“Ông lớn” khởi động giảm lãi suất các khoản vay cũ
Thị trường đón nhận thêm sự nhập cuộc của các “ông lớn” trong việc thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm
Ngày 11/7, thị trường đón nhận thêm sự nhập cuộc của các “ông lớn” trong việc thực hiện giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm.
Cuối chiều nay, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, ngay sau khi dự hội nghị ngành cuối tuần qua, ngân hàng này đã họp và có văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống từ ngày 15/7 tới áp dụng lãi suất cho vay tối đa là 15%/năm.
“Chúng tôi áp dụng với tất cả các khoản vay các khách hàng vay sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Bốn nhóm tín dụng thuộc diện ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa thì áp dụng mức trần lãi suất cho vay 13%/năm. Còn các lĩnh vực khác chúng tôi căn cứ vào nhu cầu vay vốn, uy tín khả năng trả nợ để áp dụng có mức lãi suất cho vay phù hợp với mức tối đa 15%/năm”, ông Bảo nói.
Trả lời VnEconomy, ông Bảo cho biết, Agribank hiện có tổng dư nợ khoảng 420.000 tỷ đồng, trong đó các khoản dư nợ có lãi suất trên 15%/năm chiếm khá lớn với tỷ trọng trên 50%.
Theo đó, Chủ tịch Agribank tính toán, với việc áp mức lãi suất tối đa 15%/năm nói trên thì dự kiến doanh thu lãi vay của ngân hàng này sẽ giảm tới khoảng 4.500 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, sau các đợt chủ động giảm lãi suất, doanh thu lãi tiền vay cũng đã giảm hơn 3.000 tỷ đồng.
“Việc này cũng gây khó khăn về mặt tài chính với Agribank. Nhưng chúng tôi nhận thức rằng, đây là biện pháp hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giữa khách hàng vay. Agribank sẽ tiết kiệm các khoản chi phí, tăng các khoản thu để bù đắp số thu lãi tiền vay bị giảm do giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay”, ông Bảo nói thêm
Chủ tịch Agribank cũng dự kiến trong năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 10%; riêng các chi nhánh thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn thì tăng trưởng dư nợ cho vay khoảng 15%.
Cùng với Agribank, trong ngày 11/7, một “ông lớn” khác là Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã công bố kế hoạch giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ khá cụ thể.
Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị sơ kết hoạt động ngành ngân hàng, VietinBank đã tiết giảm chi phí, quyết tâm hạ lãi suất đối với tất cả các khoản vay xuống tối đa 15%/năm kể từ ngày 15/7/2012. VietinBank sẵn sàng cho doanh nghiệp vay vốn lưu động với lãi suất 12%/năm, thậm chí 11%/năm”.
Trước đó, ngày 10/7, VietinBank đã có văn bản chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện rà soát dư nợ các khoản vay cũ, điều chỉnh giảm lãi suất về mức 15%/năm (từ 15/7/2012); đồng thời yêu cầu các chi nhánh chủ động hơn trong việc phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn nợ nhằm hỗ trợ khách hàng…
Trong những trường hợp cụ thể, có thể áp dụng chính sách miễn lãi 100%, thậm chí bán nợ với tỷ trọng khoảng 50 - 60% khoản nợ gốc, ông Hùng cho biết.
Như vậy, sau khi Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cho biết là sẽ vào cuộc thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi cho nợ cũ với dự tính sẽ “mất” khoảng 1.800 tỷ đồng, thị trường đã đón thêm những “ông lớn” khối quốc doanh nhập cuộc, trong đó con số doanh thu lãi tiền vay của Agribank giảm khoảng 4.500 tỷ đồng cũng là một quy mô lớn.
Còn theo tìm hiểu của VnEconomy, thị phần cho vay trên thị trường 1 (dân cư và các tổ chức kinh tế) của khối ngân hàng quốc doanh hiện chiếm tới gần 49%, tức ứng với quy mô gần 1,3 triệu tỷ đồng dư nợ. Việc rút lãi suất cho các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm như vậy nếu thực hiện đúng trên thực tế thì sẽ tạo hiệu ứng rất lớn.
Còn ở khối ngân hàng thương mại cổ phần (hiện chiếm khoảng 34,8% thị phần cho vay thị trường 1), đến ngày 11/7 mới chỉ có Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức công bố kế hoạch giảm lãi suất này. Tổng dư nợ của SHB hiện khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó số dư nợ có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 35%.
