Nợ xấu gây bất an tăng trưởng tín dụng
Có căn cứ để lo ngại rằng, Việt Nam sẽ bị tụt hạng tín nhiệm sâu hơn trong thời gian tới
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tổ chức tín dụng phân loại nợ theo 5 nhóm: nhóm 1: đủ tiêu chuẩn; nhóm 2: cần chú ý; nhóm 3: dưới tiêu chuẩn; nhóm 4: nợ nghi ngờ và nhóm 5: có khả năng mất vốn.
Tuy nhiên, số liệu từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 6/2011, nợ nhóm 3, 4 và 5 vẫn trong đà tăng mạnh mẽ.
Nợ từ nhóm 3 tăng mạnh
Tính đến hết tháng 6, nợ nhóm 1 toàn hệ thống đạt 2.164 nghìn tỷ đồng. Con số này tăng 12.256 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,57% so với tháng 5 và tăng 133.836 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 6,60% so với tháng 12/2010.
Trong số 5 khối tổ chức tín dụng thì có tới 3 khối có mức tăng nợ nhóm 1. Cụ thể: khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 0,3%; khối ngân hàng nhà nước tăng 1,14%; khối phi ngân hàng tăng tới 6,4%.
Bóc tách dư nợ VND và USD, cơ cấu tăng như sau: dư nợ nhóm 1 bằng VND đạt 1.619 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 74,8% tổng nợ nhóm 1 toàn ngành và chiếm gần 92% tổng dư nợ VND toàn hệ thống. So với tháng trước, nợ nhóm 1 bằng VND đã tăng gần 570 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,04%.
Song song, dư nợ nhóm 1 ngoại tệ đến hết tháng 6/2011 đạt 26.412 triệu USD, so với tháng trước, tăng 598 triệu USD, tương ứng tăng 2,32%. Nợ nhóm 1 bằng ngoại tệ chiếm 92,16% tổng dư nợ ngoại tệ toàn ngành.
Trong đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 3,07%; khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trên 4; khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng tăng nhiều nhất, với mức 5,33%. Tuy nhiên, nếu xét theo số tuyệt đối thì khối ngân hàng thương mại nhà nước lại tăng nhiều hơn cả với 160,33 triệu USD.
Như vậy, so với 31/12/2010, nợ nhóm 1 toàn hệ thống xét theo số tương đối chỉ tăng 6,59%, nhưng số tuyệt đối lại tăng rất cao.
Điều đáng quan tâm, theo số liệu của đơn vị nghiệp vụ nói trên, bình quân từng tháng trong 6 tháng, trong khi tỷ lệ nợ nhóm 1 giảm 0,19%/tháng thì nợ các nhóm 2: tăng 0,04%/tháng: nhóm 3: tăng 0,05%/tháng; nhóm 4: tăng 0,02%/tháng và nhóm 5 tăng 0,07%/tháng.
Tranh luận mức tăng tín dụng
Xung quanh vấn đề tăng trưởng tín dụng hiện nay nổi lên một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, tại một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội và một số trung tâm kinh tế của cả nước, đang có sự mất cân đối giữa huy động và cho vay. Lấy ví dụ ở Hà Nội, tính đến hết tháng 7/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 774.283 tỷ đồng, chỉ tăng 0,05% so với tháng trước đó và giảm tới 2,63% so với 31/12/2010.
Trong đó, cơ cấu nguồn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn với các kỳ hạn từ 1 - 2 tuần và 1 - 3 tháng; các kỳ hạn dài trên 12 tháng hoặc 6 - 9 tháng chiếm tỷ trọng rất thấp. Lý do ở đây là các ngân hàng thương mại duy trì một mức lãi suất như nhau nên người gửi tiền chỉ gửi các kỳ hạn ngắn, không gửi các kỳ hạn dài, để có thể rút ra bất kỳ lúc nào.
Đặc biệt, nguồn tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tới 54,35% trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc điểm của nguồn tiền gửi thanh toán chỉ lưu giữ trong kho vốn ngân hàng một cách bất chợt. Đây là thực tế đáng báo động về cơ cấu nguồn thiếu bền vững của các ngân hàng, dẫn đến thiếu nguồn vốn ổn định để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.
Một điều đáng lo khác là trong khi tốc độ tăng trưởng huy động tháng 7/2011 chỉ tăng 0,05% so với tháng 6/2011 nhưng tốc độ tăng trưởng cho vay lại tới 0,95%. Mặc dù các tổ chức tín dụng vẫn cố gắng cân đối nguồn nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì rủi ro thanh khoản, cộng với rủi ro kỳ hạn là điều khó tránh trong thời gian tới.
Thứ hai, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu 2011 hiện ở mức 11,7%. Nếu so với chỉ tiêu “dưới 20%” thì dư địa tăng tín dụng trong 4 tháng còn lại của năm là dưới 8,3%, suy ra, mỗi tháng ước tăng trên 2,07%.
Trong báo cáo “Đánh giá kinh tế vĩ mô 8 tháng, dự báo năm 2011 & 2012” của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia mới đây, cơ quan này cho rằng: mức tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ nên 15% thay vì 20% và bình quân mỗi tháng chỉ nên tăng từ 1,8% - dưới 2% thì yếu tố “cầu kéo” sẽ tiếp tục giảm dần trong năm 2012, góp phần hãm đà phi mã của lạm phát.
Cũng theo báo cáo này, trong điều kiện hiện tại, việc cấp tín dụng cần lưu ý tới 3 vấn đề: một là, tỷ lệ cấp tín dụng của Việt Nam đang quá cao so với GDP: tới 125% GDP vào cuối 2010 là mức mà tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch xếp thứ 3 trong số các nền kinh tế mới nổi.
Hai là, tỷ lệ cho vay/huy động luôn ở mức lớn hơn 0,9, cao thứ hai trong khu vực.
Ba là, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cuối năm 2010 là 2,19%/tổng dư nợ đã tăng vọt lên 2,91%/tổng dư nợ vào cuối tháng 7/2011.
Vì vậy, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng khuyến cáo rằng, việc cấp tín dụng quá cao, cộng với khả năng chống đỡ rủi ro của hệ thống ngân hàng còn hạn chế, là nguyên nhân làm cho lãi suất tiền vay khó hạ xuống dưới 15%/năm. Đó là một trong những căn cứ để lo ngại rằng, Việt Nam sẽ bị tụt hạng tín nhiệm sâu hơn trong thời gian tới.
Thứ ba, theo một nghiên cứu của tổ nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tồn kho của doanh nghiệp hiện đang ở mức đáng ngại: trong số 136 mặt hàng sản xuất chủ yếu thì có tới 2/3 mặt hàng có lượng tồn kho cao hơn cùng kỳ.
Trong điều kiện tỷ lệ cấp tín dụng đang cao, tồn kho tăng nhanh như nói trên, một số chuyên gia cho rằng, không nên cố bằng mọi giá để tăng trưởng tín dụng cho đủ chỉ tiêu “dưới 20%”, nhất là khi cân đối nguồn cho vay/huy động thiếu bền vững và nợ xấu đang tăng khá nhanh.
Tuy nhiên, số liệu từ một đơn vị nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 6/2011, nợ nhóm 3, 4 và 5 vẫn trong đà tăng mạnh mẽ.
Nợ từ nhóm 3 tăng mạnh
Tính đến hết tháng 6, nợ nhóm 1 toàn hệ thống đạt 2.164 nghìn tỷ đồng. Con số này tăng 12.256 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,57% so với tháng 5 và tăng 133.836 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 6,60% so với tháng 12/2010.
Trong số 5 khối tổ chức tín dụng thì có tới 3 khối có mức tăng nợ nhóm 1. Cụ thể: khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 0,3%; khối ngân hàng nhà nước tăng 1,14%; khối phi ngân hàng tăng tới 6,4%.
Bóc tách dư nợ VND và USD, cơ cấu tăng như sau: dư nợ nhóm 1 bằng VND đạt 1.619 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 74,8% tổng nợ nhóm 1 toàn ngành và chiếm gần 92% tổng dư nợ VND toàn hệ thống. So với tháng trước, nợ nhóm 1 bằng VND đã tăng gần 570 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,04%.
Song song, dư nợ nhóm 1 ngoại tệ đến hết tháng 6/2011 đạt 26.412 triệu USD, so với tháng trước, tăng 598 triệu USD, tương ứng tăng 2,32%. Nợ nhóm 1 bằng ngoại tệ chiếm 92,16% tổng dư nợ ngoại tệ toàn ngành.
Trong đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 3,07%; khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng trên 4; khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng tăng nhiều nhất, với mức 5,33%. Tuy nhiên, nếu xét theo số tuyệt đối thì khối ngân hàng thương mại nhà nước lại tăng nhiều hơn cả với 160,33 triệu USD.
Như vậy, so với 31/12/2010, nợ nhóm 1 toàn hệ thống xét theo số tương đối chỉ tăng 6,59%, nhưng số tuyệt đối lại tăng rất cao.
