Nội “thôn tính” ngoại
Nestlé Việt Nam vừa quyết định bán lại toàn bộ Nhà máy Sữa Nestlé Ba Vì tại Hà Tây cho Công ty Thực phẩm Anco
Công ty Nestlé Việt Nam vừa quyết định bán lại toàn bộ Nhà máy Sữa Nestlé Ba Vì tại Hà Tây cho Công ty Thực phẩm Anco - một doanh nghiệp cổ phần 100% vốn trong nước mới được thành lập cách đây vài tháng.
Theo đại diện của Nestlé, công ty bán nhà máy sữa này để tập trung cho phát triển các dòng sản phẩm mũi nhọn truyền thống của mình tại thị trường Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mai, Phó tổng giám đốc Anco cho biết, trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên, Anco sẽ tiếp tục sản xuất và phân phối 2 dòng sản phẩm sữa chua và sữa tươi tiệt trùng dưới thương hiệu Nestlé cho tới tháng 4/2008. Sau đó, các sản phẩm này sẽ có thương hiệu chính thức là Ancomilk.
Việc thay đổi chủ sở hữu chắc chắn không làm thay đổi chất lượng các sản phẩm của Nestlé đang được tiêu thụ trên thị trường, không làm thay đổi các hợp đồng thu mua sữa tươi giữa Nestlé Việt Nam và các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn, cũng như không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của hơn 50 lao động trực tiếp của Nhà máy Sữa Ba Vì.
“Sau khi tiến hành bàn giao nhà máy trong tháng 4/2007, chúng tôi sẽ tập trung quảng bá thương hiệu mới Anco thông qua mạng lưới phân phối hiện có của mình. Kế hoạch của Anco là tăng gấp đôi công suất nhà máy chỉ trong vòng vài năm tới. Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là có thể sánh vai với các bậc đàn anh trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống như Vinamilk hay Kinh Đô. Mục tiêu này cũng nằm trong kế hoạch phát triển Anco thành một trong những tập đoàn thực phẩm hàng đầu của Việt Nam, bao gồm nhiều công ty thành viên sản xuất bánh kẹo, sữa, đồ uống...”, bà Mai nói.
Với tổng vốn đăng ký gần 2 triệu USD, Nhà máy Sữa Nestlé Ba Vì bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997 với 2 dòng sản phẩm chính là sữa chua và sữa tươi tiệt trùng.
Ngoài việc mua lại nhà máy sữa, Anco cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất bánh mỳ tươi tại Hà Tây,công suất thiết kế đạt 20.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 24 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 7 năm nay.
Bà Mai cũng cho biết, Anco hiện đang thương thảo để mua lại một nhà máy rượu và nước giải khát, tuy nhiên các thông tin chi tiết liên quan vẫn chưa thể tiết lộ.
Ông Nguyễn Văn Tứ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây cho biết, mặc dù đã nghe nói về việc chuyển giao sở hữu của Nhà máy Sữa Ba Vì, nhưng đến nay, Sở vẫn chưa nhận được văn bản chính thức của Nestlé và Anco.
Ông Tứ nhận xét, nhà máy này là một trong số những dự án có vốn đầu tư nước ngoài “làm ăn nghiêm túc” trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, do chưa chủ động được nguồn sữa tươi làm nguyên liệu nên nhà máy chưa thể phát huy hết công suất thiết kế và chưa đem lại lợi nhuận như nhà đầu tư mong muốn.
Ông Pierre Schaufelberger, Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam từ chối tiết lộ giá trị nhượng lại Nhà máy Sữa Nestlé Ba Vì và khẳng định, việc bán nhà máy là nhằm mục tiêu tập trung phát triển các hoạt động chiến lược của Nestlé tại Việt Nam.
“Chúng tôi cảm thấy hài lòng vì đã tìm được một đối tác thích hợp để chuyển giao nhà máy và hy vọng nhà máy sẽ duy trì hoạt động, đảm bảo công ăn việc làm cho các lao động hiện nay, đồng thời tiếp tục cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm sữa chất lượng cao”, ông Pierre Schaufelberger nói.
