Nợ công châu Âu vẫn bấn loạn, vì sao?
Xuất phát từ nỗi lo nợ công châu Âu đã vượt tầm kiểm soát, các thị trường vàng, dầu, chứng khoán đêm qua đồng loạt đổ dốc
Phiên giao dịch đêm qua (14/11), các thị trường hàng hóa như vàng, dầu, chứng khoán đồng loạt đi xuống. Nguyên nhân chính vẫn là nỗi lo nợ công châu Âu đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát khiến đồng USD tăng giá, nâng sức ép lên các mặt hàng tính bằng loại tiền tệ này.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 74,40 điểm, tương ứng 0,61%, xuống 12.078,98 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 12,07 điểm, tương ứng 0,96%, xuống 1.251,78 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 21,53 điểm, tương ứng 0,8%, xuống mức 2.657,22 điểm.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu quay đầu giảm khá mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,47% xuống còn 5.519,04 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ 1,19% xuống mức 5.985,02 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,28% xuống còn 3.108,95 điểm.
Trên thị trường năng lượng, kết thúc ngày giao dịch, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 giảm 85 xu, tương ứng 0,9%, xuống 98,14 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Giá xăng giao tháng 12 giảm 7 xu, tương ứng 2,6%, xuống 2,54 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn đứng ở 3,16 USD/gallon.
Về thị trường vàng, giá giao ngay giảm 0,6% xuống 1.776,49 USD/ounce, trong khi giá kỳ hạn giảm 9,7 USD xuống 1.778,4 USD/ounce. Tính tới 5h55 sáng 15/11 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay và tương lai đã nhích nhẹ khi lần lượt lên 1.779,59 USD/ounce và 1.781,4 USD/ounce.
Ngược chiều với các thị trường, phiên đầu tuần, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã tăng được 0,75%. Đồng USD tăng giá luôn là sức ép lớn khiến giá các mặt hàng tính bằng loại tiền tệ này suy giảm.
Nguyên nhân khiến đồng USD tăng giá trở lại và đẩy các thị trường hàng hóa vàng, dầu trượt dốc là do nhà đầu tư lo lắng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát, lợi suất trái phiếu chính phủ của Italy, Pháp và Tây Ban Nha đồng loạt tăng trở lại.
Hôm qua, ngay sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Italy thay ông Silvio Berlusconi, ông Mario Monti tuyên bố đã bắt tay ngay vào việc thành lập chính phủ mới. Ông khẳng định sẽ tìm ra hướng giải quyết tình hình tài chính, đưa ra hướng phát triển mới và lấy lại vị thế của Italy trong Liên minh châu Âu.
Mặc dù lãnh đạo Italy và giới chức châu Âu tin tưởng vị giáo sư kinh tế 68 tuổi này có thể làm được một điều gì đó cho Italy, nhưng quả thực, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang phải đối mặt với những hiểm nguy khó bề giải quyết một sớm một chiều và đòi hỏi một sự đổi mới thực sự mạnh mẽ.
Hiện núi nợ công của Italy đã lên tới gần 1.900 tỷ Euro, tương đương với 120% GDP. Tháng trước, Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Italia từ mức AA- xuống mức A+ với lý do nợ công ở mức cao, tăng trưởng kinh tế thấp. Tổ chức Moody’s thì hạ ba bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ dài hạn của Italia, từ mức Aa2 xuống A2.
Dù là chuyên gia kinh tế lão luyện nhưng để chèo lái đất nước thoát khỏi tình hình kinh tế khó khăn hiện nay chẳng phải là chuyện dễ dàng với ông Monti. Trước mắt, chính phủ mới cần thúc đẩy những biện pháp cải cách và khắc khổ cần thiết để giảm bớt món nợ công khổng lồ.
Tuy nhiên, để thực hiện được các biện pháp khắc khổ này, chính phủ mới sẽ phải đụng chạm tới quyền lợi của rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau, trong khi Tổng thống Italy Napolitano còn đang hy vọng chính phủ mới sẽ được phê chuẩn trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội trước cuối tuần này.
