Nước Mỹ đang tiến gần hố sâu vỡ nợ
Ngay lúc này, tình trạng bế tắc hiện nay đang khiến nhiều người Mỹ cảm thấy suy sụp và thất vọng
Những nỗ lực giải quyết thế bế tắc chính trị và tài chính ở Mỹ liên tục thất bại, trong khi chỉ còn vài ngày nữa là nền kinh tế đầu tàu thế giới ngấp nghé bờ vực vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này.
Theo hãng tin AFP, ngày 13/10 (giờ Mỹ), Thượng viện Mỹ tiếp tục nhóm họp để tìm giải pháp mở đường cho chính quyền liên bang tái hoạt động và nâng trần nợ công. Trước đó, hôm 12/10, lần đầu tiên sau nhiều tháng, lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện Harry Reid đã có cuộc hội đàm với lãnh đạo phe thiểu số Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, cuộc gặp không hề đạt được bất kỳ sự thống nhất nào.
Cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã có hai phiên tăng điểm rất mạnh giúp các chỉ số chính lấy lại được hầu hết số điểm đã mất trước đó, sau khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner đưa ra kế hoạch nâng trần nợ tới trung tuần tháng sau mà không kèm điều kiện nào. Tuy nhiên, sau một vài cuộc thảo luận, Tổng thống Obama lại bác bỏ với lý do nâng trần nợ ngắn hạn trong khi vẫn đàm phán ngân sách có thể khiến bế tắc lại lặp lại.
Theo quan điểm của người đứng đầu nước Mỹ, sẽ không khôn ngoan nếu đẩy thời điểm hết hạn vay nợ vào đúng mùa mua sắm cuối năm. Tuyên bố mới nhất này hoàn toàn trái với phát biểu một ngày trước đó của chính Tổng thống Obama, cho biết ông hoan nghênh và lạc quan đối với đề xuất của các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa. Nghị sỹ Raul Labrador đã lớn tiếng chỉ trích, “chính tổng thống là người đang đóng băng nước Mỹ”.
Như vậy, lên tiếp những hy vọng về việc tình trạng bế tắc hiện nay sẽ được khai thông, trở nên mong manh hơn lúc nào hết, do chỉ còn dăm ngày nữa là nền kinh tế này sẽ lao thẳng xuống hố sâu vỡ nợ. Nhiều nhà phân tích đã dự báo rằng, tình trạng lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đầu tuần (14/10, giờ Mỹ) có thể sẽ là chuyện khó tránh, và niềm tin của giới đầu tư tài chính quốc tế có thể bị suy sụp nặng nề.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer cho biết: "Việc này cứ như đùa với lửa vậy. Chúng tôi không biết khi nào thị trường sẽ phản ứng với chuyện này. Tôi lo ngại, khi thị trường mở cửa vào 14/10, chứng khoán sẽ đi xuống và lãi suất sẽ tăng lên, nếu những bất đồng này vẫn còn tiếp tục". Trong lúc này, một số hãng tin lớn của Mỹ như kênh truyền hình CNN đã bắt đầu để đồng hồ đếm ngược tới thời điểm “thảm họa” 17/10.
Theo kế hoạch, hạn chót để nước Mỹ nâng trần nợ là ngày 17/10. Sau ngày này, nước Mỹ sẽ chỉ còn có 30 tỷ USD và một ít doanh thu thuế. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ tính toán rằng, quốc gia này sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ trong khoảng thời gian từ 22 - 31/10. Việc Mỹ chính thức vỡ nợ, không chỉ làm kéo lùi đà hồi phục vốn dĩ đã chậm chạp của nền kinh tế đầu tàu, mà còn kéo theo vô số hệ lụy tai hại cho kinh tế toàn cầu.
