ODA không phải là “bình sữa ngọt”
Đâu là nguyên nhân xảy ra tình trạng tham nhũng trong một số dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA)?
“Công ty cấp nước không được quản lý dự án ODA về cấp nước; công ty quản lý, duy tu đường thì không được quản lý dự án về cầu đường mà lại giao cho một cơ quan hành chính. Không chịu trách nhiệm đến cùng nên khó có trách nhiệm tuyệt đối”.
TS. Dương Đức Ưng, cố vấn cao cấp - nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nói về nguyên nhân xảy ra tình trạng tham nhũng trong một số dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Ông Ưng nói:
- Các nước đang phát triển đều phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có ODA. Thực chất ODA vừa là khoản vay, vừa là một công cụ chính trị của nước đi nhận viện trợ. Vì vậy cách đàm phán, tiếp nhận và tiêu tiền thế nào cần liên tục được đổi mới, cập nhật để đạt hiệu quả cao nhất.
“Cây gậy và củ cà rốt”
Thưa ông, có vẻ nhiều người không quan tâm lắm đến việc chi tiêu ODA vì đó là tiền viện trợ. Nhiều nơi còn cố xin bằng được ODA để có dự án.
Viện trợ có hai mặt, bất kỳ khoản viện trợ nào cũng vậy. Khi một nước đem tiền thuế của dân đi cho hoặc cho nước khác vay với lãi suất rất ưu đãi thì nó phải hàm chứa mục tiêu chính trị, có thể trần trụi, kiểu “cây gậy và củ cà rốt” trước đây hoặc nhẹ nhàng hơn tùy vào tình hình thế giới và tiềm lực của nước nhận viện trợ.
Bản chất của viện trợ là khoản tiền thuế của người dân nước đi viện trợ, nên tiền viện trợ phải đem lại lợi ích trước mắt hay lâu dài cho nước đi viện trợ. Như họ tài trợ các dự án đường sá, hạ tầng, hành lang pháp lý... mục đích để các công ty của họ vào đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Chưa hết, ODA đến, nước nhận viện trợ cũng phải có vốn đối ứng để cùng thực thi dự án. Vì vậy, trong dự án ODA ở Việt Nam bao giờ cũng có tiền thuế của người dân Việt Nam. Nên nó hoàn toàn không phải “bình sữa ngọt” từ bên ngoài đưa vào.
Có chuyên gia cho rằng đôi khi dùng vốn ODA còn đắt hơn cả vốn trong nước, ông nghĩ thế nào?
Đúng vậy. Vì các nước viện trợ thường đưa ra những nguyên tắc, ràng buộc. Ví dụ với khoản vay thế này, ưu đãi như vậy thì phải thuê dịch vụ tư vấn của họ, phải mua thiết bị của họ dù giá thiết bị đó đắt hơn rất nhiều thiết bị trong nước.
Bên cạnh đó, giải ngân ODA ở Việt Nam đôi khi rất chậm, có công trình phải mất năm năm, thậm chí mười năm mới xong. Tính hiệu quả kinh tế lúc đó có thể đã không còn.
Vì vậy theo tôi, ODA là cần thiết trong từng hoàn cảnh chứ không phải tất cả. Nhiều dự án nếu dùng vốn trong nước sẽ rẻ hơn. Cần tránh tâm lý khát vốn, tìm mọi cách xin ODA, có dự án, còn hiệu quả kinh tế không quan tâm hoặc tính sau. Chính phủ đã ban hành danh mục ưu tiên ODA. Nên thực hiện nghiêm từ trên xuống, trong đó các bộ ngành phải làm gương.
Như ông nói, tâm lý muốn ODA năm sau cao hơn năm trước, nếu đạt thì nhìn nó như một thành tích là không đúng?
