“Nợ xấu PG Bank đã được kiểm soát”
Một lượng lớn nợ xấu của PG Bank đã được xử lý trước thềm kế hoạch sáp nhập vào VietinBank
Hôm nay (14/4), Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2015, cùng lúc với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) - đầu mối dự tính sáp nhập PG Bank.
Báo cáo về tình hình hoạt động công bố tại đại hội cho thấy PG Bank đã xử lý một lượng lớn nợ xấu, trước thềm kế hoạch sáp nhập.
Cụ thể, kết thúc năm 2014, tổng nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) của PG Bank là 1.303 tỷ đồng, giảm tới 842 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn là 9% giảm 6,7% so với 2013.
Trong đó nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 334 tỷ đồng, giảm 79 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ là 2,26%, giảm 0,7% so với 2013 (2,98%).
Theo báo cáo của PG Bank, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng năm 2014 đã được kiểm soát. Năm qua ngân hàng đã xử lý được 1.358 tỷ đồng nợ quá hạn/nợ xấu.
Trong đó, PG Bank xử lý giảm từ nguồn dự phòng rủi ro là 126 tỷ đồng, bán nợ cho VAMC là 504 tỷ đồng và 728 tỷ đồng giảm từ các biện pháp như cơ cấu lại thời gian vay, gia hạn kỳ trả nợ, nhận tài sản đảm bảo thay nghĩa vụ trả nợ, bán tài sản đảm bảo, thu hồi bằng tiền…
Liên quan đến việc xử lý nợ xấu nói trên, tín dụng của PG Bank 2014 chỉ tăng trưởng 5% so với năm 2013, nhưng nếu tính cả phần bán nợ cho VAMC thì tăng 10%.
Giải thích về tốc độ tăng trưởng trong báo cáo cũng có điểm đáng chú ý: ngoài nhu cầu vay của doanh nghiệp tiếp tục ở mức thấp, PG Bank cho biết các khách hàng tốt thì bị cạnh tranh lãi suất từ các ngân hàng thương mại nhà nước; các ngân hàng khác đã lôi kéo giảm dự nợ một số khách hàng tốt có dư nợ lớn…
Trong năm 2014, PG Bank đạt lợi nhuận trước thuế là 168 tỷ đồng; tổng tài sản đến 31/12/2014 là 25.764 tỷ đồng.
Một yếu tố được ngân hàng này nhấn mạnh về tác động đến lợi nhuận năm qua là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao. Chỉ riêng chi phí dự phòng phải trích lập cho nợ bán VAMC năm qua đã là 165 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2014 PG Bank cũng trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng là 94 tỷ đồng.
Báo cáo về tình hình hoạt động công bố tại đại hội cho thấy PG Bank đã xử lý một lượng lớn nợ xấu, trước thềm kế hoạch sáp nhập.
Cụ thể, kết thúc năm 2014, tổng nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) của PG Bank là 1.303 tỷ đồng, giảm tới 842 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn là 9% giảm 6,7% so với 2013.
Trong đó nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 334 tỷ đồng, giảm 79 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ là 2,26%, giảm 0,7% so với 2013 (2,98%).
Theo báo cáo của PG Bank, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng năm 2014 đã được kiểm soát. Năm qua ngân hàng đã xử lý được 1.358 tỷ đồng nợ quá hạn/nợ xấu.
Trong đó, PG Bank xử lý giảm từ nguồn dự phòng rủi ro là 126 tỷ đồng, bán nợ cho VAMC là 504 tỷ đồng và 728 tỷ đồng giảm từ các biện pháp như cơ cấu lại thời gian vay, gia hạn kỳ trả nợ, nhận tài sản đảm bảo thay nghĩa vụ trả nợ, bán tài sản đảm bảo, thu hồi bằng tiền…
Liên quan đến việc xử lý nợ xấu nói trên, tín dụng của PG Bank 2014 chỉ tăng trưởng 5% so với năm 2013, nhưng nếu tính cả phần bán nợ cho VAMC thì tăng 10%.
Giải thích về tốc độ tăng trưởng trong báo cáo cũng có điểm đáng chú ý: ngoài nhu cầu vay của doanh nghiệp tiếp tục ở mức thấp, PG Bank cho biết các khách hàng tốt thì bị cạnh tranh lãi suất từ các ngân hàng thương mại nhà nước; các ngân hàng khác đã lôi kéo giảm dự nợ một số khách hàng tốt có dư nợ lớn…
Trong năm 2014, PG Bank đạt lợi nhuận trước thuế là 168 tỷ đồng; tổng tài sản đến 31/12/2014 là 25.764 tỷ đồng.
Một yếu tố được ngân hàng này nhấn mạnh về tác động đến lợi nhuận năm qua là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao. Chỉ riêng chi phí dự phòng phải trích lập cho nợ bán VAMC năm qua đã là 165 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2014 PG Bank cũng trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng là 94 tỷ đồng.