Cuối tuần qua, phát biểu tại phiên bế mạc hội nghị thường niên giữa Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã lên tiếng cảnh báo nước Mỹ chỉ còn vài ngày nữa là tiến tới một thời khắc cực kỳ nguy hiểm. Ông kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ nhanh chóng tìm ra giải pháp khai thông thế bế tắc hiện nay, tránh để Mỹ bước qua hạn chót mà vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, nếu Mỹ không nâng được trần nợ công trước hạn chót, thì "đó có thể là một sự kiện thảm họa không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà điều đó còn gây tổn hại lớn cho những nền kinh tế phát triển". Trên thực tế, cảnh báo của ông Jim Yong Kim cũng gần tương tự với những nhận định đưa ra tại phiên khai mạc hội nghị này của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde.
Phát biểu trong chương trình “gặp gỡ báo chí” hôm 13/10, bà Christine Lagarde lại nâng thêm tầm cảnh báo, khi cho rằng nếu Mỹ không thể nâng trần nợ và mở cửa chính phủ trở lại thì hậu quả cũng sẽ tương tự tình trạng suy sụp về tài chính toàn cầu năm 2008. “Vị thế của nền kinh tế Mỹ sẽ lại lâm nguy. Sự sụp đổ ở Mỹ sẽ kéo theo sự sụp đổ trên toàn thế giới. Khi đó, chúng ta có nguy cơ rơi vào suy thoái một lần nữa”, bà tuyên bố.
Những cảnh báo nguy hại đối với nền kinh tế có thể còn phải qua vài ngày nữa mới thấy rõ, song ngay lúc này, tình trạng bế tắc hiện nay đang khiến nhiều người Mỹ suy sụp và thất vọng. Kết quả thăm dò chung của hãng tin NBC và báo Wall Street Journal cho biết, ở thời điểm hiện tại có tới 60% người Mỹ được hỏi ý kiến nói rằng, nếu được phép, họ sẽ thay thế toàn bộ các nghị sỹ trong lưỡng viện của quốc hội khóa 113 hiện nay.
Trước đó, theo điều tra của Viện Gallup, tỷ lệ tín nhiệm của người dân nước này đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 40 năm qua. Chỉ có 18% người dân Mỹ hài lòng với cách điều hành đất nước của chính quyền và 33% người được hỏi bày tỏ thất vọng. Một cuộc thăm dò khác của GfK cũng cho thấy, phần đông dân Mỹ tỏ ra thất vọng đối với chính phủ và quốc hội nước này.
Theo hãng tin AFP, ngày 13/10 (giờ Mỹ), Thượng viện Mỹ tiếp tục nhóm họp để tìm giải pháp mở đường cho chính quyền liên bang tái hoạt động và nâng trần nợ công. Trước đó, hôm 12/10, lần đầu tiên sau nhiều tháng, lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện Harry Reid đã có cuộc hội đàm với lãnh đạo phe thiểu số Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, cuộc gặp không hề đạt được bất kỳ sự thống nhất nào.
Cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã có hai phiên tăng điểm rất mạnh giúp các chỉ số chính lấy lại được hầu hết số điểm đã mất trước đó, sau khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner đưa ra kế hoạch nâng trần nợ tới trung tuần tháng sau mà không kèm điều kiện nào. Tuy nhiên, sau một vài cuộc thảo luận, Tổng thống Obama lại bác bỏ với lý do nâng trần nợ ngắn hạn trong khi vẫn đàm phán ngân sách có thể khiến bế tắc lại lặp lại.
Theo quan điểm của người đứng đầu nước Mỹ, sẽ không khôn ngoan nếu đẩy thời điểm hết hạn vay nợ vào đúng mùa mua sắm cuối năm. Tuyên bố mới nhất này hoàn toàn trái với phát biểu một ngày trước đó của chính Tổng thống Obama, cho biết ông hoan nghênh và lạc quan đối với đề xuất của các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa. Nghị sỹ Raul Labrador đã lớn tiếng chỉ trích, “chính tổng thống là người đang đóng băng nước Mỹ”.
