Nóng bỏng quản lý vốn ngoại vào chứng khoán
Nhiều chuyên gia cho rằng phải quản lý nhưng cần khéo léo để giảm xu hướng đầu tư ngắn hạn, thu hút nhiều luồng vốn dài hạn
Hôm nay (26/2), diễn ra phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên của năm Đinh Hợi trong bối cảnh câu chuyện về các biện pháp quản lý vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán vẫn còn nóng hổi.
Theo nhiều chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn dưới dạng ngoại tệ vào để đầu tư và phải bán lấy VND để mua chứng khoán. Kết thúc qui trình kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài phải mua lại ngoại tệ để chuyển vốn và lãi (nếu có) về nước.
Trong trường hợp có quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo kiểu ngắn hạn, cùng lúc bán chứng khoán thu hồi vốn và mua ngoại tệ để chuyển về nước làm nhu cầu về ngoại tệ tăng đột biến, gây áp lực lớn lên tỉ giá. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đồng tiền của một số nước châu Á đã bị mất giá do áp lực rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, một số nước đã có những biện pháp quản lý để hạn chế luồng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán mang tính ngắn hạn, khuyến khích các dòng vốn đầu tư dài hạn.
Cũng theo các chuyên gia này, nên tập trung cho những biện pháp mang tính kinh tế. Có thể là đánh thuế cao đối với những khoản đầu tư ngắn hạn và miễn thuế đối với những nhà đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó cũng cần thúc đẩy để đồng tiền Việt Nam được tự do chuyển đổi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài rút vốn. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã cho áp dụng nhiều nghiệp vụ về ngoại hối để những nhà đầu tư có thể dễ dàng mua được ngoại tệ, kể cả mua theo giá thỏa thuận.
Nhiều chuyên gia cho rằng phải quản lý nhưng cần khéo léo để giảm xu hướng đầu tư ngắn hạn, thu hút nhiều luồng vốn dài hạn. Dưới đây là một số ý kiến.
Cái giá của kiểm soát vốn là không bao giờ rẻ
(PGS. TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế Tp.HCM)
“Cần phải trả lời một số câu hỏi trước khi có các quyết định về việc kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Thứ nhất là đã đến lúc phải áp đặt kiểm soát vốn? Thứ hai, “kê toa” như thế nào để đạt được mục tiêu mà không ảnh hưởng đến thị trường. Thứ ba, tác động của các biện pháp này đến mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế.
Hiện vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khoảng 4 tỉ USD, rất thấp so với hàng trăm tỉ USD của các nước trong khu vực.
Cần nhắc lại thị trường chứng khoán Thái Lan cuối năm 2006 đã từng mất tới 23 tỉ USD sau khi chính phủ nước này áp đặt kiểm soát vốn ngoại vào thị trường chứng khoán cho thấy cái giá của kiểm soát vốn là không bao giờ rẻ”.
Phải kiểm soát bằng biện pháp kinh tế
(Ông Dominic Scriven - Giám đốc Quĩ Dragon Capital)
“Không một quốc gia nào ở châu Á phát triển thị trường vốn mà không có biện pháp để kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu Việt Nam không đưa ra biện pháp kiểm soát sẽ là một ngoại lệ trong khu vực. Ngay những quốc gia có thị trường vốn phát triển cũng có biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài.
Theo nhận định của cá nhân tôi, tỉ lệ vốn đầu tư ngắn hạn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay cao hơn tỉ lệ vốn đầu tư trung và dài hạn. Không nên khuyến khích xu hướng này vì cái mà Việt Nam cần là những đồng vốn trung và dài hạn.
Việt Nam cần có những biện pháp quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong tầm nhìn tổng thể và dài hạn của nền kinh tế. Các biện pháp kiểm soát, nếu có, cần phải nghiên cứu kỹ dựa trên những nguyên tắc kinh tế chứ không dựa vào những công cụ hành chính. Có nhiều biện pháp kiểm soát, chẳng hạn như giữ vốn lại một thời gian, đăng ký qua trung gian, đánh một khoản lệ phí trên vốn ngắn hạn...
Điều quan trọng là phải có sự trao đổi trước, đối thoại với thị trường, tránh đưa ra những chính sách mà chưa có sự đối thoại sẽ khiến nhà đầu tư bị sốc, tác động không hay đến thị trường”.
Nhiều quĩ đầu tư đầu tư dài hạn
(Ông Võ Văn Tài - Tổng giám đốc Công ty Quản lý quĩ Thành Việt)
“Theo tôi, các quĩ đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư dài hạn, tỉ lệ đầu tư ngắn hạn là rất thấp. Bằng chứng là các quĩ đều tham gia trong hội đồng quản trị của các công ty niêm yết.
Tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đã và đang thành công trước mắt, do đó họ cũng không vội gì rút vốn để mất đi cơ hội mở rộng làm ăn”.
Không nên lặp lại
(Ông Võ Hữu Tuấn - Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt, chi nhánh Tp.HCM)
“Trước đây, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như không thu hút được vốn nước ngoài do đã áp dụng biện pháp quản lý vốn, trong đó qui định phải sau một năm nhà đầu tư nước ngoài mới được rút vốn. Kể từ khi qui định này được bãi bỏ, đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài là khách hàng của chúng tôi đều có chiến lược đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, do thị trường quá “nóng” trong thời gian qua, họ mới chuyển một phần sang đầu tư ngắn hạn để tái cấu trúc và giảm thiểu rủi ro.
