Nợ khó đòi của Mỹ và chứng khoán toàn cầu
Nợ khó đòi của Mỹ có thể xem là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng chứng khoán toàn cầu hôm 14/3 vừa qua
Nợ khó đòi của Mỹ có thể xem là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng chứng khoán toàn cầu hôm 14/3 vừa qua.
Sau cuộc khủng hoảng này, dư luận đang lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có thể ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, khi mà các con nợ phá sản và các chủ tín dụng ở Mỹ không thể thu hồi được nợ.
Trong năm 2005, Mỹ đưa ra một hình thức cầm cố, theo đó tỷ lệ lãi suất được ấn định trong một thời gian ngắn hạn, sau đó tỷ lệ này thay đổi và có thể lên tới khoảng 12%. Dạng cầm cố này chiếm tới 20% toàn bộ các hợp đồng cầm cố ở Mỹ.
“Cơn sóng thần” tịch biên tài sản
Một số khoản cho vay được gán cho cái tên "ninas" (không thu nhập, không tài sản) được coi là một giải pháp mang tính cách tân để mọi người dễ dàng vay tiền mua nhà, thực hiện giấc mộng có nhà riêng.
Nhưng khi lãi suất tăng, 1/5 số người đi vay dưới hình thức rủi ro cao này lâm vào tình trạng vỡ nợ và bị chủ tín dụng tịch thu nhà ở, tạo nên hiện tượng báo chí Mỹ gọi là “cơn sóng thần tịch biên tài sản thế chấp”.
Hàng triệu người dân nước này đang phải vật lộn để trả tiền nhà hàng tháng ngày một tăng do lãi suất tăng. Tới cuối năm nay, ước khoảng 2,2 triệu người trên toàn nước Mỹ có nguy cơ bị mất nhà ở.
Hiện tượng này đã thổi bùng lên nỗi lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính có thể "nuốt gọn" các chủ tín dụng Mỹ. Các công ty cầm cố hiện cũng bắt đầu cảm thấy tổn thất.
Ngày 12/3, New Century Financial, một trong những "đại gia" tại thị trường này, tuyên bố nguồn tín dụng của công ty đã cạn, điều này có nghĩa là công ty sẽ phải tuyên bố phá sản trong ít ngày tới.
Tuần trước, Hiệp hội Các chủ ngân hàng cho vay và thế chấp ở Mỹ công bố tình trạng không trả nợ đúng hạn và tịch thu tài sản thế chấp đã tăng lên mức kỷ lục trong quý 4/2006.
Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn trong quý 4/2006 đã lên đến 4,95%, tăng so với mức 4,67% của quý trước đó. Thị trường cầm cố lao đao đã kéo theo sự sụt giảm tại thị trường chứng khoán Mỹ và lan rộng ra toàn cầu.
Trước nguy cơ ngành tài chính và các chủ tín dụng rơi vào khủng hoảng, giới đầu tư Mỹ đã hoang mang. Nhiều người lo ngại rồi đây tiêu dùng của một bộ phận dân chúng sẽ giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, vì vậy vội vàng bán ra những tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu để đầu tư vào kênh an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ.
Trong phiên giao dịch hôm 13/3, tại New York, cổ phiếu ngân hàng, tài chính và bất động sản giảm giá mạnh nhất, gây thiệt hại cho nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn.
Cổ phiếu của Goldman Sachs mất 1,8% giá trị, dù báo cáo trước đó cho thấy lợi nhuận của công ty này rất tốt. Một số mã khác còn sụt mạnh hơn, Lehman Brothers giảm 5,9%, Bear Stearns mất 6,65%...
Giá nhà giảm, gây khủng hoảng kinh tế
Hiện nay, giới đầu tư trên thị trường lo ngại rằng việc tịch biên tài sản thế chấp sẽ đẩy giá nhà tiếp tục giảm xuống, gây ra khủng hoảng nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ vốn tăng trưởng nhờ vào giá bất động sản cao trong gần một thập kỷ qua.
