Nokia “kết hôn” với Microsoft, có đẻ ra đại bàng?
Bình luận về việc Nokia bắt tay với Microsoft, Phó chủ tịch Google nhận định “hai con gà tây không thể đẻ ra đại bàng”
Cuối tuần trước, hãng điện thoại Nokia đã đi một bước táo bạo, liên kết cùng với Microsoft, nhằm nỗ lực giành lại thị phần đã mất vào tay iPhone và Android. Tuy nhiên, bình luận về vụ việc, Phó chủ tịch Google nhận định “hai con gà tây không thể đẻ ra đại bàng”.
Vụ kết hôn táo bạo
Theo thỏa thuận, Nokia sẽ sử dụng Windows Phone là hệ điều hành smartphone chính của mình. Điều này có nghĩa, sau HTC, Dell, Samsung..., Nokia sẽ tung ra thị trường các thiết bị chạy nền tảng của Microsoft.
Symbian sẽ trở thành một nền tảng chuyển nhượng cho các nhà sản xuất khác cùng sử dụng, trong khi MeeGo sẽ trở thành hệ điều hành mở. Nokia cho biết, họ vẫn sẽ ra mắt một chiếc smartphone chạy MeeGo vào cuối năm nay.
Nokia Maps sẽ là ứng dụng chính trong dịch vụ bản đồ của Microsoft, tích hợp công cụ tìm kiếm Bing và nền tảng quảng cáo AdCenter vào điện thoại Nokia. Ngoài ra, điện thoại Nokia sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm Bing.
Ở chiều ngược lại, Microsoft sẽ phát triển các công cụ nhằm phát triển ứng dụng trên các mẫu Windows Phone từ Nokia. Bên cạnh đó, kho ứng dụng và nội dung của Nokia sẽ tương thích với Microsoft Marketplace.
Giám đốc điều hành của Microsoft, Steve Ballmer, nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận này đối Microsoft và cho rằng, việc "Nokia và Microsoft hợp tác với nhau có thể đem đến sự đổi mới trong cả lĩnh vực phần mềm, phần cứng và dịch vụ”.
Theo các chuyên gia, không sử dụng phần mềm Symbian là “quyết định dũng cảm” của Nokia. Còn Microsoft “dù là kẻ được lợi trong thỏa thuận này nhưng vẫn không có được những lợi thế giống iPhone và Android của Google”.
Trước đó, một số chuyên gia cũng cho rằng sẽ tốt hơn khi Nokia tìm được nền tảng khác thay thế Android của Google. Android hiện được cung cấp miễn phí cho các nhà sản xuất, và nhanh chóng trở thành thách thức lớn nhất đối với sự thống trị của Nokia.
Trong khi đó, nền tảng Symbian của Nokia đã thể hiện được tính đa dụng, nhưng nó đã không sống được lâu. Hệ thống này bị chỉ trích là chậm chạp và đặc biệt là bất tiện giữa khi tất cả ngày càng tập trung vào màn hình cảm ứng.
Theo một báo cáo từ công ty nghiên cứu Gartner, Nokia vẫn là nhà bán điện thoại thông minh hàng đầu thế giới năm 2010 với 37,6% thị phần. Tuy nhiên, doanh số của tập đoàn này đã giảm xuống đáng kể từ 46,9% của năm 2009.
Trong khi đó, những chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đã có 22,7% thị phần năm 2010, tăng 4% so với năm 2009 (nhưng riêng tại thị trường Mỹ, sự hiện diện của Nokia đã gần như hoàn toàn biến mất).
Các chuyên gia nhận định, với thỏa thuận đạt được cùng một tên tuổi nhất nhì thế giới như Nokia, cơ hội thành công cho hệ điều hành di động của Microsoft có khả năng được cải thiện. Stephen Elop, Tổng giám đốc điều hành của Nokia, cũng từng là quan chức tại Microsoft.
Sự kết hợp của 2 hãng đã tạo một bước tiến quan trọng cho thị phần của Windows Phone 7 đồng thời cũng giảm được một đối thủ quan trọng là Symbian. Không những vậy, với việc hợp tác cùng Nokia, Microsoft lại tiếp tục tìm kiếm thêm được một OEM lớn mạnh nữa trong quá trình chiếm lĩnh thế giới di động.
