Nông dân không dễ tìm vốn kích cầu
Đại bộ phận nông dân cần vay vốn đang lúng túng chưa tiếp cận được nguồn vốn kích cầu, có nguy cơ phải đứng ngoài cuộc
Đại bộ phận nông dân cần vay vốn đang lúng túng chưa tiếp cận được nguồn vốn kích cầu, có nguy cơ phải đứng ngoài cuộc.
Muôn vàn trở ngại
Nông dân khắp mọi miền đất nước hiện còn thiếu nhiều loại máy móc để phục vụ sản xuất. Vì vậy, Chính phủ có chủ trương cho vay vốn mua máy bằng móc, vật tư nông nghiệp, được hỗ trợ lãi suất là cơ hội thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp.
Chương trình hỗ trợ lãi suất mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đã qua hai tháng thực hiện. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân đang gây cản trở chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đến với nông dân.
Địa bàn nông thôn rộng lớn, số lượng khách hàng đông, quy mô món vay nhỏ, đối tượng đầu tư vốn đa dạng, nhưng số lượng và mật độ phân bố các phòng giao dịch cho vay hỗ trợ lãi suất quá ít. Ở nông thôn chủ yếu có 3 loại tổ chức tín dụng hoạt động, trong đó hầu như xã nào cũng có quỹ tín dụng nhân dân, nhưng không được giao thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất.
Ngân hàng Chính sách Xã hội chỉ có phòng giao dịch ở các huyện, còn tại xã chỉ có điểm giao dịch, hoạt động mỗi tháng 1-2 lần. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là ngân hàng chính được giao nhiệm vụ cho vay vốn hỗ trợ lãi suất, bình quân 3-4 xã mới có một điểm giao dịch.
Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng luôn làm việc trong tình trạng quá tải. Quy định cho vay vốn hỗ trợ lãi suất rất chặt chẽ về đối tượng đầu tư, đối tượng sử dụng, nếu cho vay không đúng, khách hàng sử dụng vốn sai thì trước tiên cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm.
Phần lớn nông dân vẫn chưa nắm được thủ tục, cách thức làm hồ sơ vay vốn theo đúng yêu cầu của ngân hàng. Nông dân ở miền Bắc do đất canh tác bình quân đầu người thấp, nên chỉ một số ít người quan tâm đến việc vay vốn mua máy nông nghiệp.
Các hộ nông dân chủ yếu cần vốn hỗ trợ lãi suất để mua cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, những loại hàng hóa này ít có hóa đơn, chứng từ nên muốn vay vốn cũng rất khó.
Khi hỏi về việc vay vốn mua vật liệu xây dựng nhà ở, thì tất thảy đều trả lời rằng: vay vốn mua vật tư sản xuất nông nghiệp còn chẳng được, thì làm sao dám nghĩ đến vay vốn mua vật liệu xây dựng.
Nhu cầu vay vốn kích cầu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mới thực là bức thiết, nhưng số lượng nông dân được vay vốn kích cầu đến thời điểm này rất hãn hữu. Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, hiện có trên 80% nông dân trong tỉnh này chưa biết cách làm thủ tục vay vốn. Hơn thế người dân còn chưa đủ khả năng làm dự án, phương án thanh toán nợ để đi vay. Nếu không được hướng dẫn cụ thể thì họ đành bó tay.
Theo Agribank tỉnh Kiên Giang, sau 2 tháng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, đến nay toàn tỉnh cũng chỉ mới có hơn 20 hộ nông dân làm thủ tục vay. Còn tại Đồng Tháp, chưa có hộ nông dân nào đến ngân hàng vay vốn theo chương trình hỗ trợ lãi suất.
Rất nhiều hộ không thể tiếp cận được nguồn vốn vay kích cầu do còn đang nợ tại ngân hàng từ trước khi có chính sách hỗ trợ lãi suất vẫn chưa có khả năng trả. Hoặc mới vay hỗ trợ lãi suất trong 8 tháng, nên nhiều nông dân không thể tiếp tục vay để được hỗ trợ lãi suất 24 tháng.