Không nước nào tài trợ nhiều cho một quốc gia chính sách kém, đi ngược lại nguyện vọng người dân. Nên vốn cam kết lớn phần nào thể hiện sự tin tưởng vào chính sách hiện tại. Nhưng cam kết chỉ là trên giấy, vấn đề là vốn thực hiện. ODA vào Việt Nam những năm qua trên 40 tỉ USD nhưng đến nay mới tiêu được một nửa, nghĩa là vốn thực hiện khoảng 50%.
Không nên quá lạc quan vào con số cam kết vì thành tích thực phải là những công trình cụ thể, hiệu quả ra sao. Nếu ODA vào nhiều mà dùng không hiệu quả, để xảy ra tham nhũng, cắt xén thì ODA sẽ tạo ra một gánh nặng nợ nần cho thế hệ sau.
Nên xem lại cách rót tiền
Theo ông, cơ chế hiện tại phải sửa thế nào để tránh thất thoát khi sử dụng ODA?
Quan trọng nhất là phải có sự giám sát, cơ chế công khai minh bạch và xử lý nghiêm. Nghị định 131 về quy chế quản lý và sử dụng ODA đã quy định rõ: nếu để xảy ra tiêu cực ở ban quản lý, chủ đầu tư dự án ODA thì cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm chứ không thể vô can.
Nhưng có thể nói nếu nhìn những văn bản pháp quy của Việt Nam hiện nay về ODA thì cơ chế đã khá chặt chẽ, sự công khai minh bạch cũng đã rõ ràng.
Nhưng thực tế các thông tin về ODA vẫn không đầy đủ cho những người cần biết nó. Phía Canada đã thử nghiệm ở Việt Nam hình thức cho người dân trực tiếp giám sát công trình ODA. Đó là dự án cơ sở hạ tầng nông thôn tại Trà Vinh, người dân được quyền ra tận công trình giám sát nên không mất một ký xi măng nào, đã triển khai năm năm đến nay vẫn hiệu quả.
Đây là cách làm rất tốt mà chúng ta có thể tham khảo.
Ngoài các giải pháp công khai minh bạch đã được nói đến nhiều, để hạn chế thất thoát từ dự án ODA, theo ông, có giải pháp đột phá là gì?
Nhiều cơ quan hiện coi ODA như vốn Chính phủ cho, nguồn vốn lại là từ viện trợ ưu đãi nên rất thoải mái, có thì cứ làm chứ không quan niệm làm một công trình phải phục vụ một lợi ích thiết thực. Nên vấn đề quan trọng bây giờ, theo tôi, là phải giao tiền đúng chỗ, tìm được người chủ đích thực cho ODA.
Người chủ đích thực là người thật sự đang bức bối, cần những đồng vốn ODA. Khi nhận được ODA, đồng tiền đó phải gắn bó chặt chẽ với cả quá trình làm việc sau này của họ. Nếu hiệu quả của dự án sẽ ảnh hưởng đến lương, thu nhập cả quá trình sau của anh ta thì anh ta sẽ có trách nhiệm.
Rất tiếc, hiện nhiều dự án không được giao đúng chỗ. Công ty cấp nước không được quản lý dự án ODA về cấp nước, công ty quản lý, duy tu đường cũng không được quản lý các dự án ODA về cầu đường mà lại lập ra cho một ban quản lý dự án - một cơ quan hành chính làm. Làm xong họ chuyển giao, có khúc mắc gì họ kệ vì phải làm việc khác.
Một người viết dự án, người thực hiện khác, người vận hành khác, một người duy tu bảo dưỡng lại khác thì rất khó thành công trong những dự án như vậy.
Như thế vai trò của các bộ, UBND phải giảm xuống?
Để thực hiện điều này, chúng ta phải làm rõ lại với nhà tài trợ. Họ nghĩ giao cho các bộ, UBND làm thì khi có khó khăn gì sẽ được giải quyết nhanh. Nhưng vấn đề không phải như vậy.
