Oan cho iPhone
Lẫn thiết bị hạ tầng cơ sở viễn thông với hàng xa xỉ là một điều đáng tiếc
Khi nghe một thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết rằng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã bỏ ra hàng tỉ USD để nhập thiết bị phục vụ cho dịch vụ 3G, một số quan chức khác đã vội cho rằng “một đất nước còn nghèo mà nhập iPhone tới 1 tỉ USD là lãng phí, không cần thiết”.
Các thiết bị viễn thông, được Tổng cục Thống kê liệt vào loại các sản phẩm “điện tử, máy tính, linh kiện” và có thể lọc ra các số liệu về xuất nhập khẩu của các sản phẩm loại này từ năm 2000 đến 2009 (có thể lấy số liệu hàng tháng rồi phân ra theo quý của năm 2009) và quý 1/2010 như sau:
Lượng nhập các thiết bị viễn thông chỉ là một phần và vì thế luôn nhỏ hơn các con số nhập khẩu kể trên (vì ngoài thiết bị viễn thông còn có các thiết bị điện tử khác, máy tính, các thiết bị ngoại vi và linh kiện của chúng).
Xuất khẩu các sản phẩm loại này chủ yếu do các công ty đa quốc gia có cơ sở lắp ráp hay chế tác ở Việt Nam, như Mitsubishi, Canon, Foxcom, (Intel trong tương lai)… tiến hành. Họ nhập linh kiện, bán thành phẩm ở khắp nơi trên thế giới (một phần khá lớn từ các nhà cung cấp của họ hay cơ sở của chính họ tại Trung Quốc), tiến hành chế tác, lắp ráp tại Việt Nam và xuất hầu như toàn bộ sản phẩm.
Các công ty này có thể làm tăng nhập khẩu, song bù lại họ xuất khẩu hầu hết sản phẩm và không gây ra vấn đề gì xấu đối với cán cân thương mại. Nếu giá trị gia tăng bình quân tại Việt Nam của các sản phẩm này là v%, thì lượng nhập khẩu của các công ty này là (1-v/100) nhân với lượng xuất khẩu.
Nói cách khác, lượng hàng nhập để đầu tư hay tiêu thụ trong nước bằng lượng nhập siêu cộng với (+) (v/100) x lượng xuất khẩu. Nếu giả sử v = 10% chúng ta có ước lượng về giá trị sản phẩm nhập để tiêu dùng trong nước ở cột cuối cùng/(và số phần trăm so với lượng nhập khẩu).
Có thể thấy lượng hàng điện tử, máy tính nhập vào Việt Nam và được tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng lớn và ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong tổng lượng nhập khẩu, năm 2009 lên đến khoảng 1,45 tỉ USD (và 37% lượng nhập khẩu).
Các sản phẩm nhập khẩu này bao gồm các thiết bị hạ tầng viễn thông (tổng đài, trạm phát di động…), các loại điện thoại di động, máy tính, các thiết bị điện tử chuyên dụng và dân dụng…
Nhập khẩu các thiết bị di động để nâng cấp lên mạng 3G có thể tốn nhiều tiền, có thể lên đến hàng tỉ USD như vị thứ trưởng nhắc đến, nhưng đó là đầu tư vào hạ tầng cơ sở, không phải nhập hàng tiêu dùng.
Giá trị nhập khẩu máy điện thoại di động (với tư cách hàng tiêu dùng) chiếm phần không nhỏ. Nếu tính thời gian dùng là 3 năm và với khoảng 80 triệu máy thì mỗi năm cần thay cỡ 27 triệu chiếc (với giá nhập trung bình 25-30 USD/chiếc) có thể ước lượng phải nhập khoảng 700-800 triệu USD/năm. Trong đó số máy cao cấp như iPhone chỉ là số nhỏ (chắc chưa thể chiếm 1-2%).
