OTC, thị trường của những “thiêu thân”
Từ lúc chỉ số VN-Index lên trên 500 điểm cho đến nay, thị trường chứng khoán không chính thức (OTC) cũng “rùng rùng” theo
Trong một lớp học tại chức nọ, câu chuyện về ông Phó tổng giám đốc Công ty Xây dựng S. mới mấy năm kinh doanh chứng khoán đã kiếm được 22 tỷ đồng từ 400 triệu bỏ ra ban đầu khiến mọi người phát “sốt”.
Những câu chuyện tương tự như thế này lan truyền khắp nơi làm cho những người vốn dè dặt nhất với trò kinh doanh may rủi cũng nóng ruột muốn bỏ ra vài chục triệu thử vận may.
Trên thị trường chứng khoán không chính thức (OTC), tuyệt đại đa số là các nhà đầu tư cá nhân. Vài công ty chứng khoán của một số ngân hàng cũng tham gia nhưng số lượng giao dịch không đáng kể. Số lượng người tham gia thị trường này đang tăng theo cấp số nhân. Cứ một người mua mới lại rủ thêm ba, bốn họ hàng hoặc bạn bè để mua chung một số chứng khoán nào đó (thường được gọi là lô).
Từ lúc chỉ số VN-Index lên trên 500 điểm cho đến nay, thị trường OTC cũng “rùng rùng” theo. “Những con thiêu thân”... là từ mà các chuyên gia tài chính phải kêu lên. Ông Thảo một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường OTC nói: “Mọi người săn lùng mua cổ phiếu như những con bạc khát nước, họ mua bất cứ cái gì có thể mua được, thậm chí mua cả cổ phiếu của những ngân hàng ảo, của các công ty đang nợ đầm đìa. Công chức đến cơ quan chỉ bật mạng lên theo dõi giá cổ phiếu rồi tính toán mua bán, móc điện thoại giao dịch khắp nơi”.
Hoàng (làm việc tại một sở ở Hà Nội) nửa đùa nửa thật “Phòng tớ cử hai đứa vừa đần vừa chậm ngồi lại canh việc cơ quan còn cả bọn lao đi giao dịch chứng khoán”. Cơn khát này đã lan cả đến các tỉnh. Cũng theo lời ông Thảo: “Quan chức và dân có tiền ở các tỉnh nhờ mua cổ phiểu nhiều lắm, gọi điện về Hà Nội và Tp.HCM đặt mua liên tục”.
Trên thị trường OTC ít có đầu tư mang tính dài hạn, đa phần đầu tư ngắn hạn theo hướng đầu cơ mua giá thấp, bán giá cao. Vì vậy, các nhà đầu tư này thường mua theo trào lưu, không hiểu biết nhiều về thị trường và chịu nhiều rủi ro.
Phần lớn những người tham gia thị trường OTC không mấy am hiểu về chứng khoán mà họ đầu tư. Họ mua theo lời khuyên, tin đồn và kỳ vọng... Khi đã mua một ít cổ phiếu, trái phiếu rồi mọi người bắt đầu học lỏm nhau cách dự đoán diễn biến giá các chứng khoán thông qua các thông tin được nghe từ các báo, tivi...
Những mẩu tin ngắn, nhỏ giọt có liên quan đến các doanh nghiệp và ngân hàng như giá trị tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng, mức lợi nhuận, mức cổ tức, đối tác chiến lược... hay trả lời phỏng vấn của các chuyên gia tài chính, thậm chí phát biểu “bốc đồng” có chủ ý của một vài ông tổng giám đốc cũng tác động khá mạnh đến giá cổ phiếu.
Khi mua chứng khoán OTC, hầu hết mọi người đều xác định có thắng, có thua, nhưng ít người biết quá nhiều rủi ro đang tiềm ẩn vì tính không minh bạch, không công khai của thị trường này. Những cảnh báo hình như không mấy tác dụng vì mọi người đang quá “say” và thị trường không có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư biết thông tin chính xác.
Bà Thúy (làm việc tại một công ty chứng khoán) nói: “Thông tin về các tổ chức tài chính-ngân hàng còn khá tin cậy vì hoạt động của các đơn vị này phải tuân theo những quy định chặt chẽ và chịu sự giám sát thường xuyên của các cơ quan quản lý chứ thông tin về doanh nghiệp thì khó tin lắm”.