Chưa hết, nhiều chuyên gia phân tích còn lo ngại rằng, ngay cả khi Italy đạt được sự đồng thuận trong việc thực hiện các kế hoạch thắt lưng buộc bụng, thì cũng chưa đủ để xóa tan đám mây đen đang che phủ nền kinh tế này và nguy cơ vỡ nợ của Italy cũng như sự bấp bênh của Khu vực đồng Euro vẫn còn đó.
Hôm qua, lợi suất trái phiếu chính phủ của Italy đã tăng trở lại lên mức 6,76% và đang ngấp nghé trở lại ngưỡng 7%, mức mà Hy Lạp đã phải chìa tay xin cứu trợ từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhà đầu tư trở nên thận trọng về các động thái diễn ra tại quốc gia này.
Theo hãng tin Reuters, hôm qua, Thủ tướng Đức Angel Merkel đã đưa ra nhận định rằng, châu Âu đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, bất chấp các nhà lãnh đạo mới tại Italy, Hy Lạp chạy đua lập chính phủ mới và hạn chế thiệt hại từ khủng hoảng nợ.
"Châu Âu đang ở một trong những thời điểm khó khăn nhất, có thể là thời gian khó khăn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2", bà Merkel phát biểu và bày tỏ lo ngại rằng châu Âu có thể thất bại nếu đồng Euro thất bại và tuyên bố làm bất cứ điều gì để ngăn việc đó xảy ra.
Bà Merkel kêu gọi liên minh chính trị châu Âu gần gũi hơn nhưng không đưa ra ý tưởng nào mới để giải quyết cuộc khủng hoảng đã buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhận viện trợ tài chính, tăng lo ngại về sự tồn tại của khu vực đồng tiền chung Euro.
Trong khi đó, tại Hy Lạp, dấu hiệu rắc rối đầu tiên cho tân Thủ tướng Lucas Papademos là lãnh đạo của đảng bảo thủ từ chối bất cứ hành động thắt lưng buộc bụng mạnh mẽ nào và từ chối ký vào lá thư tìm kiếm mà giới chức châu Âu cam kết hỗ trợ cho gói 130 tỷ Euro cứu trợ mới.
Cũng liên quan tới châu Âu, tờ Financial Times cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa kêu gọi Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng giải cứu Khu vực đồng Euro khỏi cuộc khủng hoảng nợ để tránh một đợt suy giảm lâu dài vì điều này có thể đảo ngược đà tăng trưởng tại các nền kinh tế châu Á.
Ông Rajat Nag, Giám đốc điều hành ADB, cho rằng hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới phải làm mọi thứ có thể để đẩy mạnh đà phục hồi tại khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc các thỏa thuận song phương trực tiếp.
“Bất kỳ nước nào có thể giúp đỡ châu Âu vượt qua khủng hoảng đều rất hữu ích. Châu Á có thể tránh được cuộc khủng hoảng ở một mức độ nào đó chứ không thể miễn dịch hoàn toàn. Vì thế nếu Trung Quốc và Ấn Độ có thể giúp đỡ, chắn chắn sẽ rất có ích”, ông Nag nói tại Mumbai (Ấn Độ).
Ông Nag cho rằng khủng hoảng nợ châu Âu có thể tác động lớn tới châu Á. ADB dự báo tốc độ tăng trưởng của châu Á trong hai năm 2011 và 2012 có thể bị điều chỉnh giảm do các mối đe dọa từ châu Âu. Theo ông, các thị trường mới nổi cần phải có kế hoạch dự phòng để ngăn chặn một cuộc suy thoái và sự thất thoát của dòng vốn.
Theo Giám đốc điều hành ADB, bất kỳ sự hỗ trợ nào của các quốc gia châu Á cũng sẽ phải thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng việc hỗ trợ trực tiếp như mua trái phiếu của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho các nước ở Á lục địa.