Nếu chú trọng hiệu quả, nên giao ODA cho những người sẽ phải tổ chức thực hiện, sẽ phải vận hành và duy tu bảo dưỡng chính sản phẩm của nguồn vốn ODA đó làm.
Cầm Văn Kình (Tuổi Trẻ)
TS. Dương Đức Ưng, cố vấn cao cấp - nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nói về nguyên nhân xảy ra tình trạng tham nhũng trong một số dự án viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Ông Ưng nói:
- Các nước đang phát triển đều phải huy động nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có ODA. Thực chất ODA vừa là khoản vay, vừa là một công cụ chính trị của nước đi nhận viện trợ. Vì vậy cách đàm phán, tiếp nhận và tiêu tiền thế nào cần liên tục được đổi mới, cập nhật để đạt hiệu quả cao nhất.
“Cây gậy và củ cà rốt”
Thưa ông, có vẻ nhiều người không quan tâm lắm đến việc chi tiêu ODA vì đó là tiền viện trợ. Nhiều nơi còn cố xin bằng được ODA để có dự án.
Viện trợ có hai mặt, bất kỳ khoản viện trợ nào cũng vậy. Khi một nước đem tiền thuế của dân đi cho hoặc cho nước khác vay với lãi suất rất ưu đãi thì nó phải hàm chứa mục tiêu chính trị, có thể trần trụi, kiểu “cây gậy và củ cà rốt” trước đây hoặc nhẹ nhàng hơn tùy vào tình hình thế giới và tiềm lực của nước nhận viện trợ.
Bản chất của viện trợ là khoản tiền thuế của người dân nước đi viện trợ, nên tiền viện trợ phải đem lại lợi ích trước mắt hay lâu dài cho nước đi viện trợ. Như họ tài trợ các dự án đường sá, hạ tầng, hành lang pháp lý... mục đích để các công ty của họ vào đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Chưa hết, ODA đến, nước nhận viện trợ cũng phải có vốn đối ứng để cùng thực thi dự án. Vì vậy, trong dự án ODA ở Việt Nam bao giờ cũng có tiền thuế của người dân Việt Nam. Nên nó hoàn toàn không phải “bình sữa ngọt” từ bên ngoài đưa vào.
Có chuyên gia cho rằng đôi khi dùng vốn ODA còn đắt hơn cả vốn trong nước, ông nghĩ thế nào?
Đúng vậy. Vì các nước viện trợ thường đưa ra những nguyên tắc, ràng buộc. Ví dụ với khoản vay thế này, ưu đãi như vậy thì phải thuê dịch vụ tư vấn của họ, phải mua thiết bị của họ dù giá thiết bị đó đắt hơn rất nhiều thiết bị trong nước.
Bên cạnh đó, giải ngân ODA ở Việt Nam đôi khi rất chậm, có công trình phải mất năm năm, thậm chí mười năm mới xong. Tính hiệu quả kinh tế lúc đó có thể đã không còn.
Vì vậy theo tôi, ODA là cần thiết trong từng hoàn cảnh chứ không phải tất cả. Nhiều dự án nếu dùng vốn trong nước sẽ rẻ hơn. Cần tránh tâm lý khát vốn, tìm mọi cách xin ODA, có dự án, còn hiệu quả kinh tế không quan tâm hoặc tính sau. Chính phủ đã ban hành danh mục ưu tiên ODA. Nên thực hiện nghiêm từ trên xuống, trong đó các bộ ngành phải làm gương.
Như ông nói, tâm lý muốn ODA năm sau cao hơn năm trước, nếu đạt thì nhìn nó như một thành tích là không đúng?
Không nước nào tài trợ nhiều cho một quốc gia chính sách kém, đi ngược lại nguyện vọng người dân. Nên vốn cam kết lớn phần nào thể hiện sự tin tưởng vào chính sách hiện tại. Nhưng cam kết chỉ là trên giấy, vấn đề là vốn thực hiện. ODA vào Việt Nam những năm qua trên 40 tỉ USD nhưng đến nay mới tiêu được một nửa, nghĩa là vốn thực hiện khoảng 50%.
