Nợ xấu ngân hàng trốn đi đâu?
Nếu nhìn vào thông tin đã công bố thì nợ xấu ngân hàng phần lớn vẫn... “đẹp”
Nhìn chung, qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của nhiều ngân hàng thương mại, tình hình nợ xấu có vẻ “lạc quan” khi phần lớn đều kiểm soát được dưới 3% tổng dư nợ.
3% là giới hạn được xem là chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu, cũng là mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra để rút tỷ lệ chung về đến năm 2015. Theo quy định hiện hành, 3% cũng là mức tham chiếu để xem nợ xấu của ngân hàng đó có bị Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) “sờ” vào hay không, nếu không có nhu cầu chủ động.
Tình hình chung có vẻ vẫn chưa quá lo ngại, vì số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của các ngân hàng thương mại phần lớn đều cho thấy ở dưới mức 3% này.
Theo tổng hợp của VnEconomy, tính đến ngày 20/8, mới chỉ có 15 ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013, hoặc có kết quả kinh doanh cơ bản. Một vài trường hợp có công bố, nhưng vì “lý do nào đó” mà có lỗi cập nhật khi tham khảo trực tuyến… Vẫn còn phân nửa tình hình hoạt động của hệ thống chưa rõ thế nào nửa đầu năm nay.
Song, 15 thành viên nói trên hầu hết là các ngân hàng lớn, nên bức tranh nợ xấu cũng đã định hình tương đối.
Điểm dường như tích cực trong tập hợp 15 trường hợp đã công bố là có 5 ngân hàng thương mại tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2013 đã giảm so với 31/12/2012. Gồm: BIDV giảm từ 2,77% xuống 2,57%; VPBank từ 2,72% còn 2,62%; TienPhong Bank từ 3,47% xuống 2,77%; OCB từ 2,8% xuống 2,5% và Southern Bank từ hơn 3% xuống còn 2,77%.
Nhưng dễ thấy, chuyển biến ở đây chủ yếu do mẫu số tổng dư nợ đã được mở rộng đáng kể trong nửa đầu năm nay giúp co lại tỷ lệ nợ xấu; kỳ thực con số tuyệt đối của nợ xấu thậm chí còn tăng lên.
Một điểm cũng dường như tích cực là trong 15 ngân hàng đã có số liệu thì chỉ có 3 thành viên tỷ lệ nợ xấu trên mức 3%, gồm Navibank (6,1%), SHB (9,04%) và Techcombank (5,28%); riêng ACB suýt soát gần 3%. Nếu xét theo quy định hiện hành, nợ xấu trên 3% buộc phải bán lại cho VAMC, thì xem ra công ty xử lý nợ này nhàn việc! Nhưng, đến thời điểm này, ẩn số nợ xấu vẫn nằm ở khoảng phân nửa các ngân hàng thương mại chưa công bố báo cáo tài chính, nên chưa thể khẳng định được gì, chưa nói mức độ sát thực của những con số đã công bố.
Trong các ngân hàng đã công bố, ngoài 5 trường hợp giảm nói trên, còn lại là những mức độ tăng đáng kể. Điểm chung, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đều cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 và đến 30/6/2013: Vietcombank từ 2,26% lên 2,81%; VietinBank từ 1,46% lên 2,1%; Eximbank từ 1,32% lên 1,49%; Sacombank từ 1,89% lên 2,5%; MB từ 1,86% lên 2,45%; ACB từ 2,5% lên gần 3%; SHB từ 8,51%lên 9,04%; Techcombank từ 2,69% lên 5,28%; Navibank từ 5,6% lên 6,1%.
Ước tính nhóm ngân hàng này chiếm trên dưới 75% tổng dư nợ của hệ thống, nhưng nợ xấu lại đều dưới 3%. Vậy thì nợ xấu đã trốn đi đâu, khi các tỷ lệ cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (qua tổng hợp báo cáo của các thành viên) gần đây đều có từ 4,5 - 4,7%, chưa kể con số qua giám sát từ xa của cơ quan tranh tra là cao hơn nhiều (dĩ nhiên theo chuẩn mực phân loại khác)?
Cùng với 3 thành viên có tỷ lệ trên 3% đã công bố nói trên, trọng số rơi vào nhóm những ngân hàng chưa công bố hoặc sẽ không công bố (?). Trong đó, nhóm thành viên thuộc diện phải tái cơ cấu có chuyển biến được hay không trong 6 tháng đầu năm nay, hay sau hơn một năm tái cơ cấu vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Một trọng số khác nằm ở Agribank, khi ngân hàng này chiếm tới khoảng 15% tổng dư nợ của nền kinh tế tính đến cuối tháng 6/2013. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank cuối 2012 là 5,8%, giảm so với trước, nhưng từ đó đến nay chưa có cập nhật rộng rãi. Chỉ biết rằng, trong gần hai năm qua, “ông lớn” quốc doanh này đang nỗ lực tự tái cơ cấu, giảm thiểu dư nợ ở lĩnh vực bất động sản (một trong những lĩnh vực chính gây nợ xấu trước đây) sang cho chuyên trách nông nghiệp và nông thôn như một hướng hạn chế phát sinh nợ xấu. Tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn đã được nâng từ 60% lên hơn 70%.
Mặc dù, về mặt thông tin, nợ xấu còn trốn ở đâu đó như vậy, nhưng với những thành viên đã công bố cho thấy xu hướng chung vẫn tăng lên với tốc độ đáng ngại trong 6 tháng đầu năm nay. Đó là chưa kể một phần đã được cơ cấu lại theo cơ chế của Quyết định 780, hay Thông tư 02 chưa phải áp dụng trong tháng 6/2013.
3% là giới hạn được xem là chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu, cũng là mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra để rút tỷ lệ chung về đến năm 2015. Theo quy định hiện hành, 3% cũng là mức tham chiếu để xem nợ xấu của ngân hàng đó có bị Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) “sờ” vào hay không, nếu không có nhu cầu chủ động.
Tình hình chung có vẻ vẫn chưa quá lo ngại, vì số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 của các ngân hàng thương mại phần lớn đều cho thấy ở dưới mức 3% này.
Theo tổng hợp của VnEconomy, tính đến ngày 20/8, mới chỉ có 15 ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013, hoặc có kết quả kinh doanh cơ bản. Một vài trường hợp có công bố, nhưng vì “lý do nào đó” mà có lỗi cập nhật khi tham khảo trực tuyến… Vẫn còn phân nửa tình hình hoạt động của hệ thống chưa rõ thế nào nửa đầu năm nay.
Song, 15 thành viên nói trên hầu hết là các ngân hàng lớn, nên bức tranh nợ xấu cũng đã định hình tương đối.
Điểm dường như tích cực trong tập hợp 15 trường hợp đã công bố là có 5 ngân hàng thương mại tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2013 đã giảm so với 31/12/2012. Gồm: BIDV giảm từ 2,77% xuống 2,57%; VPBank từ 2,72% còn 2,62%; TienPhong Bank từ 3,47% xuống 2,77%; OCB từ 2,8% xuống 2,5% và Southern Bank từ hơn 3% xuống còn 2,77%.
Nhưng dễ thấy, chuyển biến ở đây chủ yếu do mẫu số tổng dư nợ đã được mở rộng đáng kể trong nửa đầu năm nay giúp co lại tỷ lệ nợ xấu; kỳ thực con số tuyệt đối của nợ xấu thậm chí còn tăng lên.
Một điểm cũng dường như tích cực là trong 15 ngân hàng đã có số liệu thì chỉ có 3 thành viên tỷ lệ nợ xấu trên mức 3%, gồm Navibank (6,1%), SHB (9,04%) và Techcombank (5,28%); riêng ACB suýt soát gần 3%. Nếu xét theo quy định hiện hành, nợ xấu trên 3% buộc phải bán lại cho VAMC, thì xem ra công ty xử lý nợ này nhàn việc! Nhưng, đến thời điểm này, ẩn số nợ xấu vẫn nằm ở khoảng phân nửa các ngân hàng thương mại chưa công bố báo cáo tài chính, nên chưa thể khẳng định được gì, chưa nói mức độ sát thực của những con số đã công bố.
Trong các ngân hàng đã công bố, ngoài 5 trường hợp giảm nói trên, còn lại là những mức độ tăng đáng kể. Điểm chung, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đều cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 và đến 30/6/2013: Vietcombank từ 2,26% lên 2,81%; VietinBank từ 1,46% lên 2,1%; Eximbank từ 1,32% lên 1,49%; Sacombank từ 1,89% lên 2,5%; MB từ 1,86% lên 2,45%; ACB từ 2,5% lên gần 3%; SHB từ 8,51%lên 9,04%; Techcombank từ 2,69% lên 5,28%; Navibank từ 5,6% lên 6,1%.
Ước tính nhóm ngân hàng này chiếm trên dưới 75% tổng dư nợ của hệ thống, nhưng nợ xấu lại đều dưới 3%. Vậy thì nợ xấu đã trốn đi đâu, khi các tỷ lệ cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (qua tổng hợp báo cáo của các thành viên) gần đây đều có từ 4,5 - 4,7%, chưa kể con số qua giám sát từ xa của cơ quan tranh tra là cao hơn nhiều (dĩ nhiên theo chuẩn mực phân loại khác)?
Cùng với 3 thành viên có tỷ lệ trên 3% đã công bố nói trên, trọng số rơi vào nhóm những ngân hàng chưa công bố hoặc sẽ không công bố (?). Trong đó, nhóm thành viên thuộc diện phải tái cơ cấu có chuyển biến được hay không trong 6 tháng đầu năm nay, hay sau hơn một năm tái cơ cấu vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Một trọng số khác nằm ở Agribank, khi ngân hàng này chiếm tới khoảng 15% tổng dư nợ của nền kinh tế tính đến cuối tháng 6/2013. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank cuối 2012 là 5,8%, giảm so với trước, nhưng từ đó đến nay chưa có cập nhật rộng rãi. Chỉ biết rằng, trong gần hai năm qua, “ông lớn” quốc doanh này đang nỗ lực tự tái cơ cấu, giảm thiểu dư nợ ở lĩnh vực bất động sản (một trong những lĩnh vực chính gây nợ xấu trước đây) sang cho chuyên trách nông nghiệp và nông thôn như một hướng hạn chế phát sinh nợ xấu. Tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn đã được nâng từ 60% lên hơn 70%.
Mặc dù, về mặt thông tin, nợ xấu còn trốn ở đâu đó như vậy, nhưng với những thành viên đã công bố cho thấy xu hướng chung vẫn tăng lên với tốc độ đáng ngại trong 6 tháng đầu năm nay. Đó là chưa kể một phần đã được cơ cấu lại theo cơ chế của Quyết định 780, hay Thông tư 02 chưa phải áp dụng trong tháng 6/2013.