Các chuyên gia nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở San Francisco cũng cho rằng, do tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2012 lên tới 50%. Theo các ý kiến này, tình trạng kinh tế Mỹ hiện nay khó chống đỡ được những cộng hưởng từ châu Âu. Do vậy, nếu châu Âu vỡ nợ, kinh tế Mỹ sẽ tái suy thoái.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 74,40 điểm, tương ứng 0,61%, xuống 12.078,98 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 12,07 điểm, tương ứng 0,96%, xuống 1.251,78 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 21,53 điểm, tương ứng 0,8%, xuống mức 2.657,22 điểm.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu quay đầu giảm khá mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,47% xuống còn 5.519,04 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ 1,19% xuống mức 5.985,02 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 1,28% xuống còn 3.108,95 điểm.
Trên thị trường năng lượng, kết thúc ngày giao dịch, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 giảm 85 xu, tương ứng 0,9%, xuống 98,14 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Giá xăng giao tháng 12 giảm 7 xu, tương ứng 2,6%, xuống 2,54 USD/gallon. Dầu sưởi cùng kỳ hạn đứng ở 3,16 USD/gallon.
Về thị trường vàng, giá giao ngay giảm 0,6% xuống 1.776,49 USD/ounce, trong khi giá kỳ hạn giảm 9,7 USD xuống 1.778,4 USD/ounce. Tính tới 5h55 sáng 15/11 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay và tương lai đã nhích nhẹ khi lần lượt lên 1.779,59 USD/ounce và 1.781,4 USD/ounce.
Ngược chiều với các thị trường, phiên đầu tuần, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã tăng được 0,75%. Đồng USD tăng giá luôn là sức ép lớn khiến giá các mặt hàng tính bằng loại tiền tệ này suy giảm.
Nguyên nhân khiến đồng USD tăng giá trở lại và đẩy các thị trường hàng hóa vàng, dầu trượt dốc là do nhà đầu tư lo lắng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát, lợi suất trái phiếu chính phủ của Italy, Pháp và Tây Ban Nha đồng loạt tăng trở lại.
Hôm qua, ngay sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Italy thay ông Silvio Berlusconi, ông Mario Monti tuyên bố đã bắt tay ngay vào việc thành lập chính phủ mới. Ông khẳng định sẽ tìm ra hướng giải quyết tình hình tài chính, đưa ra hướng phát triển mới và lấy lại vị thế của Italy trong Liên minh châu Âu.
Mặc dù lãnh đạo Italy và giới chức châu Âu tin tưởng vị giáo sư kinh tế 68 tuổi này có thể làm được một điều gì đó cho Italy, nhưng quả thực, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang phải đối mặt với những hiểm nguy khó bề giải quyết một sớm một chiều và đòi hỏi một sự đổi mới thực sự mạnh mẽ.
Hiện núi nợ công của Italy đã lên tới gần 1.900 tỷ Euro, tương đương với 120% GDP. Tháng trước, Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Italia từ mức AA- xuống mức A+ với lý do nợ công ở mức cao, tăng trưởng kinh tế thấp. Tổ chức Moody’s thì hạ ba bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ dài hạn của Italia, từ mức Aa2 xuống A2.
Dù là chuyên gia kinh tế lão luyện nhưng để chèo lái đất nước thoát khỏi tình hình kinh tế khó khăn hiện nay chẳng phải là chuyện dễ dàng với ông Monti. Trước mắt, chính phủ mới cần thúc đẩy những biện pháp cải cách và khắc khổ cần thiết để giảm bớt món nợ công khổng lồ.
Tuy nhiên, để thực hiện được các biện pháp khắc khổ này, chính phủ mới sẽ phải đụng chạm tới quyền lợi của rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau, trong khi Tổng thống Italy Napolitano còn đang hy vọng chính phủ mới sẽ được phê chuẩn trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội trước cuối tuần này.
Chưa hết, nhiều chuyên gia phân tích còn lo ngại rằng, ngay cả khi Italy đạt được sự đồng thuận trong việc thực hiện các kế hoạch thắt lưng buộc bụng, thì cũng chưa đủ để xóa tan đám mây đen đang che phủ nền kinh tế này và nguy cơ vỡ nợ của Italy cũng như sự bấp bênh của Khu vực đồng Euro vẫn còn đó.
Hôm qua, lợi suất trái phiếu chính phủ của Italy đã tăng trở lại lên mức 6,76% và đang ngấp nghé trở lại ngưỡng 7%, mức mà Hy Lạp đã phải chìa tay xin cứu trợ từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhà đầu tư trở nên thận trọng về các động thái diễn ra tại quốc gia này.
Theo hãng tin Reuters, hôm qua, Thủ tướng Đức Angel Merkel đã đưa ra nhận định rằng, châu Âu đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, bất chấp các nhà lãnh đạo mới tại Italy, Hy Lạp chạy đua lập chính phủ mới và hạn chế thiệt hại từ khủng hoảng nợ.
"Châu Âu đang ở một trong những thời điểm khó khăn nhất, có thể là thời gian khó khăn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2", bà Merkel phát biểu và bày tỏ lo ngại rằng châu Âu có thể thất bại nếu đồng Euro thất bại và tuyên bố làm bất cứ điều gì để ngăn việc đó xảy ra.
Bà Merkel kêu gọi liên minh chính trị châu Âu gần gũi hơn nhưng không đưa ra ý tưởng nào mới để giải quyết cuộc khủng hoảng đã buộc Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhận viện trợ tài chính, tăng lo ngại về sự tồn tại của khu vực đồng tiền chung Euro.
Trong khi đó, tại Hy Lạp, dấu hiệu rắc rối đầu tiên cho tân Thủ tướng Lucas Papademos là lãnh đạo của đảng bảo thủ từ chối bất cứ hành động thắt lưng buộc bụng mạnh mẽ nào và từ chối ký vào lá thư tìm kiếm mà giới chức châu Âu cam kết hỗ trợ cho gói 130 tỷ Euro cứu trợ mới.
Cũng liên quan tới châu Âu, tờ Financial Times cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa kêu gọi Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng giải cứu Khu vực đồng Euro khỏi cuộc khủng hoảng nợ để tránh một đợt suy giảm lâu dài vì điều này có thể đảo ngược đà tăng trưởng tại các nền kinh tế châu Á.
Ông Rajat Nag, Giám đốc điều hành ADB, cho rằng hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới phải làm mọi thứ có thể để đẩy mạnh đà phục hồi tại khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc các thỏa thuận song phương trực tiếp.
“Bất kỳ nước nào có thể giúp đỡ châu Âu vượt qua khủng hoảng đều rất hữu ích. Châu Á có thể tránh được cuộc khủng hoảng ở một mức độ nào đó chứ không thể miễn dịch hoàn toàn. Vì thế nếu Trung Quốc và Ấn Độ có thể giúp đỡ, chắn chắn sẽ rất có ích”, ông Nag nói tại Mumbai (Ấn Độ).
Ông Nag cho rằng khủng hoảng nợ châu Âu có thể tác động lớn tới châu Á. ADB dự báo tốc độ tăng trưởng của châu Á trong hai năm 2011 và 2012 có thể bị điều chỉnh giảm do các mối đe dọa từ châu Âu. Theo ông, các thị trường mới nổi cần phải có kế hoạch dự phòng để ngăn chặn một cuộc suy thoái và sự thất thoát của dòng vốn.
Theo Giám đốc điều hành ADB, bất kỳ sự hỗ trợ nào của các quốc gia châu Á cũng sẽ phải thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng việc hỗ trợ trực tiếp như mua trái phiếu của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho các nước ở Á lục địa.
Các chuyên gia nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở San Francisco cũng cho rằng, do tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2012 lên tới 50%. Theo các ý kiến này, tình trạng kinh tế Mỹ hiện nay khó chống đỡ được những cộng hưởng từ châu Âu. Do vậy, nếu châu Âu vỡ nợ, kinh tế Mỹ sẽ tái suy thoái.