Ông Phạm Văn Hiệp ở Phú Yên vì đã lỡ vay 20 triệu đồng vốn từ Agribank để đầu tư mua máy tuốt lúa. Ông cho biết hiện ngân hàng vẫn đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông, nên muốn vay thêm vốn đầu tư sản xuất cũng không được. Vừa rồi, ông Hiệp hỏi ngân hàng xem có vay được vốn kích cầu 24 tháng không, thì được giải thích là phải trả xong nợ cũ mới được vay mới.
Tìm đâu ra hàng nội?
Theo Quyết định 497 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đơn giản nhưng không dễ đáp ứng, đó là phải mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước. Hầu hết sản phẩm nằm trong danh mục được hỗ trợ lãi suất thì có loại không có trên thị trường, có loại không đáp ứng nhu cầu sử dụng của nông dân.
Một vài địa phương, vì nóng lòng muốn giúp nông dân vay hỗ trợ lãi suất, đã liên hệ với một số doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, chào hàng cho nông dân.
Ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Công ty máy kéo và máy nông nghiệp thừa nhận, doanh nghiệp trong nước đáp ứng được 100% về động cơ nhỏ, còn động cơ trên 50 mã lực hoàn toàn phải nhập khẩu.
Ông Vũ Văn Hậu, ở Thạch Thất, Hà Nội than phiền: “Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất là phải mua hàng nội địa, quy định này thật sự gây khó cho nông dân. Tôi dự định vay 100 triệu đồng để mua chiếc máy cày loại trung, nhưng làm gì có hàng trong nước”.
Ông Trần Bá Thanh ở huyện Giao Thuỷ, Nam Định đang có nhu cầu vay vốn để mua máy bơm nước, tạo ôxy nuôi tôm nhưng trên thị trường máy do Trung Quốc sản xuất nên khả năng vay vốn hỗ trợ lãi suất là rất khó.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ trương kích cầu tiêu dùng nông thôn của Chính phủ đưa ra trong giai đoạn này là giải pháp để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, để chủ trương này thật sự đi vào cuộc sống cần phải có chiến lược cụ thể đi kèm nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc ở khu vực nông thôn, giúp nông dân sớm tiếp cận được nguồn vốn kích cầu, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp.
Muôn vàn trở ngại
Nông dân khắp mọi miền đất nước hiện còn thiếu nhiều loại máy móc để phục vụ sản xuất. Vì vậy, Chính phủ có chủ trương cho vay vốn mua máy bằng móc, vật tư nông nghiệp, được hỗ trợ lãi suất là cơ hội thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp.
Chương trình hỗ trợ lãi suất mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đã qua hai tháng thực hiện. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân đang gây cản trở chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đến với nông dân.
Địa bàn nông thôn rộng lớn, số lượng khách hàng đông, quy mô món vay nhỏ, đối tượng đầu tư vốn đa dạng, nhưng số lượng và mật độ phân bố các phòng giao dịch cho vay hỗ trợ lãi suất quá ít. Ở nông thôn chủ yếu có 3 loại tổ chức tín dụng hoạt động, trong đó hầu như xã nào cũng có quỹ tín dụng nhân dân, nhưng không được giao thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất.
Ngân hàng Chính sách Xã hội chỉ có phòng giao dịch ở các huyện, còn tại xã chỉ có điểm giao dịch, hoạt động mỗi tháng 1-2 lần. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là ngân hàng chính được giao nhiệm vụ cho vay vốn hỗ trợ lãi suất, bình quân 3-4 xã mới có một điểm giao dịch.
Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng luôn làm việc trong tình trạng quá tải. Quy định cho vay vốn hỗ trợ lãi suất rất chặt chẽ về đối tượng đầu tư, đối tượng sử dụng, nếu cho vay không đúng, khách hàng sử dụng vốn sai thì trước tiên cán bộ tín dụng phải chịu trách nhiệm.
Phần lớn nông dân vẫn chưa nắm được thủ tục, cách thức làm hồ sơ vay vốn theo đúng yêu cầu của ngân hàng. Nông dân ở miền Bắc do đất canh tác bình quân đầu người thấp, nên chỉ một số ít người quan tâm đến việc vay vốn mua máy nông nghiệp.
