Nông sản Việt Nam thua vì… bao bì!
Hàng nông sản qua chế biến của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nông sản của Thái Lan tại các siêu thị ở nước ngoài
Là một công ty quốc tế chuyên về mặt hàng lương thực, thực phẩm, với trụ sở chính đặt tại Pháp, Công ty thực phẩm Kim Hà (Kim Ha Food SARL) kinh doanh khá nhiều nông, thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam, kim ngạch mua bán với Việt Nam tăng khoảng 10-15%/năm.
Tuy nhiên, công ty cũng nhận thấy hàng nông sản qua chế biến của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nông sản của Thái Lan tại các siêu thị ở nước ngoài.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Nguyễn Thái Quân, Giám đốc Công ty Thực phẩm Kim Hà về vấn đề này.
Tại sao trong các siêu thị nước ngoài hàng nông, thủy sản qua chế biến của Việt Nam lại thua hàng nông, thủy sản Thái Lan, thưa ông?
Hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam nếu nói về chất lượng thì không thua Thái Lan, nhưng Việt Nam còn thiếu nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là khâu bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng theo yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Những yêu cầu này các quốc gia phương Tây đặt ra rất khắt khe. Họ đòi hỏi vệ sinh từ lúc nông dân bắt đầu trồng trọt cho tới thời gian thu hoạch, đóng gói để xuất đi. Trong suốt quá trình này, nhà sản xuất phải đáp ứng đầy đủ các qui định mà phía nhà nhập khẩu đưa ra, vì khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Những vấn đề này, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được. Hiện Việt Nam chưa có một tổ chức nào hướng dẫn nông dân làm theo những qui trình đó. Nếu những đòi hỏi của nhà nhập khẩu mà nông dân đáp ứng được thì không chỉ có lợi cho xuất khẩu mà còn lợi cho thị trường nội địa, cho sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước, vì người dân trong nước sẽ cùng hưởng lợi ích giống như người phương Tây, cũng là con người chúng ta có quyền hưởng thụ những thực phẩm tốt như họ.
Hiện Liên kết GAP Sông Tiền đã tổ chức được một phần trong chuỗi sản xuất này, dần dần sẽ hướng nông dân đi vào qui trình sản xuất sạch chung. Tôi nghĩ điều này rất hay, hy vọng Liên kết này sẽ phát triển rộng ra chứ không phải là 7 tỉnh như hiện nay, để rau quả do Việt Nam sản xuất đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường xuất khẩu.
Là người kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực thực phẩm, vậy ông có nhận xét gì về lương thực, thực phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới?
Nếu so về thị phần thì thực phẩm của Việt Nam không đáng kể trên thị trường thế giới, vì yêu cầu về tiêu thụ đại trà của người dân đều phải qua trung gian của nhà phân phối là các siêu thị. Yêu cầu của các siêu thị rất khắt khe. Trong đó, điều tối quan trọng thứ nhất là bao bì.
Thứ hai là an toàn vệ sinh thực phẩm, rất tiếc Việt Nam lại không đạt. Thứ ba về giá cả, nếu so với các thị trường thì giá cả hàng hóa ở Việt Nam khá cao, không phải nước ngoài bán phá giá mà do họ có những qui trình sản xuất rất đồng bộ, từ khâu đầu đến khâu cuối cùng cho ra sản phẩm nên có giá thành thấp. Từ đó, sản phẩm của họ có tính cạnh tranh cao.
Nếu Việt Nam làm được những điều này thì hàng hóa của các bạn không hề thua kém. Nếu nói về hàng nông sản và trái cây nhiệt đới khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan hiện là nước mạnh nhất tại thị trường châu Âu.
Theo ông, phải mất bao lâu Việt Nam mới có thể nâng cấp chất lượng nông sản để bằng hoặc hơn Thái Lan, và trước mắt chúng ta cần cải thiện ở khâu nào trong quá trình sản xuất?
Theo tôi, mọi việc đều có thể làm được, trong trồng trọt khâu giống là quan trọng nhất. Chúng ta có thể lai tạo hoặc cấy ghép để cho ra những giống tốt để từ đó có sản phẩm tốt. Điều này các nhà khoa học Việt Nam đã làm rất tốt.
Trong kinh doanh thực phẩm có ba điều quan trọng. Một là về bao bì đóng gói. Hai là an toàn vệ sinh thực phẩm. Ba là giá thành sản phẩm. Mỗi cá nhân nông dân không thể tự đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, do đó nông dân rất cần những nhà sản xuất, những doanh nghiệp lớn có tiền, có phương tiện hỗ trợ hoặc liên kết với họ.
Để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giá thành thấp thì nông dân phải làm gì trong điều kiện hiện nay, thưa ông?
Hiện nay, nông dân Việt Nam nói chung và nông dân ĐBSCL nói riêng còn nghèo, không thể tự trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật cũng như cơ giới hóa trong sản xuất. Do đó, bà con rất cần sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp. doanh nghiệp với tiềm lực về kinh tế sẽ hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật, về cơ giới... Có như vậy sản phẩm làm ra sẽ có giá thành thấp.
Nếu chúng ta có sự kết hợp đồng bộ “ba nhà”: nhà nông là người có phương tiện sản xuất; nhà doanh nghiệp có tiềm năng về phân phối, bán hàng, có tầm nhìn chiến lược và có sự hiểu biết về thương mại; và Nhà nước, thông qua những hiệp hội, những tổ chức tập hợp những nhà khoa học có trình độ chuyên môn sâu về nông nghiệp.
Từ đó xây dựng nên qui trình sản xuất chuẩn đưa cho nông dân áp dụng. Tôi nghĩ nếu Việt Nam kết hợp đồng bộ ba mặt này thì các nông sản của Việt Nam sẽ cạnh tranh ngang ngửa với Thái Lan và các nước có nền nông nghiệp tiên tiến khác trên thế giới.
Tuy nhiên, công ty cũng nhận thấy hàng nông sản qua chế biến của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nông sản của Thái Lan tại các siêu thị ở nước ngoài.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Nguyễn Thái Quân, Giám đốc Công ty Thực phẩm Kim Hà về vấn đề này.
Tại sao trong các siêu thị nước ngoài hàng nông, thủy sản qua chế biến của Việt Nam lại thua hàng nông, thủy sản Thái Lan, thưa ông?
Hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam nếu nói về chất lượng thì không thua Thái Lan, nhưng Việt Nam còn thiếu nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là khâu bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng theo yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Những yêu cầu này các quốc gia phương Tây đặt ra rất khắt khe. Họ đòi hỏi vệ sinh từ lúc nông dân bắt đầu trồng trọt cho tới thời gian thu hoạch, đóng gói để xuất đi. Trong suốt quá trình này, nhà sản xuất phải đáp ứng đầy đủ các qui định mà phía nhà nhập khẩu đưa ra, vì khi sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Những vấn đề này, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được. Hiện Việt Nam chưa có một tổ chức nào hướng dẫn nông dân làm theo những qui trình đó. Nếu những đòi hỏi của nhà nhập khẩu mà nông dân đáp ứng được thì không chỉ có lợi cho xuất khẩu mà còn lợi cho thị trường nội địa, cho sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước, vì người dân trong nước sẽ cùng hưởng lợi ích giống như người phương Tây, cũng là con người chúng ta có quyền hưởng thụ những thực phẩm tốt như họ.
Hiện Liên kết GAP Sông Tiền đã tổ chức được một phần trong chuỗi sản xuất này, dần dần sẽ hướng nông dân đi vào qui trình sản xuất sạch chung. Tôi nghĩ điều này rất hay, hy vọng Liên kết này sẽ phát triển rộng ra chứ không phải là 7 tỉnh như hiện nay, để rau quả do Việt Nam sản xuất đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường xuất khẩu.
Là người kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực thực phẩm, vậy ông có nhận xét gì về lương thực, thực phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới?
Nếu so về thị phần thì thực phẩm của Việt Nam không đáng kể trên thị trường thế giới, vì yêu cầu về tiêu thụ đại trà của người dân đều phải qua trung gian của nhà phân phối là các siêu thị. Yêu cầu của các siêu thị rất khắt khe. Trong đó, điều tối quan trọng thứ nhất là bao bì.
Thứ hai là an toàn vệ sinh thực phẩm, rất tiếc Việt Nam lại không đạt. Thứ ba về giá cả, nếu so với các thị trường thì giá cả hàng hóa ở Việt Nam khá cao, không phải nước ngoài bán phá giá mà do họ có những qui trình sản xuất rất đồng bộ, từ khâu đầu đến khâu cuối cùng cho ra sản phẩm nên có giá thành thấp. Từ đó, sản phẩm của họ có tính cạnh tranh cao.
Nếu Việt Nam làm được những điều này thì hàng hóa của các bạn không hề thua kém. Nếu nói về hàng nông sản và trái cây nhiệt đới khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan hiện là nước mạnh nhất tại thị trường châu Âu.
Theo ông, phải mất bao lâu Việt Nam mới có thể nâng cấp chất lượng nông sản để bằng hoặc hơn Thái Lan, và trước mắt chúng ta cần cải thiện ở khâu nào trong quá trình sản xuất?
Theo tôi, mọi việc đều có thể làm được, trong trồng trọt khâu giống là quan trọng nhất. Chúng ta có thể lai tạo hoặc cấy ghép để cho ra những giống tốt để từ đó có sản phẩm tốt. Điều này các nhà khoa học Việt Nam đã làm rất tốt.
Trong kinh doanh thực phẩm có ba điều quan trọng. Một là về bao bì đóng gói. Hai là an toàn vệ sinh thực phẩm. Ba là giá thành sản phẩm. Mỗi cá nhân nông dân không thể tự đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, do đó nông dân rất cần những nhà sản xuất, những doanh nghiệp lớn có tiền, có phương tiện hỗ trợ hoặc liên kết với họ.
Để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giá thành thấp thì nông dân phải làm gì trong điều kiện hiện nay, thưa ông?
Hiện nay, nông dân Việt Nam nói chung và nông dân ĐBSCL nói riêng còn nghèo, không thể tự trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật cũng như cơ giới hóa trong sản xuất. Do đó, bà con rất cần sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp. doanh nghiệp với tiềm lực về kinh tế sẽ hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật, về cơ giới... Có như vậy sản phẩm làm ra sẽ có giá thành thấp.
Nếu chúng ta có sự kết hợp đồng bộ “ba nhà”: nhà nông là người có phương tiện sản xuất; nhà doanh nghiệp có tiềm năng về phân phối, bán hàng, có tầm nhìn chiến lược và có sự hiểu biết về thương mại; và Nhà nước, thông qua những hiệp hội, những tổ chức tập hợp những nhà khoa học có trình độ chuyên môn sâu về nông nghiệp.
Từ đó xây dựng nên qui trình sản xuất chuẩn đưa cho nông dân áp dụng. Tôi nghĩ nếu Việt Nam kết hợp đồng bộ ba mặt này thì các nông sản của Việt Nam sẽ cạnh tranh ngang ngửa với Thái Lan và các nước có nền nông nghiệp tiên tiến khác trên thế giới.