Cho đến nay, việc tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài chỉ mới là những bước thăm dò, nếu chính sách có điều gì đó bất lợi, họ sẽ không tiếp tục tham gia thị trường Việt Nam”.
Theo nhiều chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn dưới dạng ngoại tệ vào để đầu tư và phải bán lấy VND để mua chứng khoán. Kết thúc qui trình kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài phải mua lại ngoại tệ để chuyển vốn và lãi (nếu có) về nước.
Trong trường hợp có quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo kiểu ngắn hạn, cùng lúc bán chứng khoán thu hồi vốn và mua ngoại tệ để chuyển về nước làm nhu cầu về ngoại tệ tăng đột biến, gây áp lực lớn lên tỉ giá. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đồng tiền của một số nước châu Á đã bị mất giá do áp lực rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, một số nước đã có những biện pháp quản lý để hạn chế luồng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán mang tính ngắn hạn, khuyến khích các dòng vốn đầu tư dài hạn.
Cũng theo các chuyên gia này, nên tập trung cho những biện pháp mang tính kinh tế. Có thể là đánh thuế cao đối với những khoản đầu tư ngắn hạn và miễn thuế đối với những nhà đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó cũng cần thúc đẩy để đồng tiền Việt Nam được tự do chuyển đổi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài rút vốn. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã cho áp dụng nhiều nghiệp vụ về ngoại hối để những nhà đầu tư có thể dễ dàng mua được ngoại tệ, kể cả mua theo giá thỏa thuận.
Nhiều chuyên gia cho rằng phải quản lý nhưng cần khéo léo để giảm xu hướng đầu tư ngắn hạn, thu hút nhiều luồng vốn dài hạn. Dưới đây là một số ý kiến.
Cái giá của kiểm soát vốn là không bao giờ rẻ
(PGS. TS Trần Ngọc Thơ, Đại học Kinh tế Tp.HCM)
“Cần phải trả lời một số câu hỏi trước khi có các quyết định về việc kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Thứ nhất là đã đến lúc phải áp đặt kiểm soát vốn? Thứ hai, “kê toa” như thế nào để đạt được mục tiêu mà không ảnh hưởng đến thị trường. Thứ ba, tác động của các biện pháp này đến mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế.
Hiện vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khoảng 4 tỉ USD, rất thấp so với hàng trăm tỉ USD của các nước trong khu vực.
Cần nhắc lại thị trường chứng khoán Thái Lan cuối năm 2006 đã từng mất tới 23 tỉ USD sau khi chính phủ nước này áp đặt kiểm soát vốn ngoại vào thị trường chứng khoán cho thấy cái giá của kiểm soát vốn là không bao giờ rẻ”.
Phải kiểm soát bằng biện pháp kinh tế
(Ông Dominic Scriven - Giám đốc Quĩ Dragon Capital)
“Không một quốc gia nào ở châu Á phát triển thị trường vốn mà không có biện pháp để kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu Việt Nam không đưa ra biện pháp kiểm soát sẽ là một ngoại lệ trong khu vực. Ngay những quốc gia có thị trường vốn phát triển cũng có biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài.
Theo nhận định của cá nhân tôi, tỉ lệ vốn đầu tư ngắn hạn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay cao hơn tỉ lệ vốn đầu tư trung và dài hạn. Không nên khuyến khích xu hướng này vì cái mà Việt Nam cần là những đồng vốn trung và dài hạn.
Việt Nam cần có những biện pháp quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong tầm nhìn tổng thể và dài hạn của nền kinh tế. Các biện pháp kiểm soát, nếu có, cần phải nghiên cứu kỹ dựa trên những nguyên tắc kinh tế chứ không dựa vào những công cụ hành chính. Có nhiều biện pháp kiểm soát, chẳng hạn như giữ vốn lại một thời gian, đăng ký qua trung gian, đánh một khoản lệ phí trên vốn ngắn hạn...
Điều quan trọng là phải có sự trao đổi trước, đối thoại với thị trường, tránh đưa ra những chính sách mà chưa có sự đối thoại sẽ khiến nhà đầu tư bị sốc, tác động không hay đến thị trường”.
Nhiều quĩ đầu tư đầu tư dài hạn
(Ông Võ Văn Tài - Tổng giám đốc Công ty Quản lý quĩ Thành Việt)
“Theo tôi, các quĩ đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư dài hạn, tỉ lệ đầu tư ngắn hạn là rất thấp. Bằng chứng là các quĩ đều tham gia trong hội đồng quản trị của các công ty niêm yết.
Tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đã và đang thành công trước mắt, do đó họ cũng không vội gì rút vốn để mất đi cơ hội mở rộng làm ăn”.
Không nên lặp lại
(Ông Võ Hữu Tuấn - Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt, chi nhánh Tp.HCM)
“Trước đây, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như không thu hút được vốn nước ngoài do đã áp dụng biện pháp quản lý vốn, trong đó qui định phải sau một năm nhà đầu tư nước ngoài mới được rút vốn. Kể từ khi qui định này được bãi bỏ, đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.
Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài là khách hàng của chúng tôi đều có chiến lược đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, do thị trường quá “nóng” trong thời gian qua, họ mới chuyển một phần sang đầu tư ngắn hạn để tái cấu trúc và giảm thiểu rủi ro.
Cho đến nay, việc tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài chỉ mới là những bước thăm dò, nếu chính sách có điều gì đó bất lợi, họ sẽ không tiếp tục tham gia thị trường Việt Nam”.