“Nước cờ” sai lầm của Thủ tướng Hy Lạp
Việc Thủ tướng Hy Lạp quyết định hạ màn cuộc trưng cầu dân ý đã giúp các thị trường vàng, dầu, chứng khoán đồng loạt tiến mạnh
Việc Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou hôm 3/11 tuyên bố bãi bỏ cuộc trưng cầu ý dân về kế hoạch cứu trợ mới của châu Âu trước sức ép cả trong và ngoài nước, cho thấy nhà lãnh đạo này đã sai lầm khi quyết định đi “nước cờ” này.
Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, tại phiên họp nội các khẩn cấp hôm qua, ông Papandreou thừa nhận sai lầm khi kêu gọi trưng cầu ý dân về kế hoạch cứu trợ mới của Liên minh châu Âu dành cho Hy Lạp. Và ông đã bãi bỏ kế hoạch này.
Trước đó, tối 31/10, Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc thăm dò dư luận toàn quốc và tôn trọng ý kiến của người dân về việc có tiếp nhận hay không gói cứu trợ mới. Tuyên bố của ông Papandreou đã ngay lập tức làm rối loạn thị trường toàn cầu.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, với tình hình Hy Lạp khó khăn như hiện nay, người dân nước này chắc chắn sẽ nói “không” với gói cứu trợ mới, và đẩy Hy Lạp rơi vào cảnh vỡ nợ, từ đó kéo theo vô số hệ lụy khác cho khu vực đồng Euro và châu Âu.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này vẫn kiên quyết thực hiện, bởi lẽ đây là “con bài chính trị” đắc dụng có thể tạo chỗ dựa từ dân chúng cho ông Papandreou cũng như đảng cầm quyền PASOK, trong bối cảnh độ tín nhiệm dành cho cả hai đang xuống mức rất thấp.
Song, điều ông Papandreou không ngờ tới, là ngay lập tức châu Âu quyết định ngừng giải ngân các khoản cứu trợ dành cho Hy Lạp. Thậm chí, nhiều lãnh đạo lục địa này còn tuyên bố, Khu vực đồng Euro vẫn tồn tại kể cả khi Hy Lạp buộc phải rời khỏi nhóm.
Phản ứng kịch liệt từ các nước thành viên Khu vực đồng Euro xung quanh cuộc trưng cầu dân ý và sự phản đối từ chính các phe phái đối lập trong Quốc hội Hy Lạp đã khiến Thủ tướng George Papandreou rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Thế bí này càng trở nên khó thở hơn khi một vài bộ trưởng trong nội các của ông Papandreou tuyên bố không ủng hộ kế hoạch của thủ tướng và kêu gọi ông từ chức vì lợi ích của chính mình và đảng PASOK. Và cuối cùng, ông Papandreou đã phải lùi bước.
Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Hy Lạp đồng ý từ chức sau khi lập liên minh chính phủ với đảng bảo thủ Dân chủ mới. Dự kiến chính phủ do đảng Dân chủ mới thành lập sẽ phê chuẩn kế hoạch giải cứu của châu Âu và chuẩn bị cho tổng tuyển cử.
Việc Thủ tướng Hy Lạp quyết định dừng bước kế hoạch trưng cầu dân ý đã ngay lập tức tác động đa chiều lên các thị trường tài chính thế giới. Phiên giao dịch đêm qua, các thị trường chứng khoán, năng lượng đồng thời vọt tăng mạnh mẽ.
Tại Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày 3/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 208,43 điểm, tương ứng 1,76%, lên 12.044,47 điểm. S&P 500 tiến 23,25 điểm, tương ứng 1,88%, lên 1.261,15 điểm. Nasdaq tăng 57,99 điểm, tương ứng 2,2%, lên 2.697,97 điểm.
Các sàn chứng khoán châu Âu cũng giữ được đà tăng trong phiên. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,12% lên 5.545,64 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 2,73% lên 3.195,47 điểm và chỉ số DAX của Đức tiến 2,81% lên 6.133,18 điểm.