Đại bàng hay gà tây?
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng, sự hợp tác này sẽ không mang lại lợi ích cho cả Nokia lẫn Microsoft. Phó chủ tịch Google Vic Gundotra đã bình luận: “Hai con gà tây kết hôn với nhau không thể đẻ ra đại bàng”.
Sự hợp tác của Microsoft và Nokia thực chất “xuất phát từ nỗi lo sợ của cả hai bên về sự cạnh tranh của Apple và Google, nhưng lại không có một lợi thế nổi bật nào”, nhà phân tích Geoff Blaber thuộc công ty CCS Insight nhận định.
Thêm vào đó, theo trang SlashGear, dẫu Microsoft là người khổng lồ trên thị trường phần mềm máy tính nhưng với “mảnh đất” smartphone, thì tập đoàn này vẫn còn rất “lận đận” trong cuộc chinh phục kéo dài nhiều năm nay.
Còn Nokia, những năm gần đây, tập đoàn này liên tục đánh mất thị phần điện thoại thông minh vào tay Apple và các hãng đối tác sản xuất điện thoại Android, còn Windows Phone 7 lại là hệ điều hành quá mới mẻ với những thiết bị có giá quá tầm so với nhiều người.
Dữ liệu của Gartner cho thấy, giống như Nokia, thị phần toàn cầu của Microsoft trong phân khúc điện thoại thông minh đã giảm hơn một nửa. Vài tháng đã qua, nhưng Windows Phone 7 chỉ tiến chậm.
Các nhà sản xuất như Samsung và HTC bước đầu cam kết hỗ trợ Windows Phone 7, nhưng hiện hầu hết đều đặt tiền vào sự thành công của Android. Nói một cách thẳng thắn, Windows Phone 7 chưa tạo được sự hứng thú với giới công nghệ.
Các nhà phát triển góp một phần không nhỏ trong sự thành công của Windows Phone 7. Nếu quan tâm, họ sẽ dồn lực và lựa chọn để hỗ trợ và phát triển các ứng dụng. Hiện, iPhone OS và Android đã có một đội ngũ đông đảo các nhà phát triển cùng chung vai sát cánh.
Thêm vào đó, theo ICTNews, Windows Phone 7 có thể là hệ điều hành tốt hơn hẳn so với Symbian, nhưng vấn đề của Nokia lại không nằm ở hệ điều hành, nên đó không phải là liều thuốc có thể chữa được căn bệnh trầm kha của hãng di động Phần Lan.
Nokia đang bị Apple và Google đánh tơi bời. Với Apple, đó là chính sách “đóng cửa” hay “tích hợp khép kín” tất cả phần cứng và phần mềm của họ và được hỗ trợ bởi những thiết kế sản phẩm tuyệt vời nhất thế giới.
Còn tại Google, nền tảng Android của họ lại hấp dẫn người dùng và các hãng di động khác bằng sự linh hoạt đến mức tối đa và nền tảng mở cả về phần mềm lẫn phần cứng. Cả 2 chiến lược này đều đã thu hút hàng triệu người dùng với hàng trăm ngàn ứng dụng.
Về sản phẩm, Nokia cũng có một số mẫu điện thoại rất đẹp, nhưng những sản phẩm này đang bị lu mờ bởi cả một “rừng” những chiếc di động xấu xí, nhìn na ná như những chiếc máy không tên tuổi của Trung Quốc và được phân biệt với nhau bằng những chữ số vô hồn.
Có thể nói, Nokia đang thất bại một cách toàn diện, từ thiết kế sản phẩm, thương hiệu và sự đơn giản. Và điều quan trọng là Windows Phone 7 không có khả năng cứu bất kỳ sự thất bại nào trong số đó.
Hãy thử ghé thăm website của Nokia để thấy sự phức tạp đang giết họ như thế nào. Các chuyên gia về web nói, trang chủ của Nokia khiến người ta nghĩ ngay đến website của một tổ chức chính phủ.
