Ông chủ Facebook diễn thuyết bằng tiếng Trung
Trong bài phát biểu này, Zuckerberg nhấn mạnh mong muốn mở rộng hoạt động của Facebook bên ngoài nước Mỹ
Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã có một bài phát biểu dài gần nửa tiếng đồng hồ bằng tiếng Trung Quốc, tại đất nước nơi Facebook vẫn đang bị cấm.
Zuckerberg cũng nói rằng đây là “bài phát biểu thực sự đầu tiên của tôi bằng bất kỳ ngôn ngữ nào”.
“Kết nối mọi người”
Theo tờ Wall Street Journal, bài phát biểu dài 22 phút của Zuckerberg được thực hiện khi tới thăm Đại học Tsinghua ở thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) vào cuối tuần vừa rồi. Cách đây tròn một năm cũng tại Bắc Kinh, ông chủ Facebook cũng từng có một cuộc hội thoại ngắn bằng tiếng Trung với sinh viên Đại học Tsinghua.
“Tôi đã có bài phát biểu đầu tiên của mình, bằng tiếng Trung Quốc tại Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh, về lý do vì sao bạn cần cảm nhận mạnh mẽ sứ mệnh thay đổi thế giới”, Zuckerberg viết trên trang Facbook cá nhân. Bài viết này của vị CEO công nghệ trẻ tuổi đăng kèm với một đoạn video bài phát biểu có phụ đề tiếng Anh.
Trong dịp tới Đại học Tsinghua lần này, Zuckerberg được bổ nhiệm vào Ban Cố vấn Trường Kinh tế và Quản lý Tsinghua.
Trong trang phục quen thuộc là chiếc áo phông xám, Zuckerberg đứng một mình trên sân khấu để phát biểu bằng tiếng Trung, trong tay không hề có bài phát biểu được chuẩn bị sẵn.
Đôi chỗ bị vấp và mắc lỗi ngữ pháp, nhưng tiếng Trung của Zuckerberg có vẻ đã có nhiều tiến bộ so với năm ngoái - thời điểm anh mới chỉ nói được về những chủ đề đơn giản hơn như gia đình và các ngôi sao phim võ thuật.
Vị tỷ phú 31 tuổi mở đầu bài phát biểu bằng lý do anh sáng lập Facebook vào năm 2004, “để kết nối mọi người trên mạng”.
“Vào thời điểm đó, có quá nhiều website trên Internet và bạn có thể tìm thấy hầu như tất cả mọi thứ: tin tức, âm nhạc, sách, những thứ để mua. Nhưng lại không có bất kỳ dịch vụ nào để giúp chúng ta tìm thứ quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta là con người”, Zuckerberg nói.
“Tôi muốn kết nối mọi người, và khi tôi nhìn vào những công ty Trung Quốc như Alibaba và Xiaomi, tôi nhìn thấy câu chuyện tương tự”, nhà sáng lập Facebook phát biểu.
Trong bài phát biểu của mình, Zuckerberg cũng nhấn mạnh mong muốn mở rộng hoạt động của Facebook bên ngoài nước Mỹ. Theo Zuckerberg, một số người lo ngại Facebook chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh kết nối mọi người ở Mỹ, nhưng công ty vân đang duy trì nỗ lực mở rộng hoạt động tại các quốc gia khác.
Đáng chú ý, hiện Facebook vẫn đang bị cấm ở Trung Quốc.
Dân mạng ấn tượng
Khán giả nghe ông chủ Facebook phát biểu đã dành cho anh những tràng pháo tay không ngớt khi anh sử dụng một câu thành ngữ tiếng Trung Quốc có ý nghĩa là “có công mài sắt, có ngày nên kim” để nhấn mạnh bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, một cá nhân có thể thay đổi thế giới.
Zuckerberg cũng nhắc tới nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma.
“Jack Ma có một câu nói mà tôi rất thích: so với cách đây 15 năm, chúng tôi là lớn, nhưng so với 15 năm sau, chúng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ”, Zuckerberg nói.