Các hộ nông dân chủ yếu cần vốn hỗ trợ lãi suất để mua cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, những loại hàng hóa này ít có hóa đơn, chứng từ nên muốn vay vốn cũng rất khó.
Khi hỏi về việc vay vốn mua vật liệu xây dựng nhà ở, thì tất thảy đều trả lời rằng: vay vốn mua vật tư sản xuất nông nghiệp còn chẳng được, thì làm sao dám nghĩ đến vay vốn mua vật liệu xây dựng.
Nhu cầu vay vốn kích cầu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mới thực là bức thiết, nhưng số lượng nông dân được vay vốn kích cầu đến thời điểm này rất hãn hữu. Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, hiện có trên 80% nông dân trong tỉnh này chưa biết cách làm thủ tục vay vốn. Hơn thế người dân còn chưa đủ khả năng làm dự án, phương án thanh toán nợ để đi vay. Nếu không được hướng dẫn cụ thể thì họ đành bó tay.
Theo Agribank tỉnh Kiên Giang, sau 2 tháng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, đến nay toàn tỉnh cũng chỉ mới có hơn 20 hộ nông dân làm thủ tục vay. Còn tại Đồng Tháp, chưa có hộ nông dân nào đến ngân hàng vay vốn theo chương trình hỗ trợ lãi suất.
Rất nhiều hộ không thể tiếp cận được nguồn vốn vay kích cầu do còn đang nợ tại ngân hàng từ trước khi có chính sách hỗ trợ lãi suất vẫn chưa có khả năng trả. Hoặc mới vay hỗ trợ lãi suất trong 8 tháng, nên nhiều nông dân không thể tiếp tục vay để được hỗ trợ lãi suất 24 tháng.
Ông Phạm Văn Hiệp ở Phú Yên vì đã lỡ vay 20 triệu đồng vốn từ Agribank để đầu tư mua máy tuốt lúa. Ông cho biết hiện ngân hàng vẫn đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông, nên muốn vay thêm vốn đầu tư sản xuất cũng không được. Vừa rồi, ông Hiệp hỏi ngân hàng xem có vay được vốn kích cầu 24 tháng không, thì được giải thích là phải trả xong nợ cũ mới được vay mới.
Tìm đâu ra hàng nội?
Theo Quyết định 497 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đơn giản nhưng không dễ đáp ứng, đó là phải mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước. Hầu hết sản phẩm nằm trong danh mục được hỗ trợ lãi suất thì có loại không có trên thị trường, có loại không đáp ứng nhu cầu sử dụng của nông dân.
Một vài địa phương, vì nóng lòng muốn giúp nông dân vay hỗ trợ lãi suất, đã liên hệ với một số doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, chào hàng cho nông dân.
Ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Công ty máy kéo và máy nông nghiệp thừa nhận, doanh nghiệp trong nước đáp ứng được 100% về động cơ nhỏ, còn động cơ trên 50 mã lực hoàn toàn phải nhập khẩu.
Ông Vũ Văn Hậu, ở Thạch Thất, Hà Nội than phiền: “Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất là phải mua hàng nội địa, quy định này thật sự gây khó cho nông dân. Tôi dự định vay 100 triệu đồng để mua chiếc máy cày loại trung, nhưng làm gì có hàng trong nước”.
Ông Trần Bá Thanh ở huyện Giao Thuỷ, Nam Định đang có nhu cầu vay vốn để mua máy bơm nước, tạo ôxy nuôi tôm nhưng trên thị trường máy do Trung Quốc sản xuất nên khả năng vay vốn hỗ trợ lãi suất là rất khó.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ trương kích cầu tiêu dùng nông thôn của Chính phủ đưa ra trong giai đoạn này là giải pháp để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, để chủ trương này thật sự đi vào cuộc sống cần phải có chiến lược cụ thể đi kèm nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc ở khu vực nông thôn, giúp nông dân sớm tiếp cận được nguồn vốn kích cầu, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp.