Nợ xấu ngân hàng “lẽ ra” đã gấp ba hiện tại!
Đến cuối tháng 9/2013, nợ xấu ngân hàng giảm nhẹ và “lẽ ra” đã ở mức rất cao
Theo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 9/2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng chiếm 4,62% tổng dư nợ.
Tỷ lệ trên giảm nhẹ so với mức 4,64% cuối tháng 8/2013, nhưng tăng 20,20% so với cuối năm 2012. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với năm 2012 (2,2%/tháng so với mức 3,91%/tháng.
Đáng chú ý, theo Ngân hàng Nhà nước, nếu không thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và không xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, thì nợ xấu toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9/2013 lên tới 12,7%.
Ngoài việc các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng nguồn dự phòng, ngày 23/4/2012 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 780 với cơ chế cho cơ cấu lại nợ. Theo cơ quan này, “đây là một trong các giải pháp quan trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường, của nền kinh tế nước ta, góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý được một khối lượng nợ xấu rất lớn, trong khi vẫn không làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng vay bị suy giảm và việc huy động nguồn tài chính từ bên ngoài để xử lý nợ xấu không thuận lợi”.
Cụ thể, thông qua biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng có phương án tái cơ cấu, khắc phục khó khăn và có khả năng, triển vọng vượt qua khó khăn, một khối lượng lớn dư nợ tín dụng được giữ nguyên nhóm đã góp phần hỗ trợ giảm bớt khó khăn tài chính cho doanh nghiệp do không phải trả lãi phạt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục có thể vay vốn ngân hàng.
Đến nay, tổng số nợ các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại khoảng 300.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ, trong đó khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại đã trở thành nợ xấu. Nếu không thực hiện giải pháp này thì nợ xấu đã tăng thêm trên 6%.
Là giải pháp quan trọng nhưng không thể kéo dài. Câu hỏi đặt ra thời gian qua là đến thời điểm nào sử mệnh của Quyết định 780 mới kết thúc?
Ngân hàng Nhà nước cho biết, cùng giải pháp ở Quyết định 780, cơ quan này đã cho phép lùi thời điểm hiệu lực của Thông tư 02/2013/TT-NHNN (quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng) nhằm giảm bớt áp lực khi các ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Sau một năm giãn, đến 1/6/2014, khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực thì Quyết định số 780 nói trên cũng sẽ hết hiệu lực thi hành và nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ được phản ánh chính xác hơn, phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế theo đúng quy định.
Tỷ lệ trên giảm nhẹ so với mức 4,64% cuối tháng 8/2013, nhưng tăng 20,20% so với cuối năm 2012. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với năm 2012 (2,2%/tháng so với mức 3,91%/tháng.
Đáng chú ý, theo Ngân hàng Nhà nước, nếu không thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và không xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, thì nợ xấu toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9/2013 lên tới 12,7%.
Ngoài việc các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng nguồn dự phòng, ngày 23/4/2012 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 780 với cơ chế cho cơ cấu lại nợ. Theo cơ quan này, “đây là một trong các giải pháp quan trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường, của nền kinh tế nước ta, góp phần kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý được một khối lượng nợ xấu rất lớn, trong khi vẫn không làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng vay bị suy giảm và việc huy động nguồn tài chính từ bên ngoài để xử lý nợ xấu không thuận lợi”.
Cụ thể, thông qua biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng có phương án tái cơ cấu, khắc phục khó khăn và có khả năng, triển vọng vượt qua khó khăn, một khối lượng lớn dư nợ tín dụng được giữ nguyên nhóm đã góp phần hỗ trợ giảm bớt khó khăn tài chính cho doanh nghiệp do không phải trả lãi phạt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục có thể vay vốn ngân hàng.
Đến nay, tổng số nợ các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại khoảng 300.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ, trong đó khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại đã trở thành nợ xấu. Nếu không thực hiện giải pháp này thì nợ xấu đã tăng thêm trên 6%.
Là giải pháp quan trọng nhưng không thể kéo dài. Câu hỏi đặt ra thời gian qua là đến thời điểm nào sử mệnh của Quyết định 780 mới kết thúc?
Ngân hàng Nhà nước cho biết, cùng giải pháp ở Quyết định 780, cơ quan này đã cho phép lùi thời điểm hiệu lực của Thông tư 02/2013/TT-NHNN (quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng) nhằm giảm bớt áp lực khi các ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Sau một năm giãn, đến 1/6/2014, khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực thì Quyết định số 780 nói trên cũng sẽ hết hiệu lực thi hành và nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ được phản ánh chính xác hơn, phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế theo đúng quy định.