Như vậy, lên tiếp những hy vọng về việc tình trạng bế tắc hiện nay sẽ được khai thông, trở nên mong manh hơn lúc nào hết, do chỉ còn dăm ngày nữa là nền kinh tế này sẽ lao thẳng xuống hố sâu vỡ nợ. Nhiều nhà phân tích đã dự báo rằng, tình trạng lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch đầu tuần (14/10, giờ Mỹ) có thể sẽ là chuyện khó tránh, và niềm tin của giới đầu tư tài chính quốc tế có thể bị suy sụp nặng nề.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer cho biết: "Việc này cứ như đùa với lửa vậy. Chúng tôi không biết khi nào thị trường sẽ phản ứng với chuyện này. Tôi lo ngại, khi thị trường mở cửa vào 14/10, chứng khoán sẽ đi xuống và lãi suất sẽ tăng lên, nếu những bất đồng này vẫn còn tiếp tục". Trong lúc này, một số hãng tin lớn của Mỹ như kênh truyền hình CNN đã bắt đầu để đồng hồ đếm ngược tới thời điểm “thảm họa” 17/10.
Theo kế hoạch, hạn chót để nước Mỹ nâng trần nợ là ngày 17/10. Sau ngày này, nước Mỹ sẽ chỉ còn có 30 tỷ USD và một ít doanh thu thuế. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ tính toán rằng, quốc gia này sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ trong khoảng thời gian từ 22 - 31/10. Việc Mỹ chính thức vỡ nợ, không chỉ làm kéo lùi đà hồi phục vốn dĩ đã chậm chạp của nền kinh tế đầu tàu, mà còn kéo theo vô số hệ lụy tai hại cho kinh tế toàn cầu.
Cuối tuần qua, phát biểu tại phiên bế mạc hội nghị thường niên giữa Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã lên tiếng cảnh báo nước Mỹ chỉ còn vài ngày nữa là tiến tới một thời khắc cực kỳ nguy hiểm. Ông kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ nhanh chóng tìm ra giải pháp khai thông thế bế tắc hiện nay, tránh để Mỹ bước qua hạn chót mà vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.
Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, nếu Mỹ không nâng được trần nợ công trước hạn chót, thì "đó có thể là một sự kiện thảm họa không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà điều đó còn gây tổn hại lớn cho những nền kinh tế phát triển". Trên thực tế, cảnh báo của ông Jim Yong Kim cũng gần tương tự với những nhận định đưa ra tại phiên khai mạc hội nghị này của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde.
Phát biểu trong chương trình “gặp gỡ báo chí” hôm 13/10, bà Christine Lagarde lại nâng thêm tầm cảnh báo, khi cho rằng nếu Mỹ không thể nâng trần nợ và mở cửa chính phủ trở lại thì hậu quả cũng sẽ tương tự tình trạng suy sụp về tài chính toàn cầu năm 2008. “Vị thế của nền kinh tế Mỹ sẽ lại lâm nguy. Sự sụp đổ ở Mỹ sẽ kéo theo sự sụp đổ trên toàn thế giới. Khi đó, chúng ta có nguy cơ rơi vào suy thoái một lần nữa”, bà tuyên bố.
Những cảnh báo nguy hại đối với nền kinh tế có thể còn phải qua vài ngày nữa mới thấy rõ, song ngay lúc này, tình trạng bế tắc hiện nay đang khiến nhiều người Mỹ suy sụp và thất vọng. Kết quả thăm dò chung của hãng tin NBC và báo Wall Street Journal cho biết, ở thời điểm hiện tại có tới 60% người Mỹ được hỏi ý kiến nói rằng, nếu được phép, họ sẽ thay thế toàn bộ các nghị sỹ trong lưỡng viện của quốc hội khóa 113 hiện nay.
Trước đó, theo điều tra của Viện Gallup, tỷ lệ tín nhiệm của người dân nước này đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 40 năm qua. Chỉ có 18% người dân Mỹ hài lòng với cách điều hành đất nước của chính quyền và 33% người được hỏi bày tỏ thất vọng. Một cuộc thăm dò khác của GfK cũng cho thấy, phần đông dân Mỹ tỏ ra thất vọng đối với chính phủ và quốc hội nước này.