Điều đáng quan tâm, theo số liệu của đơn vị nghiệp vụ nói trên, bình quân từng tháng trong 6 tháng, trong khi tỷ lệ nợ nhóm 1 giảm 0,19%/tháng thì nợ các nhóm 2: tăng 0,04%/tháng: nhóm 3: tăng 0,05%/tháng; nhóm 4: tăng 0,02%/tháng và nhóm 5 tăng 0,07%/tháng.
Tranh luận mức tăng tín dụng
Xung quanh vấn đề tăng trưởng tín dụng hiện nay nổi lên một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, tại một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội và một số trung tâm kinh tế của cả nước, đang có sự mất cân đối giữa huy động và cho vay. Lấy ví dụ ở Hà Nội, tính đến hết tháng 7/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 774.283 tỷ đồng, chỉ tăng 0,05% so với tháng trước đó và giảm tới 2,63% so với 31/12/2010.
Trong đó, cơ cấu nguồn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn với các kỳ hạn từ 1 - 2 tuần và 1 - 3 tháng; các kỳ hạn dài trên 12 tháng hoặc 6 - 9 tháng chiếm tỷ trọng rất thấp. Lý do ở đây là các ngân hàng thương mại duy trì một mức lãi suất như nhau nên người gửi tiền chỉ gửi các kỳ hạn ngắn, không gửi các kỳ hạn dài, để có thể rút ra bất kỳ lúc nào.
Đặc biệt, nguồn tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tới 54,35% trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc điểm của nguồn tiền gửi thanh toán chỉ lưu giữ trong kho vốn ngân hàng một cách bất chợt. Đây là thực tế đáng báo động về cơ cấu nguồn thiếu bền vững của các ngân hàng, dẫn đến thiếu nguồn vốn ổn định để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.
Một điều đáng lo khác là trong khi tốc độ tăng trưởng huy động tháng 7/2011 chỉ tăng 0,05% so với tháng 6/2011 nhưng tốc độ tăng trưởng cho vay lại tới 0,95%. Mặc dù các tổ chức tín dụng vẫn cố gắng cân đối nguồn nhưng nếu kéo dài tình trạng này thì rủi ro thanh khoản, cộng với rủi ro kỳ hạn là điều khó tránh trong thời gian tới.
Thứ hai, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu 2011 hiện ở mức 11,7%. Nếu so với chỉ tiêu “dưới 20%” thì dư địa tăng tín dụng trong 4 tháng còn lại của năm là dưới 8,3%, suy ra, mỗi tháng ước tăng trên 2,07%.
Trong báo cáo “Đánh giá kinh tế vĩ mô 8 tháng, dự báo năm 2011 & 2012” của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia mới đây, cơ quan này cho rằng: mức tăng trưởng tín dụng cả năm chỉ nên 15% thay vì 20% và bình quân mỗi tháng chỉ nên tăng từ 1,8% - dưới 2% thì yếu tố “cầu kéo” sẽ tiếp tục giảm dần trong năm 2012, góp phần hãm đà phi mã của lạm phát.
Cũng theo báo cáo này, trong điều kiện hiện tại, việc cấp tín dụng cần lưu ý tới 3 vấn đề: một là, tỷ lệ cấp tín dụng của Việt Nam đang quá cao so với GDP: tới 125% GDP vào cuối 2010 là mức mà tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch xếp thứ 3 trong số các nền kinh tế mới nổi.
Hai là, tỷ lệ cho vay/huy động luôn ở mức lớn hơn 0,9, cao thứ hai trong khu vực.
Ba là, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng cuối năm 2010 là 2,19%/tổng dư nợ đã tăng vọt lên 2,91%/tổng dư nợ vào cuối tháng 7/2011.
Vì vậy, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng khuyến cáo rằng, việc cấp tín dụng quá cao, cộng với khả năng chống đỡ rủi ro của hệ thống ngân hàng còn hạn chế, là nguyên nhân làm cho lãi suất tiền vay khó hạ xuống dưới 15%/năm. Đó là một trong những căn cứ để lo ngại rằng, Việt Nam sẽ bị tụt hạng tín nhiệm sâu hơn trong thời gian tới.
Thứ ba, theo một nghiên cứu của tổ nghiên cứu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tồn kho của doanh nghiệp hiện đang ở mức đáng ngại: trong số 136 mặt hàng sản xuất chủ yếu thì có tới 2/3 mặt hàng có lượng tồn kho cao hơn cùng kỳ.
Trong điều kiện tỷ lệ cấp tín dụng đang cao, tồn kho tăng nhanh như nói trên, một số chuyên gia cho rằng, không nên cố bằng mọi giá để tăng trưởng tín dụng cho đủ chỉ tiêu “dưới 20%”, nhất là khi cân đối nguồn cho vay/huy động thiếu bền vững và nợ xấu đang tăng khá nhanh.