“Nóng” thông tin MBB trước thềm niêm yết
Một loạt thông tin đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư chứng khoán trước thềm niêm yết cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MB)
Một loạt thông tin đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư chứng khoán trước thềm niêm yết cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MB).
Ngày 1/11 tới, 730 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB) sẽ chính thức có phiên giao dịch đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX).
Sau gần hai năm trù tính và lỡ hẹn, cổ phiếu một thời được mệnh danh là “vua OTC” sẽ chính thức lên sàn, là một trong những sự kiện niêm yết đáng chú ý nhất trong năm nay.
Bên cạnh tính thanh khoản cao thể hiện trên thị trường OTC trước đây, cổ phiếu MBB được chú ý bởi đây là một doanh nghiệp lớn, sở hữu các chỉ số cơ bản như ROA, ROE thuộc nhóm dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần. Sự chú ý đó cũng được hâm nóng thêm khi có các thông tin quan trọng công bố trước thềm niêm yết.
Ở phía các nhà môi giới, một loạt công ty chứng khoán kích cầu giao dịch cổ phiếu MBB bằng chương trình áp phí giao dịch thấp nhất 0,15% cho nhà đầu tư. Điểm chung, họ kỳ vọng đây là một động lực mới có thể góp phần thúc đẩy sự sôi động trên sàn hiện nay, cũng như với nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng.
Kỳ vọng thanh khoản cao tại mã này là có cơ sở, khi MB là một ngân hàng cổ phần lớn nhưng không bị hạn chế bởi tỷ lệ sở hữu chi phối quá lớn của nhà nước như tại VCB của Vietcombank, hay CTG của VietinBank. Với quy mô 7.300 tỷ đồng vốn điều lệ, quy mô vốn hóa của MBB sẽ thuộc nhóm có ảnh hưởng trên HSX và sẽ thu hút sự tham gia của các quỹ, các tổ chức đầu tư theo chỉ số.
Một thông tin khác đáng chú ý là quyết định khóa bớt “room” tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài mà MB đưa ra chỉ ít ngày trước khi chính thức niêm yết. Cụ thể, ngân hàng này “để dành” 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành để bán cho đối tác chiến lược nước ngoài (dù kế hoạch cụ thể phải đến kỳ đại hội cổ đông năm tới mới trình), và chỉ còn lại hạn mức 10% cho giao dịch tự do. 10% còn lại đó đang đi cùng suy tính độ hấp dẫn khối ngoại tại đây, khi các cổ phiếu ngành có nhiều điểm khá tương đồng trên sàn như ACB, STB, EIB đã đầy “room”.
Sự kiện khóa bớt “room” khối ngoại nói trên cũng là thông điệp chính thức của MB trong quan điểm và định hướng mở rộng cơ cấu cổ đông chiến lược.
Bên cạnh đó, tại lễ công bố niêm yết, lãnh đạo ngân hàng này tiếp tục đưa ra một thông tin đáng chú ý khác: đã thương thảo xong với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), cổ đông chiến lược hiện hữu (đang nắm 10%), về kế hoạch bán tiếp 100 triệu cổ phiếu trong lộ trình tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng dự kiến vào cuối năm.
Thưc ra thông tin này không mới. Trước đó, tại đại hội cổ đông ngày 28/4/2011, MB cũng đã đưa ra kế hoạch tăng 37% vốn điều lệ qua hai đợt. Đợt 1, chào bán 170 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; đợt 2, chào bán 100 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược với giá thỏa thuận.
Điểm mà giới đầu tư chú ý là mức giá “thỏa thuận” sẽ được định hướng như thế nào, bởi thương vụ với Viettel trước đây từng gây thắc mắc trong cổ đông về giá bán ưu đãi. Nhưng lần này, có thể thấy MB tiến hành niêm yết trước, phát hành thêm tăng vốn sau, trong đó có bán cho đối tác chiến lược. Theo đó, có thể trù tính sự thỏa thuận này sẽ có một cơ sở thực tế là giá cổ phiếu đang giao dịch chính thức trên sàn, dao động còn lại có thể sẽ nằm trong sự cân đối lợi ích giữa đối tác, ngân hàng và các cổ đông nói chung.
Một câu hỏi bên lề là vì sao đối tác chiến lược của kế hoạch phát hành đó lại là Viettel mà không phải là cổ đông chiến lược khác như Tân Cảng Sài Gòn (đang nắm 5,71%) hay Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (đăng nắm 7,24%)…?
Câu trả lời gian tiếp là kể từ sau khi Viettel được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư và năm 10% cổ phần MB vào cuối năm 2008, hai bên đã đề cập đến định hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 15%. Và quan trọng hơn, sau khi trở thành cổ đông chiến lược, Viettel đã tạo những dấu ấn rõ rệt trong những bước đi mới của MB, như ở kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Lào và sắp tới là Campuchia; hay ở bước đột phá ở sản phẩm khách hàng cá nhân với gói liên kết Bank Plus…
Lãnh đạo MB cho biết hiện đang hoàn tất hồ sơ để gửi tới Ủy ban Chứng khoán về các đợt phát hành tăng vốn này. Dự kiến cuối năm 2011, vốn điều lệ của MB sẽ là 10.000 tỷ đồng; đến năm 2012 sẽ tăng lên 11.500 tỷ đồng; đến năm 2013 sẽ tăng lên 14.000 tỷ đồng.