Có công ty cổ phần xây dựng vốn điều lệ âm, hoạt động hoàn toàn bằng vốn vay ngân hàng, vay cán bộ nhân viên và...vay bất cứ nguồn nào có thể được hàng năm nay với mức lãi suất từ 11% đến 18%/tháng để đảo các khoản nợ đến hạn. Theo dư luận, công ty này đã nợ một số ngân hàng khoản nợ quá hạn lên đến gần 1.000 tỷ đồng mà không có khả năng trả. Ban lãnh đạo công ty đã tìm cách để thoát gánh nặng nợ nần bằng cách thành lập một loạt công ty con để phát hành cổ phiếu và tiếp tục vay các ngân hàng khác trả nợ ngân hàng cũ.
Bằng nhiều chiêu “đánh bóng”, bỏ tiền thuê công ty kiểm toán nước ngoài để “làm đẹp” tình hình tài chính, tung tin lập lờ là sẽ lên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài... họ đã đẩy được giá cổ phiếu giao dịch trên mạng của công ty và một số công ty con lên gấp ba mệnh giá (3 chấm) trong một thời gian ngắn.
Ông Nghĩa (Hà Nội) nói: "Có công ty còn nợ lương nhân viên hơn 3 tháng nay mà tỉ lệ phần trăm giữa thị giá và thu nhập trên một cổ phiếu của công ty (P/E) hiện lên trên 100, thật không thể tin được”.
Mặc dù say với lợi nhuận cao chóng mặt mà thị trường OTC mang lại, nhưng các nhà đầu tư sành sỏi đều tỏ ra lo ngại vì mức tăng trưởng quá nóng của thị trường này trong thời gian qua. Mọi dự đoán đều không lạc quan. Theo lời ông Thảo: “Thị trường này sẽ down (giảm giá), vấn đề là down vào thời điểm nào trong năm nay thôi, không thể kéo dài mãi tình trạng liên tục tăng quá nóng, quá phi lý thế này được”.
Anh Dũng (Tp.HCM) nói: “Tụi tôi đang rút dần khỏi thị trường, chỉ tiếp tục kinh doanh phần lời, phần gốc rút ra để đầu tư vào bất động sản”. Cường, kỹ sư của một công ty xây dựng ở Hà Nội nói: “Kiếm chút nữa rồi bọn em cũng tính phải đầu tư nghiêm chỉnh để sản xuất hoặc kinh doanh cái gì đó mới vững bền được chứ cứ mua bán kiểu này vừa đau tim vừa thấy bong bóng xà phòng quá”.
Những câu chuyện tương tự như thế này lan truyền khắp nơi làm cho những người vốn dè dặt nhất với trò kinh doanh may rủi cũng nóng ruột muốn bỏ ra vài chục triệu thử vận may.
Trên thị trường chứng khoán không chính thức (OTC), tuyệt đại đa số là các nhà đầu tư cá nhân. Vài công ty chứng khoán của một số ngân hàng cũng tham gia nhưng số lượng giao dịch không đáng kể. Số lượng người tham gia thị trường này đang tăng theo cấp số nhân. Cứ một người mua mới lại rủ thêm ba, bốn họ hàng hoặc bạn bè để mua chung một số chứng khoán nào đó (thường được gọi là lô).
Từ lúc chỉ số VN-Index lên trên 500 điểm cho đến nay, thị trường OTC cũng “rùng rùng” theo. “Những con thiêu thân”... là từ mà các chuyên gia tài chính phải kêu lên. Ông Thảo một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường OTC nói: “Mọi người săn lùng mua cổ phiếu như những con bạc khát nước, họ mua bất cứ cái gì có thể mua được, thậm chí mua cả cổ phiếu của những ngân hàng ảo, của các công ty đang nợ đầm đìa. Công chức đến cơ quan chỉ bật mạng lên theo dõi giá cổ phiếu rồi tính toán mua bán, móc điện thoại giao dịch khắp nơi”.
Hoàng (làm việc tại một sở ở Hà Nội) nửa đùa nửa thật “Phòng tớ cử hai đứa vừa đần vừa chậm ngồi lại canh việc cơ quan còn cả bọn lao đi giao dịch chứng khoán”. Cơn khát này đã lan cả đến các tỉnh. Cũng theo lời ông Thảo: “Quan chức và dân có tiền ở các tỉnh nhờ mua cổ phiểu nhiều lắm, gọi điện về Hà Nội và Tp.HCM đặt mua liên tục”.
Trên thị trường OTC ít có đầu tư mang tính dài hạn, đa phần đầu tư ngắn hạn theo hướng đầu cơ mua giá thấp, bán giá cao. Vì vậy, các nhà đầu tư này thường mua theo trào lưu, không hiểu biết nhiều về thị trường và chịu nhiều rủi ro.
Phần lớn những người tham gia thị trường OTC không mấy am hiểu về chứng khoán mà họ đầu tư. Họ mua theo lời khuyên, tin đồn và kỳ vọng... Khi đã mua một ít cổ phiếu, trái phiếu rồi mọi người bắt đầu học lỏm nhau cách dự đoán diễn biến giá các chứng khoán thông qua các thông tin được nghe từ các báo, tivi...
Những mẩu tin ngắn, nhỏ giọt có liên quan đến các doanh nghiệp và ngân hàng như giá trị tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng, mức lợi nhuận, mức cổ tức, đối tác chiến lược... hay trả lời phỏng vấn của các chuyên gia tài chính, thậm chí phát biểu “bốc đồng” có chủ ý của một vài ông tổng giám đốc cũng tác động khá mạnh đến giá cổ phiếu.
Khi mua chứng khoán OTC, hầu hết mọi người đều xác định có thắng, có thua, nhưng ít người biết quá nhiều rủi ro đang tiềm ẩn vì tính không minh bạch, không công khai của thị trường này. Những cảnh báo hình như không mấy tác dụng vì mọi người đang quá “say” và thị trường không có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư biết thông tin chính xác.
Bà Thúy (làm việc tại một công ty chứng khoán) nói: “Thông tin về các tổ chức tài chính-ngân hàng còn khá tin cậy vì hoạt động của các đơn vị này phải tuân theo những quy định chặt chẽ và chịu sự giám sát thường xuyên của các cơ quan quản lý chứ thông tin về doanh nghiệp thì khó tin lắm”.
Có công ty cổ phần xây dựng vốn điều lệ âm, hoạt động hoàn toàn bằng vốn vay ngân hàng, vay cán bộ nhân viên và...vay bất cứ nguồn nào có thể được hàng năm nay với mức lãi suất từ 11% đến 18%/tháng để đảo các khoản nợ đến hạn. Theo dư luận, công ty này đã nợ một số ngân hàng khoản nợ quá hạn lên đến gần 1.000 tỷ đồng mà không có khả năng trả. Ban lãnh đạo công ty đã tìm cách để thoát gánh nặng nợ nần bằng cách thành lập một loạt công ty con để phát hành cổ phiếu và tiếp tục vay các ngân hàng khác trả nợ ngân hàng cũ.
Bằng nhiều chiêu “đánh bóng”, bỏ tiền thuê công ty kiểm toán nước ngoài để “làm đẹp” tình hình tài chính, tung tin lập lờ là sẽ lên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài... họ đã đẩy được giá cổ phiếu giao dịch trên mạng của công ty và một số công ty con lên gấp ba mệnh giá (3 chấm) trong một thời gian ngắn.
Ông Nghĩa (Hà Nội) nói: "Có công ty còn nợ lương nhân viên hơn 3 tháng nay mà tỉ lệ phần trăm giữa thị giá và thu nhập trên một cổ phiếu của công ty (P/E) hiện lên trên 100, thật không thể tin được”.
Mặc dù say với lợi nhuận cao chóng mặt mà thị trường OTC mang lại, nhưng các nhà đầu tư sành sỏi đều tỏ ra lo ngại vì mức tăng trưởng quá nóng của thị trường này trong thời gian qua. Mọi dự đoán đều không lạc quan. Theo lời ông Thảo: “Thị trường này sẽ down (giảm giá), vấn đề là down vào thời điểm nào trong năm nay thôi, không thể kéo dài mãi tình trạng liên tục tăng quá nóng, quá phi lý thế này được”.
Anh Dũng (Tp.HCM) nói: “Tụi tôi đang rút dần khỏi thị trường, chỉ tiếp tục kinh doanh phần lời, phần gốc rút ra để đầu tư vào bất động sản”. Cường, kỹ sư của một công ty xây dựng ở Hà Nội nói: “Kiếm chút nữa rồi bọn em cũng tính phải đầu tư nghiêm chỉnh để sản xuất hoặc kinh doanh cái gì đó mới vững bền được chứ cứ mua bán kiểu này vừa đau tim vừa thấy bong bóng xà phòng quá”.