Thay vì đưa người dùng đến thẳng chỗ họ cần thì việc đầu tiên là Nokia bắt họ phải chọn vùng, bước thứ 2 là chọn quốc gia và phải qua vài bước nữa họ mới đến được “rừng” di động của Nokia với những tấm ảnh minh họa (thumbnail) bé xíu. Đến đây, khách hàng lại đụng đầu với một mê hồn trận khác.
Họ bối rối khi không biết chọn sản phẩm nào, E72, E75, N8 hay 3710, 7020 hay 2730? Tất cả chỉ là những con số và chính những con số này chẳng nói lên điều gì. Số lớn không có nghĩa là sản phẩm tốt hơn.
Khi họ vừa quyết định chọn chiếc C6, ngay lập tức họ lại thấy C7 cũng tốt nhưng bên cạnh C7, chiếc C4 cũng hấp dẫn không kém… Đó là tất cả những trải nghiệm mà Nokia mang lại: rối rắm, mờ nhạt, mơ hồ, không bản sắc và gây khó chịu.
“Hãy bước chân ra thị trường mới chỉ 2 mẫu sản phẩm”, một số nhà nghiên cứu thị trường nói. Một là chiếc di động cấp thấp, giá rẻ, pin phải cực lâu, sóng cực khỏe, chất lượng âm thanh của cuộc gọi cao.
Mẫu thứ 2 là một chiếc smartphone cao cấp sử dụng Windows Phone 7 với thiết kế đẹp hơn iPhone, chất lượng cuộc gọi cao hơn, ăng-ten tốt hơn, camera cao cấp hơn, màn hình đẹp hơn… hay nói tóm gọn là mọi thứ đều phải tốt hơn iPhone.
Thêm vào đó, Nokia hãy mạnh dạn khai tử Symbian và MeeGo, khai tử kiểu đặt tên sản phẩm bằng số và áp dụng lại mô hình thành công của Apple. Nhưng có lẽ các lãnh đạo của Nokia sẽ cười vào chiến lược này. Và đó là cách họ lại tiếp tục thất bại.
Còn theo SlashGear, Nokia cần phải huy động sức mạnh của mình trên thị trường nhằm đưa Windows Phone 7 đứng vào danh sách ưu tiên của các nhà phát triển.
Nếu Nokia sản xuất và xuất xưởng khắp toàn cầu một số lượng lớn điện thoại Windows Phone 7 thì sức hút của nền tảng này cũng sẽ được cải thiện. Và, nếu Nokia có thể mời gọi các nhà phát triển thì Windows Phone 7 sẽ là mỏ vàng.
Vụ kết hôn táo bạo
Theo thỏa thuận, Nokia sẽ sử dụng Windows Phone là hệ điều hành smartphone chính của mình. Điều này có nghĩa, sau HTC, Dell, Samsung..., Nokia sẽ tung ra thị trường các thiết bị chạy nền tảng của Microsoft.
Symbian sẽ trở thành một nền tảng chuyển nhượng cho các nhà sản xuất khác cùng sử dụng, trong khi MeeGo sẽ trở thành hệ điều hành mở. Nokia cho biết, họ vẫn sẽ ra mắt một chiếc smartphone chạy MeeGo vào cuối năm nay.
Nokia Maps sẽ là ứng dụng chính trong dịch vụ bản đồ của Microsoft, tích hợp công cụ tìm kiếm Bing và nền tảng quảng cáo AdCenter vào điện thoại Nokia. Ngoài ra, điện thoại Nokia sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm Bing.
Ở chiều ngược lại, Microsoft sẽ phát triển các công cụ nhằm phát triển ứng dụng trên các mẫu Windows Phone từ Nokia. Bên cạnh đó, kho ứng dụng và nội dung của Nokia sẽ tương thích với Microsoft Marketplace.
Giám đốc điều hành của Microsoft, Steve Ballmer, nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận này đối Microsoft và cho rằng, việc "Nokia và Microsoft hợp tác với nhau có thể đem đến sự đổi mới trong cả lĩnh vực phần mềm, phần cứng và dịch vụ”.
Theo các chuyên gia, không sử dụng phần mềm Symbian là “quyết định dũng cảm” của Nokia. Còn Microsoft “dù là kẻ được lợi trong thỏa thuận này nhưng vẫn không có được những lợi thế giống iPhone và Android của Google”.
