Ông Nguyễn Văn Giàu: “Vị trí đổi, trách nhiệm không đổi”
Cảm nghĩ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khi chuyển sang công tác tại Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Sau 4 năm đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (từ tháng 8/2007), ông Nguyễn Văn Giàu vừa được bầu làm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 và được đề cử cho chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Gửi lại lời tri ân khi nhận nhiệm vụ mới, ông nói: “Tôi muốn cảm ơn toàn ngành ngân hàng đã cùng tôi vượt qua khó khăn, khắc nghiệt những năm qua”.
Rời khỏi vị trí vốn được xem là chiếc “ghế nóng” bởi bất kỳ lúc nào cũng có thể phải nhận những lời “kêu ca” từ dư luận, nhất là khi thị trường tiền tệ biến động, xin cho biết cảm nhận của ông?
Tôi nghĩ rằng, với vị trí mới, trách nhiệm mới có lẽ còn nặng nề hơn, hoạt động Quốc hội cũng tức là gần dân hơn, lắng nghe được nhiều hơn tiếng nói của người dân thì càng phải có trách nhiệm với người dân.
Và dù không tiếp tục trực tiếp điều hành chính sách tiền tệ, tôi vẫn luôn mong muốn dư luận chia sẻ, thông cảm với những áp lực trong điều hành chính sách này. Như tôi đã từng nói, trong điều kiện biến động kinh tế thế giới, nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì điều hành chính sách tiền tệ thực sự khó như đi trên dây, bởi hiệu quả của chính sách chưa thể thấy ngay (vì độ trễ), thì những hiệu ứng của nó đã xảy ra tức thời và rất “nhạy cảm” với thị trường và xã hội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có nói về việc điều hành của Chính phủ trong thời kỳ chuyển giao này là “không để có khoảng trống”. Vậy, đối với Ngân hàng Nhà nước thì ông có để ra “khoảng trống” nào trong thời gian qua?
Điều hành chính sách tiền tệ năm 2011 bám vào chỉ đạo của Bộ Chính trị theo Kết luận số 02 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đến nay, sau 7 tháng thực hiện, chính sách tiền tệ đã được đánh giá là tiên phong và đi đúng hướng. Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ 24/7 vừa qua, Thủ tướng kết luận kiên định thực hiện các giải pháp đã thực hiện trong Nghị quyết 11, toàn ngành đã và vẫn tiếp tục tinh thần này với quyết tâm cao.
Gần đây, khi những diễn biến của tình hình thế giới phức tạp hơn, tôi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước theo dõi, phân tích, dự báo, đề xuất để có giải pháp kịp thời. Năm nay chúng ta thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức thấp cùng với chính sách cắt giảm đầu tư công để cắt giảm tổng cầu, điều đó sẽ không gây áp lực quá lớn đối với thị trường ngoại hối như các năm trước.
Hay như cách đây một tuần, trước những thông tin cho rằng việc mua bán đồng Nhân dân tệ ở biên giới Trung Quốc diễn ra phức tạp, tôi có chỉ đạo Vụ Quản lý ngoại hối thành lập đoàn kiểm tra một số nơi xem diễn biến của thị trường ngoại hối ở biên giới để có biện pháp phù hợp và cần rất thận trọng với diễn biến này.
Tôi có lẽ cũng như các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ khoá 12 đều nghĩ rằng, vị trí có thể thay đổi, nhưng trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân không thay đổi và còn một ngày ở vị trí nào thì cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình ở vị trí đó.
Về Quốc hội, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kinh tế là rất lớn nhưng bộ máy, nhân sự lại mỏng và Chủ nhiệm của Ủy ban Kinh tế khóa 12 đã từng tâm sự về cảm giác này là “bị mất một khoảng thời gian ngắn hẫng và bâng khuâng”. Ông có cảm giác như vậy?