Hiện nay, Nestlé Việt Nam đang vận hành một nhà máy tại tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1995 và sản xuất các sản phẩm Nescafé, Milo, Nestea và bột nêm Maggi.
Theo đại diện của Nestlé, công ty bán nhà máy sữa này để tập trung cho phát triển các dòng sản phẩm mũi nhọn truyền thống của mình tại thị trường Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hồng Mai, Phó tổng giám đốc Anco cho biết, trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên, Anco sẽ tiếp tục sản xuất và phân phối 2 dòng sản phẩm sữa chua và sữa tươi tiệt trùng dưới thương hiệu Nestlé cho tới tháng 4/2008. Sau đó, các sản phẩm này sẽ có thương hiệu chính thức là Ancomilk.
Việc thay đổi chủ sở hữu chắc chắn không làm thay đổi chất lượng các sản phẩm của Nestlé đang được tiêu thụ trên thị trường, không làm thay đổi các hợp đồng thu mua sữa tươi giữa Nestlé Việt Nam và các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn, cũng như không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của hơn 50 lao động trực tiếp của Nhà máy Sữa Ba Vì.
“Sau khi tiến hành bàn giao nhà máy trong tháng 4/2007, chúng tôi sẽ tập trung quảng bá thương hiệu mới Anco thông qua mạng lưới phân phối hiện có của mình. Kế hoạch của Anco là tăng gấp đôi công suất nhà máy chỉ trong vòng vài năm tới. Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là có thể sánh vai với các bậc đàn anh trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống như Vinamilk hay Kinh Đô. Mục tiêu này cũng nằm trong kế hoạch phát triển Anco thành một trong những tập đoàn thực phẩm hàng đầu của Việt Nam, bao gồm nhiều công ty thành viên sản xuất bánh kẹo, sữa, đồ uống...”, bà Mai nói.
Với tổng vốn đăng ký gần 2 triệu USD, Nhà máy Sữa Nestlé Ba Vì bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997 với 2 dòng sản phẩm chính là sữa chua và sữa tươi tiệt trùng.
Ngoài việc mua lại nhà máy sữa, Anco cũng đang xây dựng một nhà máy sản xuất bánh mỳ tươi tại Hà Tây,công suất thiết kế đạt 20.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 24 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 7 năm nay.
Bà Mai cũng cho biết, Anco hiện đang thương thảo để mua lại một nhà máy rượu và nước giải khát, tuy nhiên các thông tin chi tiết liên quan vẫn chưa thể tiết lộ.
Ông Nguyễn Văn Tứ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây cho biết, mặc dù đã nghe nói về việc chuyển giao sở hữu của Nhà máy Sữa Ba Vì, nhưng đến nay, Sở vẫn chưa nhận được văn bản chính thức của Nestlé và Anco.
Ông Tứ nhận xét, nhà máy này là một trong số những dự án có vốn đầu tư nước ngoài “làm ăn nghiêm túc” trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, do chưa chủ động được nguồn sữa tươi làm nguyên liệu nên nhà máy chưa thể phát huy hết công suất thiết kế và chưa đem lại lợi nhuận như nhà đầu tư mong muốn.
Ông Pierre Schaufelberger, Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam từ chối tiết lộ giá trị nhượng lại Nhà máy Sữa Nestlé Ba Vì và khẳng định, việc bán nhà máy là nhằm mục tiêu tập trung phát triển các hoạt động chiến lược của Nestlé tại Việt Nam.
“Chúng tôi cảm thấy hài lòng vì đã tìm được một đối tác thích hợp để chuyển giao nhà máy và hy vọng nhà máy sẽ duy trì hoạt động, đảm bảo công ăn việc làm cho các lao động hiện nay, đồng thời tiếp tục cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm sữa chất lượng cao”, ông Pierre Schaufelberger nói.
Hiện nay, Nestlé Việt Nam đang vận hành một nhà máy tại tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1995 và sản xuất các sản phẩm Nescafé, Milo, Nestea và bột nêm Maggi.