Trong những ngày tới, có thể sẽ có thêm các ngân hàng thương mại khác nhập cuộc.
Cuối chiều nay, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho biết, ngay sau khi dự hội nghị ngành cuối tuần qua, ngân hàng này đã họp và có văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống từ ngày 15/7 tới áp dụng lãi suất cho vay tối đa là 15%/năm.
“Chúng tôi áp dụng với tất cả các khoản vay các khách hàng vay sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Bốn nhóm tín dụng thuộc diện ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa thì áp dụng mức trần lãi suất cho vay 13%/năm. Còn các lĩnh vực khác chúng tôi căn cứ vào nhu cầu vay vốn, uy tín khả năng trả nợ để áp dụng có mức lãi suất cho vay phù hợp với mức tối đa 15%/năm”, ông Bảo nói.
Trả lời VnEconomy, ông Bảo cho biết, Agribank hiện có tổng dư nợ khoảng 420.000 tỷ đồng, trong đó các khoản dư nợ có lãi suất trên 15%/năm chiếm khá lớn với tỷ trọng trên 50%.
Theo đó, Chủ tịch Agribank tính toán, với việc áp mức lãi suất tối đa 15%/năm nói trên thì dự kiến doanh thu lãi vay của ngân hàng này sẽ giảm tới khoảng 4.500 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, sau các đợt chủ động giảm lãi suất, doanh thu lãi tiền vay cũng đã giảm hơn 3.000 tỷ đồng.
“Việc này cũng gây khó khăn về mặt tài chính với Agribank. Nhưng chúng tôi nhận thức rằng, đây là biện pháp hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giữa khách hàng vay. Agribank sẽ tiết kiệm các khoản chi phí, tăng các khoản thu để bù đắp số thu lãi tiền vay bị giảm do giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay”, ông Bảo nói thêm
Chủ tịch Agribank cũng dự kiến trong năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 10%; riêng các chi nhánh thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn thì tăng trưởng dư nợ cho vay khoảng 15%.
Cùng với Agribank, trong ngày 11/7, một “ông lớn” khác là Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã công bố kế hoạch giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ khá cụ thể.
Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị sơ kết hoạt động ngành ngân hàng, VietinBank đã tiết giảm chi phí, quyết tâm hạ lãi suất đối với tất cả các khoản vay xuống tối đa 15%/năm kể từ ngày 15/7/2012. VietinBank sẵn sàng cho doanh nghiệp vay vốn lưu động với lãi suất 12%/năm, thậm chí 11%/năm”.
Trước đó, ngày 10/7, VietinBank đã có văn bản chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện rà soát dư nợ các khoản vay cũ, điều chỉnh giảm lãi suất về mức 15%/năm (từ 15/7/2012); đồng thời yêu cầu các chi nhánh chủ động hơn trong việc phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn nợ nhằm hỗ trợ khách hàng…
Trong những trường hợp cụ thể, có thể áp dụng chính sách miễn lãi 100%, thậm chí bán nợ với tỷ trọng khoảng 50 - 60% khoản nợ gốc, ông Hùng cho biết.
Như vậy, sau khi Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cho biết là sẽ vào cuộc thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi cho nợ cũ với dự tính sẽ “mất” khoảng 1.800 tỷ đồng, thị trường đã đón thêm những “ông lớn” khối quốc doanh nhập cuộc, trong đó con số doanh thu lãi tiền vay của Agribank giảm khoảng 4.500 tỷ đồng cũng là một quy mô lớn.
Còn theo tìm hiểu của VnEconomy, thị phần cho vay trên thị trường 1 (dân cư và các tổ chức kinh tế) của khối ngân hàng quốc doanh hiện chiếm tới gần 49%, tức ứng với quy mô gần 1,3 triệu tỷ đồng dư nợ. Việc rút lãi suất cho các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm như vậy nếu thực hiện đúng trên thực tế thì sẽ tạo hiệu ứng rất lớn.
Còn ở khối ngân hàng thương mại cổ phần (hiện chiếm khoảng 34,8% thị phần cho vay thị trường 1), đến ngày 11/7 mới chỉ có Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức công bố kế hoạch giảm lãi suất này. Tổng dư nợ của SHB hiện khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó số dư nợ có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 35%.
Trong những ngày tới, có thể sẽ có thêm các ngân hàng thương mại khác nhập cuộc.