Trên thị trường dầu, kết thúc ngày giao dịch 3/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 đã tăng 1,56 USD, tương ứng 1,7%, lên 94,07 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Đây là mức chốt cao nhất của dầu kỳ hạn này kể từ đầu tháng 8 tới nay.
Tương tự, trên thị trường vàng, giá kim loại này giao tháng 12 trên sàn New York tăng 35,50 USD/ounce lên 1.765,10 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 21/09. Theo chỉ số vàng của Kitco, giá vàng giao ngay tăng 27 USD/ounce.
Việc các thị trường hàng hóa phản ứng tốt với tín hiệu từ Hy Lạp càng cho thấy nước cờ sai lầm của ông George Papandreou khi định “bảo vệ chỗ đứng của mình” bằng cách đẩy Hy Lạp vào cảnh vỡ nợ và kéo theo là sự sụp đổ của hệ thống tài chính châu Âu.
Tất nhiên, sự đi lên trong ngày hôm qua của các thị trường hàng hóa quốc tế còn có nhiều yếu tố hỗ trợ khác, như Ngân hàng Trung ương châu Âu bất ngờ hạ lãi suất cơ bản, các tin tức kinh tế lạc quan ở Mỹ, nhưng vấn đề Hy Lạp vẫn có tính chi phối hơn cả.
Hiện giới đầu tư quốc tế đang chuyển dần sự chú ý vào cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại Cannes, Pháp. Hội nghị diễn ra với hy vọng lãnh đạo G-20 sẽ đạt được những thỏa thuận chung trong một số vấn đề kinh tế.
Các nước tham dự G-20 sẽ tập trung thảo luận 6 vấn đề quan trọng, bao gồm khôi phục tăng trưởng; cải cách tiền tệ quốc tế; lãnh đạo thế giới; chống giá lương thực leo thang; điều chỉnh thị trưởng tài chính; và tăng cường hỗ trợ tài chính cho phát triển.
Trên thực tế, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn sử dụng hội nghị G-20 để huy động sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch cứu trợ tài chính của châu Âu, trong đó có cả khả năng đóng góp tài chính của những nước có khoản dự
Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, tại phiên họp nội các khẩn cấp hôm qua, ông Papandreou thừa nhận sai lầm khi kêu gọi trưng cầu ý dân về kế hoạch cứu trợ mới của Liên minh châu Âu dành cho Hy Lạp. Và ông đã bãi bỏ kế hoạch này.
Trước đó, tối 31/10, Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc thăm dò dư luận toàn quốc và tôn trọng ý kiến của người dân về việc có tiếp nhận hay không gói cứu trợ mới. Tuyên bố của ông Papandreou đã ngay lập tức làm rối loạn thị trường toàn cầu.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, với tình hình Hy Lạp khó khăn như hiện nay, người dân nước này chắc chắn sẽ nói “không” với gói cứu trợ mới, và đẩy Hy Lạp rơi vào cảnh vỡ nợ, từ đó kéo theo vô số hệ lụy khác cho khu vực đồng Euro và châu Âu.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này vẫn kiên quyết thực hiện, bởi lẽ đây là “con bài chính trị” đắc dụng có thể tạo chỗ dựa từ dân chúng cho ông Papandreou cũng như đảng cầm quyền PASOK, trong bối cảnh độ tín nhiệm dành cho cả hai đang xuống mức rất thấp.
Song, điều ông Papandreou không ngờ tới, là ngay lập tức châu Âu quyết định ngừng giải ngân các khoản cứu trợ dành cho Hy Lạp. Thậm chí, nhiều lãnh đạo lục địa này còn tuyên bố, Khu vực đồng Euro vẫn tồn tại kể cả khi Hy Lạp buộc phải rời khỏi nhóm.