Cư dân mạng Trung Quốc đã bình luận sôi nổi về bài phát biểu này của Zuckerberg.
“Tôi thật sự ấn tượng vì kỹ năng nói tiếng Trung Quốc của Mark Zuckerberg đã được cải thiện rất nhiều sau một năm. Vì lý do gì mà tôi không học tốt tiếng Anh cơ chứ”, một người viết trên mạng xã hội Weibo.
“Tôi không hiểu hết những gì mà anh ta nói, vì giọng của anh ta nặng, nhưng tôi thực sự đánh giá cao nỗ lực và khả năng của anh ta”, một người dùng Weibo khác khen ngợi.
Khả năng nói tiếng Trung của Zuckerberg cũng đã giúp anh thu hút được sự chú ý của các quan chức cấp cao Trung Quốc.
Tháng 9 vừa qua, người đứng đầu Facebook đã có cuộc trò chuyện bằng tiếng Trung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo các công ty công nghệ Trung-Mỹ ở Seatle, nhân chuyến thăm Mỹ chính thức của ông Tập.
“Đây là lần đầu tiên tôi từng nói chuyện với một nhà lãnh đạo thế giới hoàn toàn bằng ngoại ngữ”, Zuckerberg viết trên trang Facebook cá nhân sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Doanh nhân Trung Quốc Zhou Hongyi, người cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ trên, cho biết Zuckerberg có nhiều thời gian trò chuyện với ông Tập hơn so với các doanh nhân Mỹ khác, nhờ nói được tiếng Trung.
“Tìm được một người nước ngoài có thể nói được tiếng Trung Quốc luôn là một việc gây sốc. Bởi vậy mà họ [Zuckerberg và ông Tập] nói chuyện với nhau lâu nhất”, ông Zhou tiết lộ.
Không chỉ học tiếng Trung, Zuckerberg - người có vợ gốc Hoa - còn cho thấy nhiều nỗ lực rõ ràng để làm quen với văn hóa Trung Quốc. Mới đây, anh tiết lộ trên trang Facebook cá nhân là đang đọc cuốn “The Three-Body Problem”, một cuốn sách khoa học giả tưởng bằng tiếng Trung.
Zuckerberg cũng nói rằng đây là “bài phát biểu thực sự đầu tiên của tôi bằng bất kỳ ngôn ngữ nào”.
“Kết nối mọi người”
Theo tờ Wall Street Journal, bài phát biểu dài 22 phút của Zuckerberg được thực hiện khi tới thăm Đại học Tsinghua ở thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) vào cuối tuần vừa rồi. Cách đây tròn một năm cũng tại Bắc Kinh, ông chủ Facebook cũng từng có một cuộc hội thoại ngắn bằng tiếng Trung với sinh viên Đại học Tsinghua.
“Tôi đã có bài phát biểu đầu tiên của mình, bằng tiếng Trung Quốc tại Đại học Tsinghua ở Bắc Kinh, về lý do vì sao bạn cần cảm nhận mạnh mẽ sứ mệnh thay đổi thế giới”, Zuckerberg viết trên trang Facbook cá nhân. Bài viết này của vị CEO công nghệ trẻ tuổi đăng kèm với một đoạn video bài phát biểu có phụ đề tiếng Anh.
Trong dịp tới Đại học Tsinghua lần này, Zuckerberg được bổ nhiệm vào Ban Cố vấn Trường Kinh tế và Quản lý Tsinghua.
Trong trang phục quen thuộc là chiếc áo phông xám, Zuckerberg đứng một mình trên sân khấu để phát biểu bằng tiếng Trung, trong tay không hề có bài phát biểu được chuẩn bị sẵn.
Đôi chỗ bị vấp và mắc lỗi ngữ pháp, nhưng tiếng Trung của Zuckerberg có vẻ đã có nhiều tiến bộ so với năm ngoái - thời điểm anh mới chỉ nói được về những chủ đề đơn giản hơn như gia đình và các ngôi sao phim võ thuật.
Vị tỷ phú 31 tuổi mở đầu bài phát biểu bằng lý do anh sáng lập Facebook vào năm 2004, “để kết nối mọi người trên mạng”.
“Vào thời điểm đó, có quá nhiều website trên Internet và bạn có thể tìm thấy hầu như tất cả mọi thứ: tin tức, âm nhạc, sách, những thứ để mua. Nhưng lại không có bất kỳ dịch vụ nào để giúp chúng ta tìm thứ quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta là con người”, Zuckerberg nói.
“Tôi muốn kết nối mọi người, và khi tôi nhìn vào những công ty Trung Quốc như Alibaba và Xiaomi, tôi nhìn thấy câu chuyện tương tự”, nhà sáng lập Facebook phát biểu.
Trong bài phát biểu của mình, Zuckerberg cũng nhấn mạnh mong muốn mở rộng hoạt động của Facebook bên ngoài nước Mỹ. Theo Zuckerberg, một số người lo ngại Facebook chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh kết nối mọi người ở Mỹ, nhưng công ty vân đang duy trì nỗ lực mở rộng hoạt động tại các quốc gia khác.
Đáng chú ý, hiện Facebook vẫn đang bị cấm ở Trung Quốc.
Dân mạng ấn tượng
Khán giả nghe ông chủ Facebook phát biểu đã dành cho anh những tràng pháo tay không ngớt khi anh sử dụng một câu thành ngữ tiếng Trung Quốc có ý nghĩa là “có công mài sắt, có ngày nên kim” để nhấn mạnh bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, một cá nhân có thể thay đổi thế giới.
Zuckerberg cũng nhắc tới nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma.
“Jack Ma có một câu nói mà tôi rất thích: so với cách đây 15 năm, chúng tôi là lớn, nhưng so với 15 năm sau, chúng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ”, Zuckerberg nói.
Cư dân mạng Trung Quốc đã bình luận sôi nổi về bài phát biểu này của Zuckerberg.
“Tôi thật sự ấn tượng vì kỹ năng nói tiếng Trung Quốc của Mark Zuckerberg đã được cải thiện rất nhiều sau một năm. Vì lý do gì mà tôi không học tốt tiếng Anh cơ chứ”, một người viết trên mạng xã hội Weibo.
“Tôi không hiểu hết những gì mà anh ta nói, vì giọng của anh ta nặng, nhưng tôi thực sự đánh giá cao nỗ lực và khả năng của anh ta”, một người dùng Weibo khác khen ngợi.
Khả năng nói tiếng Trung của Zuckerberg cũng đã giúp anh thu hút được sự chú ý của các quan chức cấp cao Trung Quốc.
Tháng 9 vừa qua, người đứng đầu Facebook đã có cuộc trò chuyện bằng tiếng Trung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo các công ty công nghệ Trung-Mỹ ở Seatle, nhân chuyến thăm Mỹ chính thức của ông Tập.
“Đây là lần đầu tiên tôi từng nói chuyện với một nhà lãnh đạo thế giới hoàn toàn bằng ngoại ngữ”, Zuckerberg viết trên trang Facebook cá nhân sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Doanh nhân Trung Quốc Zhou Hongyi, người cũng có mặt trong cuộc gặp gỡ trên, cho biết Zuckerberg có nhiều thời gian trò chuyện với ông Tập hơn so với các doanh nhân Mỹ khác, nhờ nói được tiếng Trung.
“Tìm được một người nước ngoài có thể nói được tiếng Trung Quốc luôn là một việc gây sốc. Bởi vậy mà họ [Zuckerberg và ông Tập] nói chuyện với nhau lâu nhất”, ông Zhou tiết lộ.
Không chỉ học tiếng Trung, Zuckerberg - người có vợ gốc Hoa - còn cho thấy nhiều nỗ lực rõ ràng để làm quen với văn hóa Trung Quốc. Mới đây, anh tiết lộ trên trang Facebook cá nhân là đang đọc cuốn “The Three-Body Problem”, một cuốn sách khoa học giả tưởng bằng tiếng Trung.