Chuyên gia Kim Yung-min thuộc Công ty quản lý tài sản SH ở Seoul, Hàn Quốc cho rằng nếu cuộc khủng hoảng hiện nay ở Mỹ trở nên tồi tệ hơn, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng nước này và sau đó là các nhà xuất khẩu. Theo ông Kim, tháng 3 này có thể là thời điểm rất khó khăn với nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, Chủ tịch Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ Christopher Dodd đã tỏ ra phẫn nộ khi các nhà lập pháp không có phản ứng gì nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo ông, Nhà Trắng cũng phải chịu một phần trách nhiệm và cần thiết phải đưa ra giải pháp cứu hộ cả gói dành cho những người đi vay trên thị trường thứ cấp. Sau động thái đó đã có thông tin từ Washington tiết lộ về những giải pháp ngăn chặn tình trạng “chảy máu” tài sản thế chấp.
Liên minh quốc gia về tái đầu tư cộng đồng (NCRC), cũng cho rằng 1,5 triệu người Mỹ có thể bị mất nhà ở, nếu thị trường cho vay thứ cấp lâm vào tình trạng bất ổn định.
Chủ tịch NCRC John Taylor cảnh báo, nếu cuộc khủng hoảng diễn biến phức tạp hơn, “cơn sóng thần” tịch biên tài sản thế chấp sẽ gây thiệt hại nặng nề cho người dân lao động trên toàn nước Mỹ.
Theo một phân tích mới công bố của hãng Moodys Investors Service chuyên đánh giá và xếp loại mức độ tin cậy của trái phiếu thì cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp có thể sẽ đẩy giới đầu tư toàn cầu lâm vào thời kỳ “đóng băng” dài hạn.
Tuy nhiên, giá trái phiếu lại tăng lên trên phạm vi toàn cầu với quan niệm cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác sẽ tiếp tục bơm tiền vào bất cứ nơi nào nếu thấy cần thiết.
Nhằm ngăn chặn tình trạng nợ khó đòi, các tổ chức tài chính Mỹ mới đây đã thắt chặt các điều kiện để thông qua các khoản cho vay đầy rủi ro này. Nhưng động thái trên dường như đã quá muộn, khi các tổn thất đã xảy ra.
Sau cuộc khủng hoảng này, dư luận đang lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có thể ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, khi mà các con nợ phá sản và các chủ tín dụng ở Mỹ không thể thu hồi được nợ.
Trong năm 2005, Mỹ đưa ra một hình thức cầm cố, theo đó tỷ lệ lãi suất được ấn định trong một thời gian ngắn hạn, sau đó tỷ lệ này thay đổi và có thể lên tới khoảng 12%. Dạng cầm cố này chiếm tới 20% toàn bộ các hợp đồng cầm cố ở Mỹ.
“Cơn sóng thần” tịch biên tài sản
Một số khoản cho vay được gán cho cái tên "ninas" (không thu nhập, không tài sản) được coi là một giải pháp mang tính cách tân để mọi người dễ dàng vay tiền mua nhà, thực hiện giấc mộng có nhà riêng.
Nhưng khi lãi suất tăng, 1/5 số người đi vay dưới hình thức rủi ro cao này lâm vào tình trạng vỡ nợ và bị chủ tín dụng tịch thu nhà ở, tạo nên hiện tượng báo chí Mỹ gọi là “cơn sóng thần tịch biên tài sản thế chấp”.
Hàng triệu người dân nước này đang phải vật lộn để trả tiền nhà hàng tháng ngày một tăng do lãi suất tăng. Tới cuối năm nay, ước khoảng 2,2 triệu người trên toàn nước Mỹ có nguy cơ bị mất nhà ở.
Hiện tượng này đã thổi bùng lên nỗi lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính có thể "nuốt gọn" các chủ tín dụng Mỹ. Các công ty cầm cố hiện cũng bắt đầu cảm thấy tổn thất.
Ngày 12/3, New Century Financial, một trong những "đại gia" tại thị trường này, tuyên bố nguồn tín dụng của công ty đã cạn, điều này có nghĩa là công ty sẽ phải tuyên bố phá sản trong ít ngày tới.