Phản ứng kịch liệt từ các nước thành viên Khu vực đồng Euro xung quanh cuộc trưng cầu dân ý và sự phản đối từ chính các phe phái đối lập trong Quốc hội Hy Lạp đã khiến Thủ tướng George Papandreou rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Thế bí này càng trở nên khó thở hơn khi một vài bộ trưởng trong nội các của ông Papandreou tuyên bố không ủng hộ kế hoạch của thủ tướng và kêu gọi ông từ chức vì lợi ích của chính mình và đảng PASOK. Và cuối cùng, ông Papandreou đã phải lùi bước.
Theo hãng tin Reuters, Thủ tướng Hy Lạp đồng ý từ chức sau khi lập liên minh chính phủ với đảng bảo thủ Dân chủ mới. Dự kiến chính phủ do đảng Dân chủ mới thành lập sẽ phê chuẩn kế hoạch giải cứu của châu Âu và chuẩn bị cho tổng tuyển cử.
Việc Thủ tướng Hy Lạp quyết định dừng bước kế hoạch trưng cầu dân ý đã ngay lập tức tác động đa chiều lên các thị trường tài chính thế giới. Phiên giao dịch đêm qua, các thị trường chứng khoán, năng lượng đồng thời vọt tăng mạnh mẽ.
Tại Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày 3/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 208,43 điểm, tương ứng 1,76%, lên 12.044,47 điểm. S&P 500 tiến 23,25 điểm, tương ứng 1,88%, lên 1.261,15 điểm. Nasdaq tăng 57,99 điểm, tương ứng 2,2%, lên 2.697,97 điểm.
Các sàn chứng khoán châu Âu cũng giữ được đà tăng trong phiên. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,12% lên 5.545,64 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 2,73% lên 3.195,47 điểm và chỉ số DAX của Đức tiến 2,81% lên 6.133,18 điểm.
Trên thị trường dầu, kết thúc ngày giao dịch 3/11, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12 đã tăng 1,56 USD, tương ứng 1,7%, lên 94,07 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Đây là mức chốt cao nhất của dầu kỳ hạn này kể từ đầu tháng 8 tới nay.
Tương tự, trên thị trường vàng, giá kim loại này giao tháng 12 trên sàn New York tăng 35,50 USD/ounce lên 1.765,10 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 21/09. Theo chỉ số vàng của Kitco, giá vàng giao ngay tăng 27 USD/ounce.
Việc các thị trường hàng hóa phản ứng tốt với tín hiệu từ Hy Lạp càng cho thấy nước cờ sai lầm của ông George Papandreou khi định “bảo vệ chỗ đứng của mình” bằng cách đẩy Hy Lạp vào cảnh vỡ nợ và kéo theo là sự sụp đổ của hệ thống tài chính châu Âu.
Tất nhiên, sự đi lên trong ngày hôm qua của các thị trường hàng hóa quốc tế còn có nhiều yếu tố hỗ trợ khác, như Ngân hàng Trung ương châu Âu bất ngờ hạ lãi suất cơ bản, các tin tức kinh tế lạc quan ở Mỹ, nhưng vấn đề Hy Lạp vẫn có tính chi phối hơn cả.
Hiện giới đầu tư quốc tế đang chuyển dần sự chú ý vào cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại Cannes, Pháp. Hội nghị diễn ra với hy vọng lãnh đạo G-20 sẽ đạt được những thỏa thuận chung trong một số vấn đề kinh tế.
Các nước tham dự G-20 sẽ tập trung thảo luận 6 vấn đề quan trọng, bao gồm khôi phục tăng trưởng; cải cách tiền tệ quốc tế; lãnh đạo thế giới; chống giá lương thực leo thang; điều chỉnh thị trưởng tài chính; và tăng cường hỗ trợ tài chính cho phát triển.
Trên thực tế, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn sử dụng hội nghị G-20 để huy động sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch cứu trợ tài chính của châu Âu, trong đó có cả khả năng đóng góp tài chính của những nước có khoản dự