Nới biên độ tỷ giá ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?
Từ ngày 10/3 này, biên độ tỷ giá được nới rộng lên ±1%, VND thêm cơ hội để tăng giá so với USD, tăng khả năng kiềm chế lạm phát
Từ ngày 10/3 này, biên độ tỷ giá được nới rộng lên ±1%, VND thêm cơ hội để tăng giá so với USD, tăng khả năng kiềm chế lạm phát.
Ngày 7/3, Ngân hàng Nhà nước thông báo mở rộng biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng thêm ±0,25%, tăng từ ±0,75% lên ±1%.
Đây là lần thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ tỷ giá kể từ đầu năm 2008; một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử. Trước đó, ngày 1/7/2002, biên độ này được nới từ +0,1% lên ±0,25%; ngày 31/12/2006 tăng từ ±0,25% lên ±0,5%.
Việc điều chỉnh lần này nằm trong nhóm giải pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát năm 2008, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ở mục đích trên, việc mở rộng biên độ tỷ giá sẽ tạo thêm cơ hội để VND lên giá so với đồng USD, theo xu hướng từ cuối năm 2007 đến nay và dự báo tiếp tục thể hiện trong thời gian tới.
VND lên giá so với USD hiện nay được giải thích từ hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới; lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm kể từ giữa năm 2006 trở lại đây.
Thứ hai, nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam từ tháng 8/2007 đến nay tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng ứ đọng và hạn chế mua vào tại các ngân hàng thương mại. Đây cũng là một khó khăn lớn trên thị trường buộc Ngân hàng Nhà nước đang từng bước tháo gỡ và gây sức ép giảm giá USD so với VND.
Trở lại với mục tiêu kiềm chế lạm phát từ việc mở rộng biên độ tỷ giá, có thể được giải thích như sau:
Nguyên nhân lạm phát được xét ở góc độ cung tiền nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ. Để cân đối và kiềm chế lạm phát, bên cạnh việc rút bớt tiền trong lưu thông về, nhà điều hành phải tạo môi trường để kích thích tăng hàng hóa, dịch vụ.
Môi trường ở đây trực tiếp tác động đến giá hàng nhập khẩu. Khi VND có cơ hội lên giá so với USD, giá hàng hóa (đặc biệt các mặt hàng cao cấp như ôtô, điện tử…), nguyên liệu (đặc biệt là xăng dầu), thiết bị đầu vào cho sản xuất, kinh doanh rẻ đi, bởi hiện đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, khi giá đầu vào của sản xuất, kinh doanh rẻ đi cũng tạo điều kiện hỗ trợ giá đầu ra cho sản phẩm tiêu dùng.
Tất nhiên, phía sau chính sách mở rộng biên độ tỷ giá, khó khăn sẽ đến với các nhà xuất khẩu, khi giá hàng bán cho nước bạn sẽ đắt lên, khả năng cạnh tranh bị ảnh hưởng hoặc kim ngạch thu về sẽ bị sụt giảm. Từ đây đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sẽ phải coi trọng hơn các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Ở đây, không thể bao trọn được các mục tiêu khi xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhưng mục tiêu kiềm chế lạm phát đang được xem là tối thượng.
Ngoài mục đích hỗ trợ kiềm chế lạm phát, việc mở rộng biên độ tỷ giá cũng là một yêu cầu khách quan đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước. Từ chính sách “neo” tỷ giá đến linh hoạt cần có lộ trình; linh hoạt để phản ánh sát thực hơn diễn biến, yêu cầu của thị trường.
Sự linh hoạt đó đã và đang thể hiện ngày một rõ hơn khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Việt Nam mở cửa và phải thích nghi với môi trường mới, ngày một lớn hơn.
Hiện tại, so với đầu năm, giá VND đã tăng 0,5% so với đồng USD (riêng trên thị trường tự do đã tăng gần 1%). Đây là một bất thường so với đà giảm quen thuộc quanh 1% trong nhiều năm trước đó, nhưng lại phản ánh sự hợp lý theo hai nguyên nhân nói trên.
Theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, biên độ tỷ giá được giao động trong khoảng ±2%. Và với quyết định mới từ ngày 10/3 tới của Ngân hàng Nhà nước, biến động giá VND sẽ mạnh hơn, ảnh hưởng sẽ lớn hơn.