Tuần trước, Hiệp hội Các chủ ngân hàng cho vay và thế chấp ở Mỹ công bố tình trạng không trả nợ đúng hạn và tịch thu tài sản thế chấp đã tăng lên mức kỷ lục trong quý 4/2006.
Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn trong quý 4/2006 đã lên đến 4,95%, tăng so với mức 4,67% của quý trước đó. Thị trường cầm cố lao đao đã kéo theo sự sụt giảm tại thị trường chứng khoán Mỹ và lan rộng ra toàn cầu.
Trước nguy cơ ngành tài chính và các chủ tín dụng rơi vào khủng hoảng, giới đầu tư Mỹ đã hoang mang. Nhiều người lo ngại rồi đây tiêu dùng của một bộ phận dân chúng sẽ giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, vì vậy vội vàng bán ra những tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu để đầu tư vào kênh an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ.
Trong phiên giao dịch hôm 13/3, tại New York, cổ phiếu ngân hàng, tài chính và bất động sản giảm giá mạnh nhất, gây thiệt hại cho nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn.
Cổ phiếu của Goldman Sachs mất 1,8% giá trị, dù báo cáo trước đó cho thấy lợi nhuận của công ty này rất tốt. Một số mã khác còn sụt mạnh hơn, Lehman Brothers giảm 5,9%, Bear Stearns mất 6,65%...
Giá nhà giảm, gây khủng hoảng kinh tế
Hiện nay, giới đầu tư trên thị trường lo ngại rằng việc tịch biên tài sản thế chấp sẽ đẩy giá nhà tiếp tục giảm xuống, gây ra khủng hoảng nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ vốn tăng trưởng nhờ vào giá bất động sản cao trong gần một thập kỷ qua.
Chuyên gia Kim Yung-min thuộc Công ty quản lý tài sản SH ở Seoul, Hàn Quốc cho rằng nếu cuộc khủng hoảng hiện nay ở Mỹ trở nên tồi tệ hơn, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng nước này và sau đó là các nhà xuất khẩu. Theo ông Kim, tháng 3 này có thể là thời điểm rất khó khăn với nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, Chủ tịch Uỷ ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ Christopher Dodd đã tỏ ra phẫn nộ khi các nhà lập pháp không có phản ứng gì nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện nay.
Theo ông, Nhà Trắng cũng phải chịu một phần trách nhiệm và cần thiết phải đưa ra giải pháp cứu hộ cả gói dành cho những người đi vay trên thị trường thứ cấp. Sau động thái đó đã có thông tin từ Washington tiết lộ về những giải pháp ngăn chặn tình trạng “chảy máu” tài sản thế chấp.
Liên minh quốc gia về tái đầu tư cộng đồng (NCRC), cũng cho rằng 1,5 triệu người Mỹ có thể bị mất nhà ở, nếu thị trường cho vay thứ cấp lâm vào tình trạng bất ổn định.
Chủ tịch NCRC John Taylor cảnh báo, nếu cuộc khủng hoảng diễn biến phức tạp hơn, “cơn sóng thần” tịch biên tài sản thế chấp sẽ gây thiệt hại nặng nề cho người dân lao động trên toàn nước Mỹ.
Theo một phân tích mới công bố của hãng Moodys Investors Service chuyên đánh giá và xếp loại mức độ tin cậy của trái phiếu thì cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thứ cấp có thể sẽ đẩy giới đầu tư toàn cầu lâm vào thời kỳ “đóng băng” dài hạn.
Tuy nhiên, giá trái phiếu lại tăng lên trên phạm vi toàn cầu với quan niệm cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác sẽ tiếp tục bơm tiền vào bất cứ nơi nào nếu thấy cần thiết.
Nhằm ngăn chặn tình trạng nợ khó đòi, các tổ chức tài chính Mỹ mới đây đã thắt chặt các điều kiện để thông qua các khoản cho vay đầy rủi ro này. Nhưng động thái trên dường như đã quá muộn, khi các tổn thất đã xảy ra.