Nỗi lo của Mỹ, “đại tiệc” của vàng
Bế tắc giải quyết trần nợ có thể là nỗi đau khổ của người Mỹ, nhưng lại là bữa "đại tiệc" của thị trường vàng
Thị trường vàng quốc tế hôm qua (25/7) lại tiếp tục xác lập một kỷ lục mới về giá, khi các cuộc đàm phán nâng trần nợ của Mỹ lâm vào cảnh bế tắc trong bối cảnh hạn chót 2/8 ngày càng tới gần.
Bất đồng sâu sắc giữa hai đảng trong Quốc hội Mỹ xung quanh kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách, đánh thuế người giàu đã khiến việc nâng trần nợ tiếp tục dậm chân tại chỗ, từ đó đẩy các thị trường hàng hóa toàn cầu biến thiên theo đường dốc đứng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua đã lên tiếng cảnh báo, Mỹ cần phải nhanh chóng nâng giới hạn trần nợ và đặt các khoản nợ dưới sự kiểm soát vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu. Đây là tuyên bố mới nhất của IMF về vấn đề triển vọng kinh tế Mỹ.
Một quan chức IMF cho rằng, rủi ro đối với triển vọng của Mỹ đang tăng lên. Những rủi ro sẽ xảy ra nếu thỏa thuận tăng trần nợ và một kế hoạch trung hạn nhằm cắt giảm chi tiêu không sớm đạt được như: lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng lên hay tín nhiệm tín dụng của Mỹ bị hạ bậc.
Những rủi ro này đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống tài chính toàn cầu do vai trò trung tâm của trái phiếu Mỹ trên thị trường tài chính thế giới, IMF cho biết. Theo định chế tài chính này, từ năm 2012 trở đi, kinh tế Mỹ sẽ hồi phục với mức tăng từ 2,75% đến 3%.
Bên cạnh những cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhiều chuyên gia tài chính còn cho rằng, sự bế tắc chính trị trong việc thỏa hiệp tăng trần nợ và cắt giảm thâm hụt ngân sách khiến Mỹ đứng trước nguy cơ đánh mất mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng danh giá AAA.
Theo ông Mohamed A. El-Erian, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pacific Investment Management Co. (PIMCO), Chính phủ Mỹ có thể mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA, thậm chí khi các nhà lập pháp đạt được kế hoạch nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ.
“Nhiều khả năng vào phút chót, Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận nhằm tránh vỡ nợ nhưng nước này rất dễ mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA”, ông nói. “Các thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ chiết khấu mức độ bất ổn sâu sắc do các cuộc tranh luận chính trị tại nền kinh tế lớn nhất thế giới và rủi ro ngày càng lớn rằng nước này có thể mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA”.
Mới đây, cả ba tổ chức định mức tín nhiệm uy tín là Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings đều đã lần lượt ra lời cảnh báo sẽ hạ cấp tín nhiệm tín dụng của Mỹ nếu mức trần nợ 14.300 tỷ USD không được nâng lên kịp thời khiến Mỹ đứng trước khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, theo các tổ chức trên, đến thời điểm này, cho dù có nâng cao trần nợ thì Mỹ vẫn không bảo toàn được mức tín nhiệm tín dụng cao nhất. Standard & Poor's có thể sẽ là tổ chức đầu tiên đánh tụt mức tín nhiệm tín dụng của Mỹ. Tiếp đó sẽ là Moody's và Fitch Ratings, mặc dù có thể sẽ sau đó một thời gian.
Trong một diễn biến khác, các nhà nghiên cứu tại Barclays Capital bất ngờ đưa ra kết quả phân tích cho rằng thời hạn chót thực sự cho việc nâng trần nợ có thể là ngày 10/8, chứ không phải là ngày 2/8 như thiên hạ vẫn lo lắng bao lâu nay.
Các chuyên gia này giải thích, các dự báo trước đó cho thấy Bộ Tài chính sẽ hết tiền mặt vào sáng ngày 3/8. Theo dự báo, vào ngày đó, Bộ Tài chính cần phải chi 32 tỷ USD, trong đó 22 tỷ USD dùng để thanh toán cho chương trình An sinh Xã hội. Thế nhưng, ước tính cho thấy Bộ Tài chính chỉ có khoảng 30 tỷ USD.
Các dự báo trên được đưa ra hôm 13/7. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết kể từ thời điểm đó đến nay, Bộ Tài chính đã thu nhiều hơn 14 tỷ USD và chi ít hơn 1 tỷ USD so với dự báo. Do đó, thời hạn chót có thể là ngày 10/08, trễ hơn một tuần so với ước tính trước đó.
Chưa rõ báo cáo của Barclays Capital có tác động tới thị trường không, nhưng một số nhà đầu tư thì tin chắc rằng, cuối cùng thì Mỹ cũng sẽ nâng được trần nợ, bởi "tới bước đường cùng, các chính khách Mỹ sẽ buộc phải làm điều đó". Dẫu vậy, lo lắng không vì thế mà dịu bớt. Điều này được coi là tín hiệu xấu với chứng khoán, dầu nhưng lại là "đại tiệc" của vàng.
Chốt phiên 25/7, giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex tăng 10,7 USD/ounce, lên 1.612,2 USD/ounce. Mức giá kỷ lục trong ngày là 1.624,3 USD/ounce. Tính cả tuần qua, thị trường này đã tăng giá tới 9%. Khối lượng giao dịch cũng tăng lên mức cao nhất trong tháng 7 với 2,4 triệu ounce.
Một số chuyên gia cho rằng, nếu cuộc đàm phán nợ Mỹ có kết quả tích cực, vàng sẽ nhanh chóng giảm xuống. Tuy nhiên, theo chuyên gia Jeffrey Sherman thuộc DoubleLine Capital, giá vàng có thể tăng thêm 200 USD lên 1.800 USD/ounce vào cuối năm nay, do nhà đầu tư đề phòng sự giảm giá của các loại tiền tệ.
Một yếu tố khác cũng tác động trực tiếp tới thị trường vàng là việc Moody's hôm qua hạ liền một lèo ba bậc xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp, đồng thời cho rằng nguy cơ vỡ nợ của quốc gia châu Âu này gần như là 100%.
Moody’s cho rằng, gói giải cứu thứ hai mà châu Âu dành cho Hy Lạp sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để nước này cắt giảm nợ công. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn phải đối mặt với những khó khăn về khả năng thanh toán trong trung hạn và những rủi ro đáng kể trong quá trình thực hiện các cuộc cải cách.
Moody’s nhận định, “nợ công của Hy Lạp sẽ vượt 100% GDP trong nhiều năm và nước này sẽ đối mặt với những rủi ro đáng kể trong quá trình thực hiện cải cách tài chính và kinh tế". Thêm vào đó, gói giải cứu của Eurozone sẽ tạo ra tiền tệ tiêu cực đối nhà đầu tư về quá trình tái cấu trúc trong tương lai.
Tuy nhiên, theo tờ Economic Times, gói cứu trợ thứ hai trị giá 109 tỷ Euro mà châu Âu tuyên bố sẽ dành cho Hy Lạp hồi cuối tuần trước có thể cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Hy Lạp cho rằng, Athens “cần tái cấu trúc và tái thiết tư hữu hóa".
Theo đó, "một số lĩnh vực như vận tải, năng lượng và năng lượng mới, nước cùng các cơ sở vật chất thiết yếu sẽ dần dần được mở cửa chào đón các công ty nước ngoài. Trung Quốc có các công ty đáp ứng tốt những nhu cầu trên”. Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định nước này có đủ tự tin và khả năng để đối phó với cuộc khủng hoảng tại châu Âu.
Trong khi đó, liên quan tới nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, hôm qua Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về việc đồng Yên của nước này tăng giá mạnh trong thời gian gần đây.
Ông Masaaki Shirokawa cho rằng sự thiếu chắc chắn của nền kinh tế Mỹ và châu Âu khiến các nhà đầu tư tìm tới những đồng tiền có tính an toàn tương đối như đồng Yên Nhật. Điều này đang gây áp lực tăng giá lên đồng tiền Nhật Bản, khiến tỷ giá USD/Yên giảm mạnh. Hiện 1 USD chỉ đổi được 78 Yên Nhật.
Theo ông, việc đồng Yên tăng giá sẽ tác động tới kim ngạch xuất khẩu của Nhật. Đối với quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình phục hồi sau thảm họa kép động đất sóng thần hôm 11/3.
Bất đồng sâu sắc giữa hai đảng trong Quốc hội Mỹ xung quanh kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách, đánh thuế người giàu đã khiến việc nâng trần nợ tiếp tục dậm chân tại chỗ, từ đó đẩy các thị trường hàng hóa toàn cầu biến thiên theo đường dốc đứng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua đã lên tiếng cảnh báo, Mỹ cần phải nhanh chóng nâng giới hạn trần nợ và đặt các khoản nợ dưới sự kiểm soát vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu. Đây là tuyên bố mới nhất của IMF về vấn đề triển vọng kinh tế Mỹ.
Một quan chức IMF cho rằng, rủi ro đối với triển vọng của Mỹ đang tăng lên. Những rủi ro sẽ xảy ra nếu thỏa thuận tăng trần nợ và một kế hoạch trung hạn nhằm cắt giảm chi tiêu không sớm đạt được như: lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng lên hay tín nhiệm tín dụng của Mỹ bị hạ bậc.
Những rủi ro này đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới hệ thống tài chính toàn cầu do vai trò trung tâm của trái phiếu Mỹ trên thị trường tài chính thế giới, IMF cho biết. Theo định chế tài chính này, từ năm 2012 trở đi, kinh tế Mỹ sẽ hồi phục với mức tăng từ 2,75% đến 3%.
Bên cạnh những cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhiều chuyên gia tài chính còn cho rằng, sự bế tắc chính trị trong việc thỏa hiệp tăng trần nợ và cắt giảm thâm hụt ngân sách khiến Mỹ đứng trước nguy cơ đánh mất mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng danh giá AAA.
Theo ông Mohamed A. El-Erian, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pacific Investment Management Co. (PIMCO), Chính phủ Mỹ có thể mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA, thậm chí khi các nhà lập pháp đạt được kế hoạch nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ.
“Nhiều khả năng vào phút chót, Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận nhằm tránh vỡ nợ nhưng nước này rất dễ mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA”, ông nói. “Các thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ chiết khấu mức độ bất ổn sâu sắc do các cuộc tranh luận chính trị tại nền kinh tế lớn nhất thế giới và rủi ro ngày càng lớn rằng nước này có thể mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA”.
Mới đây, cả ba tổ chức định mức tín nhiệm uy tín là Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings đều đã lần lượt ra lời cảnh báo sẽ hạ cấp tín nhiệm tín dụng của Mỹ nếu mức trần nợ 14.300 tỷ USD không được nâng lên kịp thời khiến Mỹ đứng trước khả năng vỡ nợ.
Tuy nhiên, theo các tổ chức trên, đến thời điểm này, cho dù có nâng cao trần nợ thì Mỹ vẫn không bảo toàn được mức tín nhiệm tín dụng cao nhất. Standard & Poor's có thể sẽ là tổ chức đầu tiên đánh tụt mức tín nhiệm tín dụng của Mỹ. Tiếp đó sẽ là Moody's và Fitch Ratings, mặc dù có thể sẽ sau đó một thời gian.
Trong một diễn biến khác, các nhà nghiên cứu tại Barclays Capital bất ngờ đưa ra kết quả phân tích cho rằng thời hạn chót thực sự cho việc nâng trần nợ có thể là ngày 10/8, chứ không phải là ngày 2/8 như thiên hạ vẫn lo lắng bao lâu nay.
Các chuyên gia này giải thích, các dự báo trước đó cho thấy Bộ Tài chính sẽ hết tiền mặt vào sáng ngày 3/8. Theo dự báo, vào ngày đó, Bộ Tài chính cần phải chi 32 tỷ USD, trong đó 22 tỷ USD dùng để thanh toán cho chương trình An sinh Xã hội. Thế nhưng, ước tính cho thấy Bộ Tài chính chỉ có khoảng 30 tỷ USD.
Các dự báo trên được đưa ra hôm 13/7. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết kể từ thời điểm đó đến nay, Bộ Tài chính đã thu nhiều hơn 14 tỷ USD và chi ít hơn 1 tỷ USD so với dự báo. Do đó, thời hạn chót có thể là ngày 10/08, trễ hơn một tuần so với ước tính trước đó.
Chưa rõ báo cáo của Barclays Capital có tác động tới thị trường không, nhưng một số nhà đầu tư thì tin chắc rằng, cuối cùng thì Mỹ cũng sẽ nâng được trần nợ, bởi "tới bước đường cùng, các chính khách Mỹ sẽ buộc phải làm điều đó". Dẫu vậy, lo lắng không vì thế mà dịu bớt. Điều này được coi là tín hiệu xấu với chứng khoán, dầu nhưng lại là "đại tiệc" của vàng.
Chốt phiên 25/7, giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex tăng 10,7 USD/ounce, lên 1.612,2 USD/ounce. Mức giá kỷ lục trong ngày là 1.624,3 USD/ounce. Tính cả tuần qua, thị trường này đã tăng giá tới 9%. Khối lượng giao dịch cũng tăng lên mức cao nhất trong tháng 7 với 2,4 triệu ounce.
Một số chuyên gia cho rằng, nếu cuộc đàm phán nợ Mỹ có kết quả tích cực, vàng sẽ nhanh chóng giảm xuống. Tuy nhiên, theo chuyên gia Jeffrey Sherman thuộc DoubleLine Capital, giá vàng có thể tăng thêm 200 USD lên 1.800 USD/ounce vào cuối năm nay, do nhà đầu tư đề phòng sự giảm giá của các loại tiền tệ.
Một yếu tố khác cũng tác động trực tiếp tới thị trường vàng là việc Moody's hôm qua hạ liền một lèo ba bậc xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp, đồng thời cho rằng nguy cơ vỡ nợ của quốc gia châu Âu này gần như là 100%.
Moody’s cho rằng, gói giải cứu thứ hai mà châu Âu dành cho Hy Lạp sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để nước này cắt giảm nợ công. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn phải đối mặt với những khó khăn về khả năng thanh toán trong trung hạn và những rủi ro đáng kể trong quá trình thực hiện các cuộc cải cách.
Moody’s nhận định, “nợ công của Hy Lạp sẽ vượt 100% GDP trong nhiều năm và nước này sẽ đối mặt với những rủi ro đáng kể trong quá trình thực hiện cải cách tài chính và kinh tế". Thêm vào đó, gói giải cứu của Eurozone sẽ tạo ra tiền tệ tiêu cực đối nhà đầu tư về quá trình tái cấu trúc trong tương lai.
Tuy nhiên, theo tờ Economic Times, gói cứu trợ thứ hai trị giá 109 tỷ Euro mà châu Âu tuyên bố sẽ dành cho Hy Lạp hồi cuối tuần trước có thể cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Hy Lạp cho rằng, Athens “cần tái cấu trúc và tái thiết tư hữu hóa".
Theo đó, "một số lĩnh vực như vận tải, năng lượng và năng lượng mới, nước cùng các cơ sở vật chất thiết yếu sẽ dần dần được mở cửa chào đón các công ty nước ngoài. Trung Quốc có các công ty đáp ứng tốt những nhu cầu trên”. Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định nước này có đủ tự tin và khả năng để đối phó với cuộc khủng hoảng tại châu Âu.
Trong khi đó, liên quan tới nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, hôm qua Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về việc đồng Yên của nước này tăng giá mạnh trong thời gian gần đây.
Ông Masaaki Shirokawa cho rằng sự thiếu chắc chắn của nền kinh tế Mỹ và châu Âu khiến các nhà đầu tư tìm tới những đồng tiền có tính an toàn tương đối như đồng Yên Nhật. Điều này đang gây áp lực tăng giá lên đồng tiền Nhật Bản, khiến tỷ giá USD/Yên giảm mạnh. Hiện 1 USD chỉ đổi được 78 Yên Nhật.
Theo ông, việc đồng Yên tăng giá sẽ tác động tới kim ngạch xuất khẩu của Nhật. Đối với quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình phục hồi sau thảm họa kép động đất sóng thần hôm 11/3.