Nỗi lo tín dụng kinh doanh than
Thống kê số nợ có vấn đề và nợ xấu của các doanh nghiệp kinh doanh than ngoài TKV có thể chưa phản ánh đúng thực tế
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh, đến đầu tháng 5/2008, số nợ có vấn đề và nợ xấu của các doanh nghiệp kinh doanh than ngoài Tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV) chỉ là 115 tỷ đồng, chiếm 13,08% tổng dư nợ.
Nhưng, con số này có thể chưa phản ánh đúng thực tế, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp nói trên đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh cho biết, tính đầu tháng 5/2008, có 25/33 đơn vị ngân hàng ở Quảng Ninh cho 383 khách hàng ngoài TKV vay đầu tư máy móc, thiết bị, ôtô, tàu... để kinh doanh than với tổng dư nợ hơn 879 tỷ đồng.
Trong đó, phân loại theo đối tượng cho vay, gồm: 238 khách hàng vay 330.383 triệu đồng đầu tư mua ôtô, máy móc thiết bị phục vụ vận chuyển khai thác than; 20 khách hàng vay 65.959 triệu đồng mua tàu vận tải chở than; 54 khách hàng vay tổng số 284.324 triệu đồng để kinh doanh than; 71 khách hàng vay tổng số 199.158 triệu đồng để thực hiện các công việc khác liên quan đến kinh doanh than.
Kinh doanh than gặp khó
Con số cho vay tại một số chi nhánh hoặc điểm giao dịch tổ chức tín dụng và định chế tài chính như sau: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương Quảng Ninh: 156,316 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh: 115,080 tỷ đồng; Ngân hàng Công thương Cẩm Phả: 132,452 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 90,164 tỷ đồng;…
Một số doanh nghiệp còn nợ khá nhiều như: Công ty INVEDCO còn nợ 135,463 tỷ đồng, Công ty TNHH và Đầu tư sản xuất Quảng Ninh nợ 7,048 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng dư nợ 32,796 tỷ đồng,…
Cơ cấu vốn vay cho thấy các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV có sự chạy đua vay vốn để kinh doanh than. Tại Ngân hàng Công thương Cẩm Phả có tới 87 khách hàng vay vốn mua ô tô, máy xúc, Công ty Cho thuê Tài chính I có 24 khách hàng đầu tư ô tô máy xúc và 12 khách hàng đầu tư tầu thuyền, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh có tới 30 khách hàng vay vốn kinh doanh than, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội có 19 khách hàng vay vốn đầu tư mua ô tô, máy xúc, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoài quốc doanh Quảng Ninh có 31 khách hàng vay vốn mua ô tô, máy xúc.
Theo thống kê sơ bộ tại 19 đơn vị ngân hàng thì lượng khách hàng vay vốn mua ô tô, máy xúc chiếm phần lớn với 192 khách hàng, 16 khách hàng vay mua tàu thuyền và 44 khách hàng vay kinh doanh than.
Những năm trước đây, khi việc xuất khẩu than qua đường tiểu ngạch còn được thả nổi, nhiều doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV được thu mua sít thải về sàng tuyển tận thu than. Rồi các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV còn ký được nhiều hợp đồng vận chuyển với các doanh nghiệp trong TKV. Đó cũng là thời kì "thịnh vượng" của các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV kinh doanh than. Các đơn vị ngân hàng nắm bắt được điều này nên khá dễ dàng cho những khách hàng này vay vốn đầu tư kinh doanh than.
Nhưng khi việc xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch bị cấm, các doanh nghiệp và cá nhân ngoài TKV không còn được mua sít thải tận thu than, nhiều hợp đồng vận chuyển bị cắt do cuộc đấu tranh chống buôn lậu than, và hàng loạt máy móc thiết bị, ôtô, máy xúc, tầu thuyền nằm im tại chỗ. Điều đó đồng nghĩa với việc những khách hàng này khó trả nợ vốn vay của ngân hàng.
Nợ xấu cao, khả năng thu hồi thấp
Phân loại nợ theo chất lượng tín dụng thì trong tổng số dư nợ mà các đơn vị ngân hàng tại Quảng Ninh cho doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV vay đầu tư kinh doanh than có; dư nợ nhóm 1 là 764,737 tỷ đồng (86,92% tổng dư nợ); dự nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): 90,904 tỷ đồng (10,33% tổng dư nợ) và dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (nợ xấu) là 24,184 tỷ đồng (2,75% tổng dư nợ)...
Trong tổng số 25 đơn vị ngân hàng mới chỉ có 5 đơn vị đưa ra con số dư nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu ở đây chỉ tính dựa trên con số của 5 đơn vị này so với tổng dư nợ của 25 đơn vị ngân hàng. Nhìn vào tỷ lệ nợ xấu thì thấy các khoản vay này trong thế an toàn.
Tuy nhiên, với giai đoạn hiện nay hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ con số báo cáo về tỷ lệ nợ xấu này.
Con số báo cáo về nợ xấu của 5 đơn vị ngân hàng trên được đưa ra tại thời điểm ngày 30/4/2008. Trước đó ngày 22/4/2005 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó từ tháng 4/2008, các ngân hàng thương mại phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Điều 7, thay vì theo Điều 6 của quyết định này mà các ngân hàng đang thực hiện.
Phân loại nợ theo Điều 7 là đánh giá toàn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, còn việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ.
Nếu áp dụng Điều 7 sẽ phải thực hiện đủ 54 chỉ tiêu, bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính và sẽ giúp ngân hàng phân loại nợ trung thực hơn nên có lẽ các đơn vị ngân hàng ở Quảng Ninh "sợ" áp dụng. Và một điều chắc chắn nếu điều 7 được áp dụng đối với các khoản vay của khách hàng ngoài TKV kinh doanh than thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn nhiều lần con số 2,75%. Đó là chưa tính đến việc tất cả 25 đơn vị ngân hàng trên cùng công bố con số nợ xấu nên rủi ro với các khoản vay này sẽ cao hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh cho biết Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tích cực bám sát khách hàng của mình để nâng cao khả năng thu hồi vốn.
Việc bám sát này chỉ nhằm để giảm bớt rủi ro với khoản vay của mình. Hy vọng của các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV hiện nay là được các doanh nghiệp thuộc TKV thuê lại thiết bị, máy móc, ôtô, tàu thuyền để có thể trả cho các khoản vay của ngân hàng.
Nhưng, con số này có thể chưa phản ánh đúng thực tế, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp nói trên đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh cho biết, tính đầu tháng 5/2008, có 25/33 đơn vị ngân hàng ở Quảng Ninh cho 383 khách hàng ngoài TKV vay đầu tư máy móc, thiết bị, ôtô, tàu... để kinh doanh than với tổng dư nợ hơn 879 tỷ đồng.
Trong đó, phân loại theo đối tượng cho vay, gồm: 238 khách hàng vay 330.383 triệu đồng đầu tư mua ôtô, máy móc thiết bị phục vụ vận chuyển khai thác than; 20 khách hàng vay 65.959 triệu đồng mua tàu vận tải chở than; 54 khách hàng vay tổng số 284.324 triệu đồng để kinh doanh than; 71 khách hàng vay tổng số 199.158 triệu đồng để thực hiện các công việc khác liên quan đến kinh doanh than.
Kinh doanh than gặp khó
Con số cho vay tại một số chi nhánh hoặc điểm giao dịch tổ chức tín dụng và định chế tài chính như sau: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương Quảng Ninh: 156,316 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh: 115,080 tỷ đồng; Ngân hàng Công thương Cẩm Phả: 132,452 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 90,164 tỷ đồng;…
Một số doanh nghiệp còn nợ khá nhiều như: Công ty INVEDCO còn nợ 135,463 tỷ đồng, Công ty TNHH và Đầu tư sản xuất Quảng Ninh nợ 7,048 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng dư nợ 32,796 tỷ đồng,…
Cơ cấu vốn vay cho thấy các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV có sự chạy đua vay vốn để kinh doanh than. Tại Ngân hàng Công thương Cẩm Phả có tới 87 khách hàng vay vốn mua ô tô, máy xúc, Công ty Cho thuê Tài chính I có 24 khách hàng đầu tư ô tô máy xúc và 12 khách hàng đầu tư tầu thuyền, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh có tới 30 khách hàng vay vốn kinh doanh than, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần nhà Hà Nội có 19 khách hàng vay vốn đầu tư mua ô tô, máy xúc, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoài quốc doanh Quảng Ninh có 31 khách hàng vay vốn mua ô tô, máy xúc.
Theo thống kê sơ bộ tại 19 đơn vị ngân hàng thì lượng khách hàng vay vốn mua ô tô, máy xúc chiếm phần lớn với 192 khách hàng, 16 khách hàng vay mua tàu thuyền và 44 khách hàng vay kinh doanh than.
Những năm trước đây, khi việc xuất khẩu than qua đường tiểu ngạch còn được thả nổi, nhiều doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV được thu mua sít thải về sàng tuyển tận thu than. Rồi các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV còn ký được nhiều hợp đồng vận chuyển với các doanh nghiệp trong TKV. Đó cũng là thời kì "thịnh vượng" của các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV kinh doanh than. Các đơn vị ngân hàng nắm bắt được điều này nên khá dễ dàng cho những khách hàng này vay vốn đầu tư kinh doanh than.
Nhưng khi việc xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch bị cấm, các doanh nghiệp và cá nhân ngoài TKV không còn được mua sít thải tận thu than, nhiều hợp đồng vận chuyển bị cắt do cuộc đấu tranh chống buôn lậu than, và hàng loạt máy móc thiết bị, ôtô, máy xúc, tầu thuyền nằm im tại chỗ. Điều đó đồng nghĩa với việc những khách hàng này khó trả nợ vốn vay của ngân hàng.
Nợ xấu cao, khả năng thu hồi thấp
Phân loại nợ theo chất lượng tín dụng thì trong tổng số dư nợ mà các đơn vị ngân hàng tại Quảng Ninh cho doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV vay đầu tư kinh doanh than có; dư nợ nhóm 1 là 764,737 tỷ đồng (86,92% tổng dư nợ); dự nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): 90,904 tỷ đồng (10,33% tổng dư nợ) và dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 (nợ xấu) là 24,184 tỷ đồng (2,75% tổng dư nợ)...
Trong tổng số 25 đơn vị ngân hàng mới chỉ có 5 đơn vị đưa ra con số dư nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu ở đây chỉ tính dựa trên con số của 5 đơn vị này so với tổng dư nợ của 25 đơn vị ngân hàng. Nhìn vào tỷ lệ nợ xấu thì thấy các khoản vay này trong thế an toàn.
Tuy nhiên, với giai đoạn hiện nay hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ con số báo cáo về tỷ lệ nợ xấu này.
Con số báo cáo về nợ xấu của 5 đơn vị ngân hàng trên được đưa ra tại thời điểm ngày 30/4/2008. Trước đó ngày 22/4/2005 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó từ tháng 4/2008, các ngân hàng thương mại phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Điều 7, thay vì theo Điều 6 của quyết định này mà các ngân hàng đang thực hiện.
Phân loại nợ theo Điều 7 là đánh giá toàn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, còn việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ.
Nếu áp dụng Điều 7 sẽ phải thực hiện đủ 54 chỉ tiêu, bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính và sẽ giúp ngân hàng phân loại nợ trung thực hơn nên có lẽ các đơn vị ngân hàng ở Quảng Ninh "sợ" áp dụng. Và một điều chắc chắn nếu điều 7 được áp dụng đối với các khoản vay của khách hàng ngoài TKV kinh doanh than thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn nhiều lần con số 2,75%. Đó là chưa tính đến việc tất cả 25 đơn vị ngân hàng trên cùng công bố con số nợ xấu nên rủi ro với các khoản vay này sẽ cao hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh cho biết Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tích cực bám sát khách hàng của mình để nâng cao khả năng thu hồi vốn.
Việc bám sát này chỉ nhằm để giảm bớt rủi ro với khoản vay của mình. Hy vọng của các doanh nghiệp, cá nhân ngoài TKV hiện nay là được các doanh nghiệp thuộc TKV thuê lại thiết bị, máy móc, ôtô, tàu thuyền để có thể trả cho các khoản vay của ngân hàng.