Trước đó, một số chuyên gia cũng cho rằng sẽ tốt hơn khi Nokia tìm được nền tảng khác thay thế Android của Google. Android hiện được cung cấp miễn phí cho các nhà sản xuất, và nhanh chóng trở thành thách thức lớn nhất đối với sự thống trị của Nokia.
Trong khi đó, nền tảng Symbian của Nokia đã thể hiện được tính đa dụng, nhưng nó đã không sống được lâu. Hệ thống này bị chỉ trích là chậm chạp và đặc biệt là bất tiện giữa khi tất cả ngày càng tập trung vào màn hình cảm ứng.
Theo một báo cáo từ công ty nghiên cứu Gartner, Nokia vẫn là nhà bán điện thoại thông minh hàng đầu thế giới năm 2010 với 37,6% thị phần. Tuy nhiên, doanh số của tập đoàn này đã giảm xuống đáng kể từ 46,9% của năm 2009.
Trong khi đó, những chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đã có 22,7% thị phần năm 2010, tăng 4% so với năm 2009 (nhưng riêng tại thị trường Mỹ, sự hiện diện của Nokia đã gần như hoàn toàn biến mất).
Các chuyên gia nhận định, với thỏa thuận đạt được cùng một tên tuổi nhất nhì thế giới như Nokia, cơ hội thành công cho hệ điều hành di động của Microsoft có khả năng được cải thiện. Stephen Elop, Tổng giám đốc điều hành của Nokia, cũng từng là quan chức tại Microsoft.
Sự kết hợp của 2 hãng đã tạo một bước tiến quan trọng cho thị phần của Windows Phone 7 đồng thời cũng giảm được một đối thủ quan trọng là Symbian. Không những vậy, với việc hợp tác cùng Nokia, Microsoft lại tiếp tục tìm kiếm thêm được một OEM lớn mạnh nữa trong quá trình chiếm lĩnh thế giới di động.
Đại bàng hay gà tây?
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng, sự hợp tác này sẽ không mang lại lợi ích cho cả Nokia lẫn Microsoft. Phó chủ tịch Google Vic Gundotra đã bình luận: “Hai con gà tây kết hôn với nhau không thể đẻ ra đại bàng”.
Sự hợp tác của Microsoft và Nokia thực chất “xuất phát từ nỗi lo sợ của cả hai bên về sự cạnh tranh của Apple và Google, nhưng lại không có một lợi thế nổi bật nào”, nhà phân tích Geoff Blaber thuộc công ty CCS Insight nhận định.
Thêm vào đó, theo trang SlashGear, dẫu Microsoft là người khổng lồ trên thị trường phần mềm máy tính nhưng với “mảnh đất” smartphone, thì tập đoàn này vẫn còn rất “lận đận” trong cuộc chinh phục kéo dài nhiều năm nay.
Còn Nokia, những năm gần đây, tập đoàn này liên tục đánh mất thị phần điện thoại thông minh vào tay Apple và các hãng đối tác sản xuất điện thoại Android, còn Windows Phone 7 lại là hệ điều hành quá mới mẻ với những thiết bị có giá quá tầm so với nhiều người.
Dữ liệu của Gartner cho thấy, giống như Nokia, thị phần toàn cầu của Microsoft trong phân khúc điện thoại thông minh đã giảm hơn một nửa. Vài tháng đã qua, nhưng Windows Phone 7 chỉ tiến chậm.
Các nhà sản xuất như Samsung và HTC bước đầu cam kết hỗ trợ Windows Phone 7, nhưng hiện hầu hết đều đặt tiền vào sự thành công của Android. Nói một cách thẳng thắn, Windows Phone 7 chưa tạo được sự hứng thú với giới công nghệ.
Các nhà phát triển góp một phần không nhỏ trong sự thành công của Windows Phone 7. Nếu quan tâm, họ sẽ dồn lực và lựa chọn để hỗ trợ và phát triển các ứng dụng. Hiện, iPhone OS và Android đã có một đội ngũ đông đảo các nhà phát triển cùng chung vai sát cánh.
Thêm vào đó, theo ICTNews, Windows Phone 7 có thể là hệ điều hành tốt hơn hẳn so với Symbian, nhưng vấn đề của Nokia lại không nằm ở hệ điều hành, nên đó không phải là liều thuốc có thể chữa được căn bệnh trầm kha của hãng di động Phần Lan.