Không nên quá lạc quan vào con số cam kết vì thành tích thực phải là những công trình cụ thể, hiệu quả ra sao. Nếu ODA vào nhiều mà dùng không hiệu quả, để xảy ra tham nhũng, cắt xén thì ODA sẽ tạo ra một gánh nặng nợ nần cho thế hệ sau.
Nên xem lại cách rót tiền
Theo ông, cơ chế hiện tại phải sửa thế nào để tránh thất thoát khi sử dụng ODA?
Quan trọng nhất là phải có sự giám sát, cơ chế công khai minh bạch và xử lý nghiêm. Nghị định 131 về quy chế quản lý và sử dụng ODA đã quy định rõ: nếu để xảy ra tiêu cực ở ban quản lý, chủ đầu tư dự án ODA thì cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm chứ không thể vô can.
Nhưng có thể nói nếu nhìn những văn bản pháp quy của Việt Nam hiện nay về ODA thì cơ chế đã khá chặt chẽ, sự công khai minh bạch cũng đã rõ ràng.
Nhưng thực tế các thông tin về ODA vẫn không đầy đủ cho những người cần biết nó. Phía Canada đã thử nghiệm ở Việt Nam hình thức cho người dân trực tiếp giám sát công trình ODA. Đó là dự án cơ sở hạ tầng nông thôn tại Trà Vinh, người dân được quyền ra tận công trình giám sát nên không mất một ký xi măng nào, đã triển khai năm năm đến nay vẫn hiệu quả.
Đây là cách làm rất tốt mà chúng ta có thể tham khảo.
Ngoài các giải pháp công khai minh bạch đã được nói đến nhiều, để hạn chế thất thoát từ dự án ODA, theo ông, có giải pháp đột phá là gì?
Nhiều cơ quan hiện coi ODA như vốn Chính phủ cho, nguồn vốn lại là từ viện trợ ưu đãi nên rất thoải mái, có thì cứ làm chứ không quan niệm làm một công trình phải phục vụ một lợi ích thiết thực. Nên vấn đề quan trọng bây giờ, theo tôi, là phải giao tiền đúng chỗ, tìm được người chủ đích thực cho ODA.
Người chủ đích thực là người thật sự đang bức bối, cần những đồng vốn ODA. Khi nhận được ODA, đồng tiền đó phải gắn bó chặt chẽ với cả quá trình làm việc sau này của họ. Nếu hiệu quả của dự án sẽ ảnh hưởng đến lương, thu nhập cả quá trình sau của anh ta thì anh ta sẽ có trách nhiệm.
Rất tiếc, hiện nhiều dự án không được giao đúng chỗ. Công ty cấp nước không được quản lý dự án ODA về cấp nước, công ty quản lý, duy tu đường cũng không được quản lý các dự án ODA về cầu đường mà lại lập ra cho một ban quản lý dự án - một cơ quan hành chính làm. Làm xong họ chuyển giao, có khúc mắc gì họ kệ vì phải làm việc khác.
Một người viết dự án, người thực hiện khác, người vận hành khác, một người duy tu bảo dưỡng lại khác thì rất khó thành công trong những dự án như vậy.
Như thế vai trò của các bộ, UBND phải giảm xuống?
Để thực hiện điều này, chúng ta phải làm rõ lại với nhà tài trợ. Họ nghĩ giao cho các bộ, UBND làm thì khi có khó khăn gì sẽ được giải quyết nhanh. Nhưng vấn đề không phải như vậy.
Nếu chú trọng hiệu quả, nên giao ODA cho những người sẽ phải tổ chức thực hiện, sẽ phải vận hành và duy tu bảo dưỡng chính sản phẩm của nguồn vốn ODA đó làm.
Cầm Văn Kình (Tuổi Trẻ)