Việc Liên minh châu Âu (EU) tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh vào 23 và 26/10 để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, là điều hiếm gặp. Nhưng ở một khía cạnh khác lại cho thấy, hội nghị sau đã phủ nhận vai trò của hội nghị trước và nếu sau hai cuộc họp vẫn không có gì thay đổi, mọi kỳ vọng của nhà đầu tư hóa ra công cốc.
Sau nhiều lần trì hoãn, hôm qua (23/10), lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để tìm cách giải cứu Khu vực đồng Euro (Eurozone). Các vấn đề nghị sự chính tại hội nghị này bao gồm kế hoạch giải ngân tiếp theo dành cho Hy Lạp; tái cấp vốn cho các nhà băng; tăng quy mô quỹ cứu trợ châu Âu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...
Tin cho biết, tại cuộc họp hôm qua, lãnh đạo EU đã nhất trí với một kế hoạch quy mô lớn bao gồm việc loại trừ khả năng tái cấu trúc nợ Hy Lạp; tăng năng lực cho quỹ cứu trợ đặc biệt mang tên "Bình ổn tài chính châu Âu" (EFSF) trị giá 440 tỷ Euro có thể bằng cách huy động vốn từ ngoài khối; tái cấp vốn cho các ngân hàng. Ngoài ra, các quan chức cũng chấp thuận thay đổi Hiệp ước EU nếu thấy cần thiết.
Phát biểu sau cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết, việc thay đổi hiệp ước còn đang được các bên thảo luận. Song, ông cũng khẳng định rằng, bất kỳ sự thay đổi nào cũng là nhằm mục đích mang lại sự hợp tác kinh tế và tài chính chặt chẽ hơn, cũng như tăng cường các quy định về kinh tế.
Mặc dù đây đều là những tín hiệu tích cực cho thị trường, song những bước đi này có thể thành hiện thực hay không thì còn phải chờ tới hội nghị ngày 26/10 mới biết được. Tuy nhiên, việc châu Âu cần tới hai cuộc họp cho cùng một vấn đề rõ ràng cho thấy, bản thân Liên minh châu Âu cũng chưa thực sự tin tưởng vào khả năng hợp tác chống khủng hoảng.
Giới phân tích cũng chỉ ra rằng, điều đáng quan tâm nhất là những bước đi chiến lược cụ thể cứu châu Âu khỏi khủng hoảng vẫn chưa đạt được tiến bộ nào đáng kể. Thậm chí, Thủ tướng Đức Angela Merkel còn nói rằng, quyết định dù có được đưa ra thì vẫn chưa phải là bước cuối cùng để thoát khỏi nợ nần.
“Chúng ta đang đấu tranh cho những vấn đề có nguồn gốc một phần từ những thập kỷ trước. Chúng tôi chưa thể đưa ra bước đi cuối cùng vào thứ tư tới (ngày 26/10 - PV). Do vậy, trong các cuộc gặp sẽ diễn ra trong tương lai, chúng ta cần phải tập trung đẩy mạnh các cơ chế kiểm soát trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu”, bà Merkel nói.
Thêm vào đó, cho dù có đạt được bước đi cuối cùng trong cuộc họp ngày 26/10 tới, cũng không có gì chắc chắn Liên minh châu Âu sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ đã dây dưa suốt bao tháng ngày nay. Với một lộ trình rối rắm như vậy, đạt được giải pháp toàn diện cho việc xử lý những thách thức hiện tại có thể chỉ là sự kỳ vọng quá đáng.
Dự kiến, tiếp sau các cuộc họp thượng đỉnh ngày 23 và 26/10, vào đầu tháng 11, các lãnh đạo G-20 sẽ gặp nhau tại Cannes (Pháp). Tuy nhiên, giới quan sát không kỳ vọng nhiều vào hiệu quả các cuộc họp G-20 để giải quyết vấn đề của eurozone vì chỉ 3 trong số 17 nước thành viên Eurozone nằm trong G-20.
Sau nhiều lần trì hoãn, hôm qua (23/10), lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để tìm cách giải cứu Khu vực đồng Euro (Eurozone). Các vấn đề nghị sự chính tại hội nghị này bao gồm kế hoạch giải ngân tiếp theo dành cho Hy Lạp; tái cấp vốn cho các nhà băng; tăng quy mô quỹ cứu trợ châu Âu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...
Tin cho biết, tại cuộc họp hôm qua, lãnh đạo EU đã nhất trí với một kế hoạch quy mô lớn bao gồm việc loại trừ khả năng tái cấu trúc nợ Hy Lạp; tăng năng lực cho quỹ cứu trợ đặc biệt mang tên "Bình ổn tài chính châu Âu" (EFSF) trị giá 440 tỷ Euro có thể bằng cách huy động vốn từ ngoài khối; tái cấp vốn cho các ngân hàng. Ngoài ra, các quan chức cũng chấp thuận thay đổi Hiệp ước EU nếu thấy cần thiết.
Phát biểu sau cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết, việc thay đổi hiệp ước còn đang được các bên thảo luận. Song, ông cũng khẳng định rằng, bất kỳ sự thay đổi nào cũng là nhằm mục đích mang lại sự hợp tác kinh tế và tài chính chặt chẽ hơn, cũng như tăng cường các quy định về kinh tế.
Mặc dù đây đều là những tín hiệu tích cực cho thị trường, song những bước đi này có thể thành hiện thực hay không thì còn phải chờ tới hội nghị ngày 26/10 mới biết được. Tuy nhiên, việc châu Âu cần tới hai cuộc họp cho cùng một vấn đề rõ ràng cho thấy, bản thân Liên minh châu Âu cũng chưa thực sự tin tưởng vào khả năng hợp tác chống khủng hoảng.
Giới phân tích cũng chỉ ra rằng, điều đáng quan tâm nhất là những bước đi chiến lược cụ thể cứu châu Âu khỏi khủng hoảng vẫn chưa đạt được tiến bộ nào đáng kể. Thậm chí, Thủ tướng Đức Angela Merkel còn nói rằng, quyết định dù có được đưa ra thì vẫn chưa phải là bước cuối cùng để thoát khỏi nợ nần.
“Chúng ta đang đấu tranh cho những vấn đề có nguồn gốc một phần từ những thập kỷ trước. Chúng tôi chưa thể đưa ra bước đi cuối cùng vào thứ tư tới (ngày 26/10 - PV). Do vậy, trong các cuộc gặp sẽ diễn ra trong tương lai, chúng ta cần phải tập trung đẩy mạnh các cơ chế kiểm soát trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu”, bà Merkel nói.
Thêm vào đó, cho dù có đạt được bước đi cuối cùng trong cuộc họp ngày 26/10 tới, cũng không có gì chắc chắn Liên minh châu Âu sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ đã dây dưa suốt bao tháng ngày nay. Với một lộ trình rối rắm như vậy, đạt được giải pháp toàn diện cho việc xử lý những thách thức hiện tại có thể chỉ là sự kỳ vọng quá đáng.
Dự kiến, tiếp sau các cuộc họp thượng đỉnh ngày 23 và 26/10, vào đầu tháng 11, các lãnh đạo G-20 sẽ gặp nhau tại Cannes (Pháp). Tuy nhiên, giới quan sát không kỳ vọng nhiều vào hiệu quả các cuộc họp G-20 để giải quyết vấn đề của eurozone vì chỉ 3 trong số 17 nước thành viên Eurozone nằm trong G-20.