Nút thắt tỷ giá
Sự cứng nhắc của tỷ giá chính thức trong biên độ dao động hẹp đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của thị trường tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước đang tích cực xử lý những trường hợp mua bán ngoại tệ vượt tỷ giá quy định cả đối với các tổ chức tín dụng và trên thị trường tự do. Những điểm thu đổi ngoại tệ nếu sai phạm sẽ bị rút giấy phép. Những ngân hàng mua bán ngoại tệ với doanh nghiệp mà tính thêm phí, dù là dưới hình thức nào, cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Trên giấy tờ, hợp đồng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, mọi giao dịch ngoại tệ đều nằm trong biên độ, tỷ giá cho phép. Nhưng thực tế thì sao?
Doanh nghiệp X muốn mua ngoại tệ ở ngân hàng Y để thanh toán lô hàng nhập khẩu đến hạn. Ngân hàng không có hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đành phải mua Đô la trên thị trường tự do và mang số ngoại tệ đó bán lại cho ngân hàng với giá niêm yết. Sau đó ngân hàng bán lại ngoại tệ ấy cho doanh nghiệp cũng với giá niêm yết để thanh toán hàng nhập.
Trên sổ sách, ngân hàng và doanh nghiệp đều không thu và nộp bất cứ khoản phí nào, nhưng tỷ giá thực mà doanh nghiệp phải trả, rõ ràng, cao hơn tỷ giá niêm yết.
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá tiền đồng/Đô la Mỹ thực mà các ngân hàng giao dịch với nhau cao hơn 3-3,5% so với tỷ giá trần công bố bởi Ngân hàng Nhà nước dù trên giấy trắng mực đen, mọi số liệu liên quan đến tỷ giá đều đúng quy định. Để hợp pháp hóa, thường hai ngân hàng mua bán Đô la Mỹ với nhau thông qua một ngân hàng thứ ba và thông qua một đồng tiền thứ ba.
Vì Ngân hàng Nhà nước không ấn định tỷ giá tiền đồng với các ngoại tệ khác, như Đô la Úc, Đô la Canada, Euro, Yên Nhật... nên ngân hàng thứ ba có thể mua bán Đô la Mỹ, tiền đồng với ngân hàng thứ nhất và thứ hai thông qua một đồng tiền khác với bất cứ tỷ giá nào họ muốn. Ngân hàng Nhà nước hiện chỉ cấm hai bên (ngân hàng với ngân hàng hoặc ngân hàng với doanh nghiệp) mua bán Đô la Mỹ - tiền đồng thông qua một ngoại tệ thứ ba. Sự xuất hiện của một ngân hàng thứ ba trong một giao dịch ngoại tệ lại không nằm trong sự cấm đoán.
Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định cung cầu ngoại tệ không căng thẳng và có đủ lực để can thiệp khi cần thiết. Tuy nhiên, sự tồn tại của hai mặt bằng tỷ giá, một chính thức và một không chính thức, chưa bao giờ biến mất trong những năm qua.
Giải quyết việc cộng thêm phí giao dịch vào tỷ giá từ phía Ngân hàng Nhà nước giống như việc chặt đi một số ngọn của cái cây. Chặt ngọn này, ngọn khác lại mọc, bởi việc chặt ấy chưa đủ mạnh, chưa thể cắt đi cội rễ của cái cây là nhu cầu ngoại tệ tăng lên, trong khi nguồn cung bị kìm hãm ở đâu đó, chẳng hạn trên tài khoản ngoại tệ của nhà xuất khẩu.
Dòng cầu vẫn chảy mà dòng cung thì không lưu thông, còn Ngân hàng Nhà nước ở vai trò người mua và bán cuối cùng, điều tiết nguồn nước, lại lâu lâu mới thấy xuất hiện. Cứ hôm nào Ngân hàng Nhà nước bán ra, hoặc có thông tin chuẩn bị bán ra ngoại tệ, thì tỷ giá giao dịch thực trên thị trường liên ngân hàng mới giảm xuống. Sự bán ra nhỏ giọt ấy đôi khi chỉ làm mặt nước nguồn cung xao động nhẹ.
Sự cứng nhắc của tỷ giá chính thức trong biên độ dao động hẹp đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của thị trường tiền tệ. Các nhà đầu tư nước ngoài đang quay lưng với trái phiếu chính phủ, họ thậm chí còn bán ròng chừng 500 tỉ đồng trái phiếu trong hai tuần đầu tháng 7/2009.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam đang ở mức 8,5-9,5%/năm tùy kỳ hạn, cao hơn so với lãi suất trái phiếu các nước lân cận. Nhưng nhà đầu tư nước ngoài không mua không phải vì lợi tức trái phiếu Việt Nam không hấp dẫn, mà vì họ sợ mua rồi, khi bán đi thu hồi vốn, liệu họ có mua được ngoại tệ trở lại để chuyển vốn ra.
Trái phiếu vào dễ, ra khó vì tỷ giá, chứ không phải vì lợi tức thấp. Kênh phát hành trái phiếu đang tắc và gây tác động đến mặt bằng lãi suất tiền đồng. Lợi tức trái phiếu sẽ buộc phải tăng đến một mức nào đó đủ bù đắp rủi ro tỷ giá thì nhà đầu tư ngoại mới đổ vốn vào, khơi mào sự quay lại của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tỷ giá đang là nút thắt của thị trường tiền tệ!
Hải Lý (TBKTSG)
Trên giấy tờ, hợp đồng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, mọi giao dịch ngoại tệ đều nằm trong biên độ, tỷ giá cho phép. Nhưng thực tế thì sao?
Doanh nghiệp X muốn mua ngoại tệ ở ngân hàng Y để thanh toán lô hàng nhập khẩu đến hạn. Ngân hàng không có hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đành phải mua Đô la trên thị trường tự do và mang số ngoại tệ đó bán lại cho ngân hàng với giá niêm yết. Sau đó ngân hàng bán lại ngoại tệ ấy cho doanh nghiệp cũng với giá niêm yết để thanh toán hàng nhập.
Trên sổ sách, ngân hàng và doanh nghiệp đều không thu và nộp bất cứ khoản phí nào, nhưng tỷ giá thực mà doanh nghiệp phải trả, rõ ràng, cao hơn tỷ giá niêm yết.
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá tiền đồng/Đô la Mỹ thực mà các ngân hàng giao dịch với nhau cao hơn 3-3,5% so với tỷ giá trần công bố bởi Ngân hàng Nhà nước dù trên giấy trắng mực đen, mọi số liệu liên quan đến tỷ giá đều đúng quy định. Để hợp pháp hóa, thường hai ngân hàng mua bán Đô la Mỹ với nhau thông qua một ngân hàng thứ ba và thông qua một đồng tiền thứ ba.
Vì Ngân hàng Nhà nước không ấn định tỷ giá tiền đồng với các ngoại tệ khác, như Đô la Úc, Đô la Canada, Euro, Yên Nhật... nên ngân hàng thứ ba có thể mua bán Đô la Mỹ, tiền đồng với ngân hàng thứ nhất và thứ hai thông qua một đồng tiền khác với bất cứ tỷ giá nào họ muốn. Ngân hàng Nhà nước hiện chỉ cấm hai bên (ngân hàng với ngân hàng hoặc ngân hàng với doanh nghiệp) mua bán Đô la Mỹ - tiền đồng thông qua một ngoại tệ thứ ba. Sự xuất hiện của một ngân hàng thứ ba trong một giao dịch ngoại tệ lại không nằm trong sự cấm đoán.
Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định cung cầu ngoại tệ không căng thẳng và có đủ lực để can thiệp khi cần thiết. Tuy nhiên, sự tồn tại của hai mặt bằng tỷ giá, một chính thức và một không chính thức, chưa bao giờ biến mất trong những năm qua.
Giải quyết việc cộng thêm phí giao dịch vào tỷ giá từ phía Ngân hàng Nhà nước giống như việc chặt đi một số ngọn của cái cây. Chặt ngọn này, ngọn khác lại mọc, bởi việc chặt ấy chưa đủ mạnh, chưa thể cắt đi cội rễ của cái cây là nhu cầu ngoại tệ tăng lên, trong khi nguồn cung bị kìm hãm ở đâu đó, chẳng hạn trên tài khoản ngoại tệ của nhà xuất khẩu.
Dòng cầu vẫn chảy mà dòng cung thì không lưu thông, còn Ngân hàng Nhà nước ở vai trò người mua và bán cuối cùng, điều tiết nguồn nước, lại lâu lâu mới thấy xuất hiện. Cứ hôm nào Ngân hàng Nhà nước bán ra, hoặc có thông tin chuẩn bị bán ra ngoại tệ, thì tỷ giá giao dịch thực trên thị trường liên ngân hàng mới giảm xuống. Sự bán ra nhỏ giọt ấy đôi khi chỉ làm mặt nước nguồn cung xao động nhẹ.
Sự cứng nhắc của tỷ giá chính thức trong biên độ dao động hẹp đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của thị trường tiền tệ. Các nhà đầu tư nước ngoài đang quay lưng với trái phiếu chính phủ, họ thậm chí còn bán ròng chừng 500 tỉ đồng trái phiếu trong hai tuần đầu tháng 7/2009.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam đang ở mức 8,5-9,5%/năm tùy kỳ hạn, cao hơn so với lãi suất trái phiếu các nước lân cận. Nhưng nhà đầu tư nước ngoài không mua không phải vì lợi tức trái phiếu Việt Nam không hấp dẫn, mà vì họ sợ mua rồi, khi bán đi thu hồi vốn, liệu họ có mua được ngoại tệ trở lại để chuyển vốn ra.
Trái phiếu vào dễ, ra khó vì tỷ giá, chứ không phải vì lợi tức thấp. Kênh phát hành trái phiếu đang tắc và gây tác động đến mặt bằng lãi suất tiền đồng. Lợi tức trái phiếu sẽ buộc phải tăng đến một mức nào đó đủ bù đắp rủi ro tỷ giá thì nhà đầu tư ngoại mới đổ vốn vào, khơi mào sự quay lại của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tỷ giá đang là nút thắt của thị trường tiền tệ!
Hải Lý (TBKTSG)