Nhưng trước mắt, khó có thể xẩy ra những xáo trộn lớn. Thế của nhà điều hành vẫn chắc chắn khi nắm ở chuôi, bởi tỷ giá thực tế của các ngân hàng thương mại chỉ được phép “bơi” trong biên độ so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày.
Ngày 7/3, Ngân hàng Nhà nước thông báo mở rộng biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng thêm ±0,25%, tăng từ ±0,75% lên ±1%.
Đây là lần thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ tỷ giá kể từ đầu năm 2008; một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử. Trước đó, ngày 1/7/2002, biên độ này được nới từ +0,1% lên ±0,25%; ngày 31/12/2006 tăng từ ±0,25% lên ±0,5%.
Việc điều chỉnh lần này nằm trong nhóm giải pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát năm 2008, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ở mục đích trên, việc mở rộng biên độ tỷ giá sẽ tạo thêm cơ hội để VND lên giá so với đồng USD, theo xu hướng từ cuối năm 2007 đến nay và dự báo tiếp tục thể hiện trong thời gian tới.
VND lên giá so với USD hiện nay được giải thích từ hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, đồng USD liên tục xuống giá kéo dài so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới; lãi suất USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm kể từ giữa năm 2006 trở lại đây.
Thứ hai, nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam từ tháng 8/2007 đến nay tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng ứ đọng và hạn chế mua vào tại các ngân hàng thương mại. Đây cũng là một khó khăn lớn trên thị trường buộc Ngân hàng Nhà nước đang từng bước tháo gỡ và gây sức ép giảm giá USD so với VND.
Trở lại với mục tiêu kiềm chế lạm phát từ việc mở rộng biên độ tỷ giá, có thể được giải thích như sau:
Nguyên nhân lạm phát được xét ở góc độ cung tiền nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ. Để cân đối và kiềm chế lạm phát, bên cạnh việc rút bớt tiền trong lưu thông về, nhà điều hành phải tạo môi trường để kích thích tăng hàng hóa, dịch vụ.
Môi trường ở đây trực tiếp tác động đến giá hàng nhập khẩu. Khi VND có cơ hội lên giá so với USD, giá hàng hóa (đặc biệt các mặt hàng cao cấp như ôtô, điện tử…), nguyên liệu (đặc biệt là xăng dầu), thiết bị đầu vào cho sản xuất, kinh doanh rẻ đi, bởi hiện đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, khi giá đầu vào của sản xuất, kinh doanh rẻ đi cũng tạo điều kiện hỗ trợ giá đầu ra cho sản phẩm tiêu dùng.
Tất nhiên, phía sau chính sách mở rộng biên độ tỷ giá, khó khăn sẽ đến với các nhà xuất khẩu, khi giá hàng bán cho nước bạn sẽ đắt lên, khả năng cạnh tranh bị ảnh hưởng hoặc kim ngạch thu về sẽ bị sụt giảm. Từ đây đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sẽ phải coi trọng hơn các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Ở đây, không thể bao trọn được các mục tiêu khi xuất khẩu bị ảnh hưởng, nhưng mục tiêu kiềm chế lạm phát đang được xem là tối thượng.
Ngoài mục đích hỗ trợ kiềm chế lạm phát, việc mở rộng biên độ tỷ giá cũng là một yêu cầu khách quan đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước. Từ chính sách “neo” tỷ giá đến linh hoạt cần có lộ trình; linh hoạt để phản ánh sát thực hơn diễn biến, yêu cầu của thị trường.
Sự linh hoạt đó đã và đang thể hiện ngày một rõ hơn khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Việt Nam mở cửa và phải thích nghi với môi trường mới, ngày một lớn hơn.
Hiện tại, so với đầu năm, giá VND đã tăng 0,5% so với đồng USD (riêng trên thị trường tự do đã tăng gần 1%). Đây là một bất thường so với đà giảm quen thuộc quanh 1% trong nhiều năm trước đó, nhưng lại phản ánh sự hợp lý theo hai nguyên nhân nói trên.
Theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, biên độ tỷ giá được giao động trong khoảng ±2%. Và với quyết định mới từ ngày 10/3 tới của Ngân hàng Nhà nước, biến động giá VND sẽ mạnh hơn, ảnh hưởng sẽ lớn hơn.
Nhưng trước mắt, khó có thể xẩy ra những xáo trộn lớn. Thế của nhà điều hành vẫn chắc chắn khi nắm ở chuôi, bởi tỷ giá thực tế của các ngân hàng thương mại chỉ được phép “bơi” trong biên độ so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày.