Nới lỏng tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lời?
Để giữ lời, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải động đến một chốt chặn nhạy cảm
Như đề cập ở bài viết “Nới lỏng tiền tệ: Có tiếng, còn dè miếng”, Thông tư số 23 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 4/12/2015 được xem như một lời hứa tạo điều kiện về vốn cho các ngân hàng tham gia tái cơ cấu hệ thống.
Cụ thể, theo Thông tư 23, các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Thông tư có hiệu lực từ 28/1/2016, nhưng đến này “lời hứa” trên vẫn chưa được thực hiện.
Chiều 14/6, sau bài viết trên, VnEconomy nhận được ý kiến trao đổi từ lãnh đạo quản lý nguồn vốn của một ngân hàng thương mại. Người trong cuộc này đưa ra một góc nhìn khác, bên cạnh vấn đề cung tiền với lãi suất và lạm phát.
Ông cho biết, sau khi có cơ chế, cũng như trong đề án tái cơ cấu ngân hàng mình, các đề xuất, kiến nghị cũng đã được nêu ra, trong đó có đề xuất được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như Thông tư 23 nêu.
Được biết, các ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định của Nhà nước cũng đã có đề xuất trên, cũng như một số ngân hàng thực hiện sáp nhập, hợp nhất thời gian qua. Và họ đang chờ đợi.
Theo quan điểm của vị lãnh đạo trên, từ khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến nay, nguyên tắc xuyên suốt và gần như không thể thay đổi là không được sử dụng nguồn vốn từ ngân sách.
“Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần có nguồn lực thực tế để thúc đẩy. Quan điểm là không dùng tiền ngân sách nhà nước, nhưng Ngân hàng Nhà nước có thể tạo điều kiện về cơ chế. Ở đây là như Thông tư 23, với việc xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tạo thêm nguồn vốn cho các ngân hàng đang tham gia tái cơ cấu”, vị lãnh đạo trên nói.
Ông cũng lưu ý rằng, nguồn vốn ở đây là từ nguồn huy động của các ngân hàng, nếu giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì cũng chỉ là trả lại cho họ một phần để đưa vào kinh doanh, thêm nguồn lực để hoạt động, gián tiếp hỗ trợ cho tái cơ cấu.
Thực tế những năm tái cơ cấu vừa qua, các ngân hàng thương mại tham gia trực tiếp hoặc qua chỉ định hầu như chưa nhận được các hỗ trợ từ chính sách về tài chính và nguồn vốn. Thậm chí tại các kỳ đại hội đồng cổ đông gần đây, có trường hợp sau ba năm tham gia tái cơ cấu vẫn phải tiếp tục hoàn thiện các bản kiến nghị liên quan.
Với các ngân hàng thương mại nhà nước tham gia tái cơ cấu chỉ định tại các ngân hàng yếu kém, thời gian qua đã phải chia sẻ nhân sự quản lý cao cấp, hỗ trợ quản trị điều hành, quản lý rủi ro, hỗ trợ nguồn và thậm chí là cả chia sẻ cơ hội kinh doanh…
Nay, “đổi lại”, họ có đề xuất được xem xét hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, như thêm nguồn lực để tiếp tục tham gia thúc đẩy quá trình tái cơ cấu. Mà điều này đã được quy định trong thông tư nói trên.
Tuy nhiên, khi trao đổi về tình huống giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho những trường hợp trên, một chuyên gia cho rằng bối cảnh hiện nay khiến Ngân hàng Nhà nước khó thực hiện “lời hứa” trong Thông tư 23.
“Lạm phát đang có xu hướng tăng mạnh trở lại, mục tiêu kiểm soát dưới 5% năm nay có nhiều thử thách. Cung tiền cũng đang là một vấn đề được chú ý, trong khi đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một chốt chặn nhạy cảm đối với độ nở của cung tiền”, chuyên gia này nói.
Tại Chỉ thị số 04 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 27/5 vừa qua, trong các gợi mở về hướng tạo nguồn hỗ trợ các ngân hàng thương mại cũng không thấy bóng dáng của tình huống sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Thay vào đó, Thống đốc định hướng sẽ tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Vậy, ưu tiên tái cấp vốn, qua kênh trái phiếu đặc biệt của VAMC, cho những trường hợp tham gia tái cơ cấu hệ thống nói trên, có nên xem là một lựa chọn thay thế việc thực thi Thông tư 23 trong điều kiện hiện nay?
Cụ thể, theo Thông tư 23, các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Thông tư có hiệu lực từ 28/1/2016, nhưng đến này “lời hứa” trên vẫn chưa được thực hiện.
Chiều 14/6, sau bài viết trên, VnEconomy nhận được ý kiến trao đổi từ lãnh đạo quản lý nguồn vốn của một ngân hàng thương mại. Người trong cuộc này đưa ra một góc nhìn khác, bên cạnh vấn đề cung tiền với lãi suất và lạm phát.
Ông cho biết, sau khi có cơ chế, cũng như trong đề án tái cơ cấu ngân hàng mình, các đề xuất, kiến nghị cũng đã được nêu ra, trong đó có đề xuất được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như Thông tư 23 nêu.
Được biết, các ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định của Nhà nước cũng đã có đề xuất trên, cũng như một số ngân hàng thực hiện sáp nhập, hợp nhất thời gian qua. Và họ đang chờ đợi.
Theo quan điểm của vị lãnh đạo trên, từ khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến nay, nguyên tắc xuyên suốt và gần như không thể thay đổi là không được sử dụng nguồn vốn từ ngân sách.
“Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần có nguồn lực thực tế để thúc đẩy. Quan điểm là không dùng tiền ngân sách nhà nước, nhưng Ngân hàng Nhà nước có thể tạo điều kiện về cơ chế. Ở đây là như Thông tư 23, với việc xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tạo thêm nguồn vốn cho các ngân hàng đang tham gia tái cơ cấu”, vị lãnh đạo trên nói.
Ông cũng lưu ý rằng, nguồn vốn ở đây là từ nguồn huy động của các ngân hàng, nếu giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì cũng chỉ là trả lại cho họ một phần để đưa vào kinh doanh, thêm nguồn lực để hoạt động, gián tiếp hỗ trợ cho tái cơ cấu.
Thực tế những năm tái cơ cấu vừa qua, các ngân hàng thương mại tham gia trực tiếp hoặc qua chỉ định hầu như chưa nhận được các hỗ trợ từ chính sách về tài chính và nguồn vốn. Thậm chí tại các kỳ đại hội đồng cổ đông gần đây, có trường hợp sau ba năm tham gia tái cơ cấu vẫn phải tiếp tục hoàn thiện các bản kiến nghị liên quan.
Với các ngân hàng thương mại nhà nước tham gia tái cơ cấu chỉ định tại các ngân hàng yếu kém, thời gian qua đã phải chia sẻ nhân sự quản lý cao cấp, hỗ trợ quản trị điều hành, quản lý rủi ro, hỗ trợ nguồn và thậm chí là cả chia sẻ cơ hội kinh doanh…
Nay, “đổi lại”, họ có đề xuất được xem xét hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, như thêm nguồn lực để tiếp tục tham gia thúc đẩy quá trình tái cơ cấu. Mà điều này đã được quy định trong thông tư nói trên.
Tuy nhiên, khi trao đổi về tình huống giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho những trường hợp trên, một chuyên gia cho rằng bối cảnh hiện nay khiến Ngân hàng Nhà nước khó thực hiện “lời hứa” trong Thông tư 23.
“Lạm phát đang có xu hướng tăng mạnh trở lại, mục tiêu kiểm soát dưới 5% năm nay có nhiều thử thách. Cung tiền cũng đang là một vấn đề được chú ý, trong khi đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một chốt chặn nhạy cảm đối với độ nở của cung tiền”, chuyên gia này nói.
Tại Chỉ thị số 04 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 27/5 vừa qua, trong các gợi mở về hướng tạo nguồn hỗ trợ các ngân hàng thương mại cũng không thấy bóng dáng của tình huống sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Thay vào đó, Thống đốc định hướng sẽ tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Vậy, ưu tiên tái cấp vốn, qua kênh trái phiếu đặc biệt của VAMC, cho những trường hợp tham gia tái cơ cấu hệ thống nói trên, có nên xem là một lựa chọn thay thế việc thực thi Thông tư 23 trong điều kiện hiện nay?