Theo sự phân công của Đảng, được sự tín nhiệm của Quốc hội và nhân dân, tôi nghĩ mình sẽ thích nghi nhanh với công việc mới để không phụ những niềm tin cao cả này. Dù ở cương vị nào, tôi cũng sẽ cố gắng hết mình, làm tròn trách nhiệm được giao, vì sự phát triển ngày càng hưng thịnh của đất nước, vì sự phát triển ngày càng tốt hơn của đời sống nhân dân. Tôi nghĩ đó không chỉ là mong muốn và cố gắng của tôi, mà đó còn là mong muốn, cố gắng của tất cả chúng ta.
Việc điều hành trong các cơ quan của Chính phủ là theo chế độ thủ trưởng, nhưng trong Quốc hội là theo chế độ tập thể, ông có nghĩ đây sẽ là một trong những khác biệt mà ông sẽ phải thích nghi?
Dù ở cơ chế hoạt động nào thì mọi hành động đều phải hướng đến mục tiêu chung là sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, tôi đã từng giữ vị trí bí thư tỉnh ủy, đã làm việc theo cơ chế tập thể rồi nên cơ chế này không có gì là xa lạ với tôi, vì vậy tôi nghĩ sẽ không có khó khăn gì để thích nghi với sự thay đổi này.
Cùng đó, đồng chí Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12, từng là bí thư tỉnh ủy của hai tỉnh, sau đó mới về Ủy ban Kinh tế, đồng chí nói sẽ truyền đạt lại toàn bộ những kinh nghiệm với tư cách người đứng đầu Ủy ban Kinh tế trong suốt 4 năm qua cho tôi. Đó thực sự là niềm động viên lớn cho tôi khi tiếp cận công việc mới.
Tâm huyết mà tập thể Ủy ban Kinh tế nhiệm kỳ khoá 12 theo đuổi trong suốt 4 năm qua là vấn đề phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nếu đứng đầu Ủy ban Kinh tế khóa 13, ông có tiếp tục theo đuổi vấn đề này?
Tôi cho rằng, không có lựa chọn nào khác cho quyết tâm phải giải quyết cho được mối quan hệ hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Gửi lại lời tri ân khi nhận nhiệm vụ mới, ông nói: “Tôi muốn cảm ơn toàn ngành ngân hàng đã cùng tôi vượt qua khó khăn, khắc nghiệt những năm qua”.
Rời khỏi vị trí vốn được xem là chiếc “ghế nóng” bởi bất kỳ lúc nào cũng có thể phải nhận những lời “kêu ca” từ dư luận, nhất là khi thị trường tiền tệ biến động, xin cho biết cảm nhận của ông?
Tôi nghĩ rằng, với vị trí mới, trách nhiệm mới có lẽ còn nặng nề hơn, hoạt động Quốc hội cũng tức là gần dân hơn, lắng nghe được nhiều hơn tiếng nói của người dân thì càng phải có trách nhiệm với người dân.
Và dù không tiếp tục trực tiếp điều hành chính sách tiền tệ, tôi vẫn luôn mong muốn dư luận chia sẻ, thông cảm với những áp lực trong điều hành chính sách này. Như tôi đã từng nói, trong điều kiện biến động kinh tế thế giới, nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì điều hành chính sách tiền tệ thực sự khó như đi trên dây, bởi hiệu quả của chính sách chưa thể thấy ngay (vì độ trễ), thì những hiệu ứng của nó đã xảy ra tức thời và rất “nhạy cảm” với thị trường và xã hội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có nói về việc điều hành của Chính phủ trong thời kỳ chuyển giao này là “không để có khoảng trống”. Vậy, đối với Ngân hàng Nhà nước thì ông có để ra “khoảng trống” nào trong thời gian qua?
Điều hành chính sách tiền tệ năm 2011 bám vào chỉ đạo của Bộ Chính trị theo Kết luận số 02 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đến nay, sau 7 tháng thực hiện, chính sách tiền tệ đã được đánh giá là tiên phong và đi đúng hướng. Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ 24/7 vừa qua, Thủ tướng kết luận kiên định thực hiện các giải pháp đã thực hiện trong Nghị quyết 11, toàn ngành đã và vẫn tiếp tục tinh thần này với quyết tâm cao.
Gần đây, khi những diễn biến của tình hình thế giới phức tạp hơn, tôi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước theo dõi, phân tích, dự báo, đề xuất để có giải pháp kịp thời. Năm nay chúng ta thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức thấp cùng với chính sách cắt giảm đầu tư công để cắt giảm tổng cầu, điều đó sẽ không gây áp lực quá lớn đối với thị trường ngoại hối như các năm trước.
Hay như cách đây một tuần, trước những thông tin cho rằng việc mua bán đồng Nhân dân tệ ở biên giới Trung Quốc diễn ra phức tạp, tôi có chỉ đạo Vụ Quản lý ngoại hối thành lập đoàn kiểm tra một số nơi xem diễn biến của thị trường ngoại hối ở biên giới để có biện pháp phù hợp và cần rất thận trọng với diễn biến này.
Tôi có lẽ cũng như các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ khoá 12 đều nghĩ rằng, vị trí có thể thay đổi, nhưng trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân không thay đổi và còn một ngày ở vị trí nào thì cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình ở vị trí đó.
Về Quốc hội, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kinh tế là rất lớn nhưng bộ máy, nhân sự lại mỏng và Chủ nhiệm của Ủy ban Kinh tế khóa 12 đã từng tâm sự về cảm giác này là “bị mất một khoảng thời gian ngắn hẫng và bâng khuâng”. Ông có cảm giác như vậy?
Theo sự phân công của Đảng, được sự tín nhiệm của Quốc hội và nhân dân, tôi nghĩ mình sẽ thích nghi nhanh với công việc mới để không phụ những niềm tin cao cả này. Dù ở cương vị nào, tôi cũng sẽ cố gắng hết mình, làm tròn trách nhiệm được giao, vì sự phát triển ngày càng hưng thịnh của đất nước, vì sự phát triển ngày càng tốt hơn của đời sống nhân dân. Tôi nghĩ đó không chỉ là mong muốn và cố gắng của tôi, mà đó còn là mong muốn, cố gắng của tất cả chúng ta.
Việc điều hành trong các cơ quan của Chính phủ là theo chế độ thủ trưởng, nhưng trong Quốc hội là theo chế độ tập thể, ông có nghĩ đây sẽ là một trong những khác biệt mà ông sẽ phải thích nghi?
Dù ở cơ chế hoạt động nào thì mọi hành động đều phải hướng đến mục tiêu chung là sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, tôi đã từng giữ vị trí bí thư tỉnh ủy, đã làm việc theo cơ chế tập thể rồi nên cơ chế này không có gì là xa lạ với tôi, vì vậy tôi nghĩ sẽ không có khó khăn gì để thích nghi với sự thay đổi này.
Cùng đó, đồng chí Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12, từng là bí thư tỉnh ủy của hai tỉnh, sau đó mới về Ủy ban Kinh tế, đồng chí nói sẽ truyền đạt lại toàn bộ những kinh nghiệm với tư cách người đứng đầu Ủy ban Kinh tế trong suốt 4 năm qua cho tôi. Đó thực sự là niềm động viên lớn cho tôi khi tiếp cận công việc mới.
Tâm huyết mà tập thể Ủy ban Kinh tế nhiệm kỳ khoá 12 theo đuổi trong suốt 4 năm qua là vấn đề phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nếu đứng đầu Ủy ban Kinh tế khóa 13, ông có tiếp tục theo đuổi vấn đề này?
Tôi cho rằng, không có lựa chọn nào khác cho quyết tâm phải giải quyết cho được mối quan hệ hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.