Đấy là dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo? Đáng lo nhìn từ khía cạnh thâm hụt thương mại, nhập siêu. Đáng lo nhìn ở khía cạnh cơ cấu của ngành điện tử, máy tính nước nhà. Đáng mừng ở khía cạnh mức độ sử dụng các phương tiện viễn thông và tin học (nếu không thì lấy đâu ra sự tiến bộ vượt bậc của chỉ số ICT của Việt Nam). Vấn đề không quá đơn sơ như một số người vẫn tưởng.
Quay lại câu chuyện nhập 1 tỉ USD iPhone, cũng nên nhìn theo nhiều góc độ. Theo báo chí, Vinaphone đã nhập khoảng 5.000 chiếc, Viettel khoảng 8.000 chiếc. Cứ giả sử cả ba nhà mạng (thêm Mobifone nữa) có nhập đến 30.000 chiếc đi nữa, thì giá trị nhập khẩu chỉ cỡ 6-8 triệu USD (chắc chắn giá nhập chỉ cỡ 200-250 USD chiếc, đừng lẫn với giá bán lẻ!); giả như con số có lên 300.000 máy thì giá trị nhập khẩu có lẽ không quá 60 triệu USD (trừ khi nhà nhập khẩu đội giá để tham nhũng) một con số quá nhỏ so với khoảng 1,8 tỉ USD nhập thiết bị điện tử máy tính để dùng trong năm 2009 và quý 1/2010.
Chắc hẳn ý của các quan chức là, một đất nước nghèo mà đi nhập nhiều hàng xa xỉ như xe xịn, đồ dùng xa xỉ là điều không những không cần thiết mà là điều cần tránh. Nhưng lẫn thiết bị hạ tầng cơ sở viễn thông với hàng xa xỉ là một điều đáng tiếc. Thế nhưng một số nhà báo, đáng tiếc, có thói “tát nước theo mưa”, đi lên án các công ty điện thoại di động mà chưa tìm hiểu thực hư ra sao.
Hy vọng việc ngó vào các con số thống kê khô khan có thể giúp ta hiểu hơn một chút vấn đề và các nhà báo cần cẩn trọng khi đưa ra ý kiến, dẫu có là theo ý kiến của quan chức hay của một cơ quan có thẩm quyền nào đó. Không cẩn trọng có khi còn phạm tội lớn là “tội nghiệp” như những kinh nghiệm vừa qua cho thấy.
Nguyễn Quang A (Lao Động)
Các thiết bị viễn thông, được Tổng cục Thống kê liệt vào loại các sản phẩm “điện tử, máy tính, linh kiện” và có thể lọc ra các số liệu về xuất nhập khẩu của các sản phẩm loại này từ năm 2000 đến 2009 (có thể lấy số liệu hàng tháng rồi phân ra theo quý của năm 2009) và quý 1/2010 như sau:
Lượng nhập các thiết bị viễn thông chỉ là một phần và vì thế luôn nhỏ hơn các con số nhập khẩu kể trên (vì ngoài thiết bị viễn thông còn có các thiết bị điện tử khác, máy tính, các thiết bị ngoại vi và linh kiện của chúng).
Xuất khẩu các sản phẩm loại này chủ yếu do các công ty đa quốc gia có cơ sở lắp ráp hay chế tác ở Việt Nam, như Mitsubishi, Canon, Foxcom, (Intel trong tương lai)… tiến hành. Họ nhập linh kiện, bán thành phẩm ở khắp nơi trên thế giới (một phần khá lớn từ các nhà cung cấp của họ hay cơ sở của chính họ tại Trung Quốc), tiến hành chế tác, lắp ráp tại Việt Nam và xuất hầu như toàn bộ sản phẩm.
Các công ty này có thể làm tăng nhập khẩu, song bù lại họ xuất khẩu hầu hết sản phẩm và không gây ra vấn đề gì xấu đối với cán cân thương mại. Nếu giá trị gia tăng bình quân tại Việt Nam của các sản phẩm này là v%, thì lượng nhập khẩu của các công ty này là (1-v/100) nhân với lượng xuất khẩu.