Ngày 1/11 tới, 730 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB) sẽ chính thức có phiên giao dịch đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX).
Sau gần hai năm trù tính và lỡ hẹn, cổ phiếu một thời được mệnh danh là “vua OTC” sẽ chính thức lên sàn, là một trong những sự kiện niêm yết đáng chú ý nhất trong năm nay.
Bên cạnh tính thanh khoản cao thể hiện trên thị trường OTC trước đây, cổ phiếu MBB được chú ý bởi đây là một doanh nghiệp lớn, sở hữu các chỉ số cơ bản như ROA, ROE thuộc nhóm dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần. Sự chú ý đó cũng được hâm nóng thêm khi có các thông tin quan trọng công bố trước thềm niêm yết.
Ở phía các nhà môi giới, một loạt công ty chứng khoán kích cầu giao dịch cổ phiếu MBB bằng chương trình áp phí giao dịch thấp nhất 0,15% cho nhà đầu tư. Điểm chung, họ kỳ vọng đây là một động lực mới có thể góp phần thúc đẩy sự sôi động trên sàn hiện nay, cũng như với nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng.
Kỳ vọng thanh khoản cao tại mã này là có cơ sở, khi MB là một ngân hàng cổ phần lớn nhưng không bị hạn chế bởi tỷ lệ sở hữu chi phối quá lớn của nhà nước như tại VCB của Vietcombank, hay CTG của VietinBank. Với quy mô 7.300 tỷ đồng vốn điều lệ, quy mô vốn hóa của MBB sẽ thuộc nhóm có ảnh hưởng trên HSX và sẽ thu hút sự tham gia của các quỹ, các tổ chức đầu tư theo chỉ số.
Một thông tin khác đáng chú ý là quyết định khóa bớt “room” tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài mà MB đưa ra chỉ ít ngày trước khi chính thức niêm yết. Cụ thể, ngân hàng này “để dành” 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành để bán cho đối tác chiến lược nước ngoài (dù kế hoạch cụ thể phải đến kỳ đại hội cổ đông năm tới mới trình), và chỉ còn lại hạn mức 10% cho giao dịch tự do. 10% còn lại đó đang đi cùng suy tính độ hấp dẫn khối ngoại tại đây, khi các cổ phiếu ngành có nhiều điểm khá tương đồng trên sàn như ACB, STB, EIB đã đầy “room”.
Sự kiện khóa bớt “room” khối ngoại nói trên cũng là thông điệp chính thức của MB trong quan điểm và định hướng mở rộng cơ cấu cổ đông chiến lược.
Bên cạnh đó, tại lễ công bố niêm yết, lãnh đạo ngân hàng này tiếp tục đưa ra một thông tin đáng chú ý khác: đã thương thảo xong với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), cổ đông chiến lược hiện hữu (đang nắm 10%), về kế hoạch bán tiếp 100 triệu cổ phiếu trong lộ trình tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng dự kiến vào cuối năm.
Thưc ra thông tin này không mới. Trước đó, tại đại hội cổ đông ngày 28/4/2011, MB cũng đã đưa ra kế hoạch tăng 37% vốn điều lệ qua hai đợt. Đợt 1, chào bán 170 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; đợt 2, chào bán 100 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược với giá thỏa thuận.
Điểm mà giới đầu tư chú ý là mức giá “thỏa thuận” sẽ được định hướng như thế nào, bởi thương vụ với Viettel trước đây từng gây thắc mắc trong cổ đông về giá bán ưu đãi. Nhưng lần này, có thể thấy MB tiến hành niêm yết trước, phát hành thêm tăng vốn sau, trong đó có bán cho đối tác chiến lược. Theo đó, có thể trù tính sự thỏa thuận này sẽ có một cơ sở thực tế là giá cổ phiếu đang giao dịch chính thức trên sàn, dao động còn lại có thể sẽ nằm trong sự cân đối lợi ích giữa đối tác, ngân hàng và các cổ đông nói chung.
Một câu hỏi bên lề là vì sao đối tác chiến lược của kế hoạch phát hành đó lại là Viettel mà không phải là cổ đông chiến lược khác như Tân Cảng Sài Gòn (đang nắm 5,71%) hay Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (đăng nắm 7,24%)…?
Câu trả lời gian tiếp là kể từ sau khi Viettel được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư và năm 10% cổ phần MB vào cuối năm 2008, hai bên đã đề cập đến định hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 15%. Và quan trọng hơn, sau khi trở thành cổ đông chiến lược, Viettel đã tạo những dấu ấn rõ rệt trong những bước đi mới của MB, như ở kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Lào và sắp tới là Campuchia; hay ở bước đột phá ở sản phẩm khách hàng cá nhân với gói liên kết Bank Plus…
Lãnh đạo MB cho biết hiện đang hoàn tất hồ sơ để gửi tới Ủy ban Chứng khoán về các đợt phát hành tăng vốn này. Dự kiến cuối năm 2011, vốn điều lệ của MB sẽ là 10.000 tỷ đồng; đến năm 2012 sẽ tăng lên 11.500 tỷ đồng; đến năm 2013 sẽ tăng lên 14.000 tỷ đồng.