Nokia đang bị Apple và Google đánh tơi bời. Với Apple, đó là chính sách “đóng cửa” hay “tích hợp khép kín” tất cả phần cứng và phần mềm của họ và được hỗ trợ bởi những thiết kế sản phẩm tuyệt vời nhất thế giới.
Còn tại Google, nền tảng Android của họ lại hấp dẫn người dùng và các hãng di động khác bằng sự linh hoạt đến mức tối đa và nền tảng mở cả về phần mềm lẫn phần cứng. Cả 2 chiến lược này đều đã thu hút hàng triệu người dùng với hàng trăm ngàn ứng dụng.
Về sản phẩm, Nokia cũng có một số mẫu điện thoại rất đẹp, nhưng những sản phẩm này đang bị lu mờ bởi cả một “rừng” những chiếc di động xấu xí, nhìn na ná như những chiếc máy không tên tuổi của Trung Quốc và được phân biệt với nhau bằng những chữ số vô hồn.
Có thể nói, Nokia đang thất bại một cách toàn diện, từ thiết kế sản phẩm, thương hiệu và sự đơn giản. Và điều quan trọng là Windows Phone 7 không có khả năng cứu bất kỳ sự thất bại nào trong số đó.
Hãy thử ghé thăm website của Nokia để thấy sự phức tạp đang giết họ như thế nào. Các chuyên gia về web nói, trang chủ của Nokia khiến người ta nghĩ ngay đến website của một tổ chức chính phủ.
Thay vì đưa người dùng đến thẳng chỗ họ cần thì việc đầu tiên là Nokia bắt họ phải chọn vùng, bước thứ 2 là chọn quốc gia và phải qua vài bước nữa họ mới đến được “rừng” di động của Nokia với những tấm ảnh minh họa (thumbnail) bé xíu. Đến đây, khách hàng lại đụng đầu với một mê hồn trận khác.
Họ bối rối khi không biết chọn sản phẩm nào, E72, E75, N8 hay 3710, 7020 hay 2730? Tất cả chỉ là những con số và chính những con số này chẳng nói lên điều gì. Số lớn không có nghĩa là sản phẩm tốt hơn.
Khi họ vừa quyết định chọn chiếc C6, ngay lập tức họ lại thấy C7 cũng tốt nhưng bên cạnh C7, chiếc C4 cũng hấp dẫn không kém… Đó là tất cả những trải nghiệm mà Nokia mang lại: rối rắm, mờ nhạt, mơ hồ, không bản sắc và gây khó chịu.
“Hãy bước chân ra thị trường mới chỉ 2 mẫu sản phẩm”, một số nhà nghiên cứu thị trường nói. Một là chiếc di động cấp thấp, giá rẻ, pin phải cực lâu, sóng cực khỏe, chất lượng âm thanh của cuộc gọi cao.
Mẫu thứ 2 là một chiếc smartphone cao cấp sử dụng Windows Phone 7 với thiết kế đẹp hơn iPhone, chất lượng cuộc gọi cao hơn, ăng-ten tốt hơn, camera cao cấp hơn, màn hình đẹp hơn… hay nói tóm gọn là mọi thứ đều phải tốt hơn iPhone.
Thêm vào đó, Nokia hãy mạnh dạn khai tử Symbian và MeeGo, khai tử kiểu đặt tên sản phẩm bằng số và áp dụng lại mô hình thành công của Apple. Nhưng có lẽ các lãnh đạo của Nokia sẽ cười vào chiến lược này. Và đó là cách họ lại tiếp tục thất bại.
Còn theo SlashGear, Nokia cần phải huy động sức mạnh của mình trên thị trường nhằm đưa Windows Phone 7 đứng vào danh sách ưu tiên của các nhà phát triển.
Nếu Nokia sản xuất và xuất xưởng khắp toàn cầu một số lượng lớn điện thoại Windows Phone 7 thì sức hút của nền tảng này cũng sẽ được cải thiện. Và, nếu Nokia có thể mời gọi các nhà phát triển thì Windows Phone 7 sẽ là mỏ vàng.