Nói cách khác, lượng hàng nhập để đầu tư hay tiêu thụ trong nước bằng lượng nhập siêu cộng với (+) (v/100) x lượng xuất khẩu. Nếu giả sử v = 10% chúng ta có ước lượng về giá trị sản phẩm nhập để tiêu dùng trong nước ở cột cuối cùng/(và số phần trăm so với lượng nhập khẩu).
Có thể thấy lượng hàng điện tử, máy tính nhập vào Việt Nam và được tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng lớn và ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong tổng lượng nhập khẩu, năm 2009 lên đến khoảng 1,45 tỉ USD (và 37% lượng nhập khẩu).
Các sản phẩm nhập khẩu này bao gồm các thiết bị hạ tầng viễn thông (tổng đài, trạm phát di động…), các loại điện thoại di động, máy tính, các thiết bị điện tử chuyên dụng và dân dụng…
Nhập khẩu các thiết bị di động để nâng cấp lên mạng 3G có thể tốn nhiều tiền, có thể lên đến hàng tỉ USD như vị thứ trưởng nhắc đến, nhưng đó là đầu tư vào hạ tầng cơ sở, không phải nhập hàng tiêu dùng.
Giá trị nhập khẩu máy điện thoại di động (với tư cách hàng tiêu dùng) chiếm phần không nhỏ. Nếu tính thời gian dùng là 3 năm và với khoảng 80 triệu máy thì mỗi năm cần thay cỡ 27 triệu chiếc (với giá nhập trung bình 25-30 USD/chiếc) có thể ước lượng phải nhập khoảng 700-800 triệu USD/năm. Trong đó số máy cao cấp như iPhone chỉ là số nhỏ (chắc chưa thể chiếm 1-2%).
Đấy là dấu hiệu đáng mừng hay đáng lo? Đáng lo nhìn từ khía cạnh thâm hụt thương mại, nhập siêu. Đáng lo nhìn ở khía cạnh cơ cấu của ngành điện tử, máy tính nước nhà. Đáng mừng ở khía cạnh mức độ sử dụng các phương tiện viễn thông và tin học (nếu không thì lấy đâu ra sự tiến bộ vượt bậc của chỉ số ICT của Việt Nam). Vấn đề không quá đơn sơ như một số người vẫn tưởng.
Quay lại câu chuyện nhập 1 tỉ USD iPhone, cũng nên nhìn theo nhiều góc độ. Theo báo chí, Vinaphone đã nhập khoảng 5.000 chiếc, Viettel khoảng 8.000 chiếc. Cứ giả sử cả ba nhà mạng (thêm Mobifone nữa) có nhập đến 30.000 chiếc đi nữa, thì giá trị nhập khẩu chỉ cỡ 6-8 triệu USD (chắc chắn giá nhập chỉ cỡ 200-250 USD chiếc, đừng lẫn với giá bán lẻ!); giả như con số có lên 300.000 máy thì giá trị nhập khẩu có lẽ không quá 60 triệu USD (trừ khi nhà nhập khẩu đội giá để tham nhũng) một con số quá nhỏ so với khoảng 1,8 tỉ USD nhập thiết bị điện tử máy tính để dùng trong năm 2009 và quý 1/2010.
Chắc hẳn ý của các quan chức là, một đất nước nghèo mà đi nhập nhiều hàng xa xỉ như xe xịn, đồ dùng xa xỉ là điều không những không cần thiết mà là điều cần tránh. Nhưng lẫn thiết bị hạ tầng cơ sở viễn thông với hàng xa xỉ là một điều đáng tiếc. Thế nhưng một số nhà báo, đáng tiếc, có thói “tát nước theo mưa”, đi lên án các công ty điện thoại di động mà chưa tìm hiểu thực hư ra sao.
Hy vọng việc ngó vào các con số thống kê khô khan có thể giúp ta hiểu hơn một chút vấn đề và các nhà báo cần cẩn trọng khi đưa ra ý kiến, dẫu có là theo ý kiến của quan chức hay của một cơ quan có thẩm quyền nào đó. Không cẩn trọng có khi còn phạm tội lớn là “tội nghiệp” như những kinh nghiệm vừa qua cho thấy.
Nguyễn Quang A (Lao Động)